ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Để có các chiến lược cải cách đúng
Trong khi không được đánh giá thấp nhu cầu quản lý những ràng buộc ngắn hạn, cũng không bỏ qua nhu cầu thích ứng với các hệ thống hiện có, Ủy ban muốn nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận dài hạn hơn nếu muốn các cải cách thành công. Cũng trên cơ sở này, Ủy Ban nhấn mạnh một thực tế là có quá nhiều cải cách kế tiếp nhau có thể là cái chết của việc cải cách. Bởi vì các cải cách đó không cho hệ thống thời gian cần thiết để hấp thụ những thay đổi hoặc để có được tất cả các đối tượng quan tâm tham gia vào quá trình này. Hơn nữa, những thất bại trong quá khứ cho thấy nhiều nhà cải cách áp dụng một cách tiếp cận mà hoặc là quá cực đoan hoặc là quá lý thuyết, lờ đi những hữu ích có thể học được từ các kinh nghiệm trước đó hoặc bác bỏ những thành tựu trong quá khứ. Kết quả là, giáo viên, phụ huynh và học sinh bị mất phương hướng và không còn nhiều sẵn sàng để chấp nhận và thực hiện cải cách.
Các nhóm chính góp phần vào sự thành công của các cải cách giáo dục, trước hết là các cộng đồng địa phương, bao gồm phụ huynh, hiệu trưởng và giáo viên. Thứ hai là các chính quyền địa phương; và thứ ba là cộng đồng quốc tế. Nhiều thất bại trước đây xảy ra do thiếu sự tham gia của một hoặc nhiều đối tác này. Cố gắng để áp đặt cải cách giáo dục từ trên xuống, hoặc từ bên ngoài, đã thất bại rõ ràng. Các nước mà thực hiện quá trình này đã tương đối thành công là những nước đã thu được một cam kết kiên quyết từ cộng đồng địa phương, phụ huynh và giáo viên. Các cam kết được hỗ trợ bằng đối thoại liên tục và các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau từ bên ngoài, hỗ trợ kỹ thuật hoặc chuyên môn.
Rõ ràng là cộng đồng địa phương đóng một vai trò tối thượng trong bất kỳ chiến lược cải cách thành công nào. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc đánh giá các nhu cầu là giai đoạn cần thiết đầu tiên trong việc mở rộng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục. Sự tham gia này thực hiện bằng phương tiện của các cuộc đối thoại với chính quyền địa phương và các nhóm liên quan trong xã hội.
Tiếp tục đối thoại bằng các phương tiện truyền thông, các cuộc thảo luận cộng đồng, giáo dục phụ huynh và đào tạo tại chỗ cho giáo viên thường giúp tạo nên nhận thức của người tham gia, làm sâu sắc sự đánh giá và phát triển các năng lực của địa phương.Khi các cộng đồng chịu trách nhiệm lớn hơn đối với sự phát triển của chính mình, họ sẽ học đánh giá cao vai trò của giáo dục là một cách để đạt được các mục tiêu xã hội và cũng là một sự cải thiện vẫn mong muốn về chất lượng cuộc sống.
Ở khía cạnh này, Ủy ban nhấn mạnh giá trị của những đo lường thận trọng trong sự phân cấp để hỗ trợ việc tăng thêm trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và phạm vi của các cơ sở trong sáng tạo. Trong mọi trường hợp, không có cải cách nào có thể thành công mà không có hợp tác và tham gia tích cực của giáo viên.
Đây là một lý do tại sao Ủy ban khuyến nghị rằng thực trạng về điều kiện xã hội, văn hóa và vật chất của giáo viên và các nhà giáo dục nên được xem xét là một vấn đề ưu tiên.Chúng ta đòi hỏi quá nhiều, thậm chí quá lớn từ giáo viên, trong khi chúng ta mong đợi giáo viên thực hiện tốt các thiếu sót của hệ thống tổ chức mà cũng có trách nhiệm đối với giáo dục và đào tạo giới trẻ. Những yêu cầu đối với giáo viên là quá lớn, tại mọi thời điểm khi mà thế giới bên ngoài đang ngày càng xâm lấn trường học, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông thông tin.
Vì vậy, người trẻ mà giáo viên trực tiếp đối mặt cũng nhận được nhiều thông tin hơn, trong khi nhận được sự hướng dẫn ít hơn từ cha mẹ hoặc từ tôn giáo. Giáo viên phải để tâm đến điều kiện mới này nếu giáo viên muốn được lắng nghe và được hiểu bởi người trẻ, cung cấp cho những người trẻ hứng thú học tập, và cho người trẻ thấy rằng thông tin và tri thức là hai thứ khác nhau và rằng tri thức đòi hỏi sự nỗ lực, sự tập trung, kỷ luật và quyết tâm.
Một cách đúng hoặc sai trong bối cảnh này, giáo viên cảm thấy bị cô lập, không chỉ vì giảng dạy là một hoạt động nghề nghiệp cá nhân, mà còn vì những kỳ vọng ở giáo dục và những lời chỉ trích hướng vào giáo viên, mà thường là bất công”
Trên tất cả, giáo viên mong muốn nhân phẩm của mình được tôn trọng. Hầu hết các giáo viên đều là thành viên của các công đoàn – trong một số trường hợp, các công đoàn mạnh – mà không thể phủ nhận, đã cam kết bảo vệ các lợi ích của công ty hay tổ chức . Mặc dù vậy, nhu cầu đặt ra là cần có đối thoại giữa xã hội và các giáo viên, và giữa chính quyền địa phương và các hiệp hội giáo viên, để đối thoại vừa được tăng cường vừa thấy được một ánh sáng mới.
Phải thừa nhận rằng, sự đổi mới của loại hình đối thoại này là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng sự đổi mới này là một trong những nhu cầu phải được thực hiện để chấm dứt cảm giác bị cô lập và sự thất vọng của giáo viên, để làm cho sự thay đổi có thể chấp nhận được và để đảm bảo rằng tất cả mọi người đóng góp vào sự thành công của các cải cách cần thiết.
Điều này phù hợp trong bối để bổ sung một số đề nghị liên quan đến nội dung đào tạo giáo viên, và được tiếp cận bởi các giáo viên cho giáo dục liên tục. Điều này cải thiện tình trạng giáo viên chịu trách nhiệm về giáo dục cơ bản, và sự tham gia lớn hơn của giáo viên vào nhóm hoàn cảnh khó khăn, nơi họ có thể giúp đỡ để cải thiện sự hội nhập của trẻ em và thanh thiếu niên trong xã hội.
Đây cũng là một lời khẩn cầu cho các hệ thống giáo dục để được cung cấp không chỉ dừng lại ở việc giáo viên được đào tạo tốt nhưng cũng có đủ kỹ năng để truyền tải giáo dục ở tiêu chuẩn cao, bao gồm sách, phương tiện truyền thông hiện đại, một môi trường văn hóa và kinh tế phù hợp và hơn thế.
Ý thức về tình trang trong nhà trường hiện nay, Ủy ban đặt chú trọng rất lớn về số lượng và chất lượng của các công cụ giảng dạy truyền thống như sách, và trên phương tiện truyền thông mới như công nghệ thông tin, những công cụ mà nên được sử dụng với sự sự nhận thức rõ và với sự tham gia hoạt động của học sinh. Về phần mình, giáo viên nên làm việc theo nhóm, đặc biệt là trong các trường phổ thông (cấp 1, cấp 2), qua đó hỗ trợ đạt được sự linh hoạt cần thiết của các môn học. Điều này do đó loại bỏ được nhiều thất bại, phát triển tài năng tự nhiên của học sinh, và cung cấp các hướng dẫn học thuật và hướng nghiệp tốt hơn với cái nhìn của học tập suốt đời.
Dưới góc độc cải cách giáo dục, điều này đòi hỏi người làm chính sách phải đối diện trực tiếp và thẳng thắn về trách nhiệm của mình. Người làm chính sách giáo dục không thể bỏ giáo dục cho các áp lực thị trường hoặc một số luật tự điều chỉnh để biện hộ cho điều đó là đúng khi các chính sách đi sai đường.
Điều này dựa vào sức mạnh và niềm tin về tầm quan trọng của các nhà hoạch định chính sách mà Ủy ban đã nhấn mạnh về tĩnh vĩnh viễn của các giá trị, các thách thức của những nhu cầu trong tương lai, và nhiệm vụ của giáo viên và xã hội. Những nhà hoạch định chính sách xem xét, tất cả các yếu tố, có thể tạo ra sự quan tâm của cộng đồng với lập luận rằng giáo dục – vì giáo dục liên quan đến tất cả mọi người, vì nó là tương lai của chúng ta đang bị đe dọa, và vì giáo dục có thể giúp cải thiện rất nhiều tương lai của một và mọi người. Và điều này là tối cần thiết.
Điều này một cách tự nhiên đưa đến việc ủy ban tập trung vào vai trò của chính quyền. Chính quyền phải đề xuất những sự lựa chọn rõ ràng, và sau khi tham vấn rộng rãi với tất cả những bên liên quan. Để cùng lựa chọn các chính sách mà, bất kể cho dù hệ thống giáo dục công cộng hay tư nhân hoặc hỗn hợp, chỉ ra hướng đi, thiết lập các nền tảng của hệ thống và các động lực chính của hệ thống, và điều hành hệ thống thông qua các điều chỉnh cần thiết.
Đương nhiên, tất cả các quyết định về chính sách công có tác động về tài chính. Ủy ban không đánh giá thấp khó khăn này. Dù không cần thâm nhập vào những hệ thống phức tạp khác nhau, Ủy Ban vẫn giữ quan điểm cho rằng giáo dục là một lợi ích công mà nên được mang lại cho tất cả mọi người. Một khi nguyên tắc này được chấp nhận, quỹ tài trợ kết hợp công và tư có thể được thực hiện, theo công thức khác nhau tùy theo truyền thống, giai đoạn phát triển, lối sống và phân phối thu nhập của mỗi quốc gia.
Tất cả những sự lựa chọn nên được thực hiện, trong mọi trường hợp, được đựa trên nguyên tắc cơ bản là bình đẳng về cơ hội. Trong các cuộc thảo luận, tôi đã thực hiện một đề nghị triệt để hơn. Khi học tập suốt đời dần trở thành hiện thực, người trẻ có thể được trao cho quyền về thời gian học tập của mình vào lúc bắt đầu nhận được sự giáo dục cá nhân, trao quyền cho người trẻ về một số năm nhất định cho giáo dục các nhân. Quyền lợi này của người trẻ sẽ được ghi vào một tài khoản tại một tổ chức mà sẽ quản lý một ‘vốn’ thời gian có sẵn dành cho mỗi cá nhân, cùng với kinh phí thích hợp.
Mọi người đều có thể sử dụng vốn của mình, trên cơ sở kinh nghiệm giáo dục trước đây của họ, khi họ thấy phù hợp. Một số vốn có thể được đặt sang một bên để cho phép mọi người tiếp tục nhận được giáo dục trong quá trình trưởng thành. Mỗi người có thể gia tăng vốn của mình thông qua tiền gửi tại các ‘ngân hàng’ dưới một loại chương trình tiết kiệm giáo dục. Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, Ủy ban ủng hộ ý tưởng này, mặc dù ý tưởng này đã nhận thức được những rủi ro tiềm tàng, thậm chí đối với sự bình đẳng về cơ hội. Như những điều đang diễn ra ngày nay, quyền về thời gian học tập có thể được cấp vào thời kỳ cuối của giáo dục bắt buộc, để giúp thanh thiếu niên chọn một con đường mà không phải từ bỏ các quyền tương lai của mình.
Tuy nhiên, nhìn chung nếu sau bước tiến cần thiết được thực hiện bởi Hội nghị Jomtien về một nền giáo dục cơ bản đã chỉ ra một tình hình khẩn cấp. Bước tiến ấy sẽ là đối với giáo dục trung học mà chúng ta sẽ chú ý tới nhiều hơn, trên thực tế là số phận của hàng triệu trẻ em được quyết định giữa thời gian các em rời khỏi trường tiểu học và thời gian các em hoặc bắt đầu làm việc hoặc tiếp tục học cao hơn. Đây là những khó khăn xuất hiện trong hệ thống giáo dục của chúng ta, hoặc vì những hệ thống này là quá xa xỉ dành cho một số ít người hoặc bởi vì hệ thống thất bại trong việc đối mặt với lượng tuyển sinh lớn vì không có đủ nội lực và khả năng đáp ứng.
Tại thời điểm khi những người trẻ đang phải vật lộn với các vấn đề của tuổi mới lớn, khi họ cảm thấy, trong một nghĩa nào đó, trưởng thành nhưng trong thực tế, vẫn còn chưa trưởng thành. Trong khi thay vì được vô tư, người trẻ lo lắng về tương lai của mình, điều quan trọng là để cung cấp cho người trẻ với những nơi mà họ có thể tìm hiểu và khám phá, để cung cấp cho người trẻ những điều cần thiết để suy nghĩ và chuẩn bị cho tương lai của mình, và để cung cấp cho họ một lựa chọn con đường phù hợp với khả năng của mình. Việc đảm bảo cho con đường phía trước của người trẻ không bị đóng lại và cho ngwofi trẻ thấy rằng: việc khắc phục và thường xuyên sửa chữa trong sự nghiệp giáo dục của mình ở tất cả các thời điểm là đều có thể.
(Còn tiếp)