Thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi ở Mỹ

Tia sáng – 16/11/2016 14:39 – Neal Koblitz

Một hạn chế của các đề thi trắc nghiệm là nó thất bại trong việc chuẩn bị cho học sinh đối diện với phương thức giải quyết vấn đề mà họ sẽ bắt gặp trong các lớp toán, khoa học và trong những nghề nghiệp tương lai.


Biểu tình phản đối thi trắc nghiệm ở phổ thông để đánh giá chất lượng giáo viên và
các trường học. Có một em học sinh giơ tấm biển: “Em không chỉ là điểm số”.

Gần đây có nhiều cuộc thảo luận ở Việt Nam về việc làm thế nào để đánh giá năng lực toán học của học sinh và có rất nhiều tranh cãi về ý tưởng sử dụng các đề thi trắc nghiệm. Hội Toán học Việt Nam đã cảnh báo việc sử dụng những đề thi như thế này sẽ khiến học sinh nhớ các tiểu xảo hơn là phát triển một hiểu biết logic về môn học này. Tôi muốn bình luận về vấn đề trên dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi ở Mỹ.

Tiếp tục đọc “Thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi ở Mỹ”

Trường học sáng tạo: Cốt lõi của cách mạng cải cách giáo dục

Bài viết nhận định về cuốn sách Creative Schools: The Grassroots Revolution That’s Transforming Education của Ken Robinson Ken Robinson và Lou Aronica.

Một thập kỉ trước, bài chia sẻ trên cộng đồng Tedtalk “Trường học có giết chết sáng tạo?” của Ken Robinson – Giáo sư tại đại học Greg Chalfin bắc Colorado đã trở thành video được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử của TEDtalk với hơn 37 triệu lượt xem.

Robinson đã chỉ ra rằng tất cả các hệ thống trường học trên khắp thế giới đều coi trọng một kiểu học giống nhau: Khi trẻ lớn lên, chúng ta bắt đầu dạy chúng dần dần từ thắt lưng trở lên. Và sau đó chúng ta tập trung vào đầu của trẻ. Và hơi thiên về một phía (Robinson, 2006). Trong các trường học sáng tạo: Cuộc cách mạng nền tảng trong cải cách giáo dục, Robinson đã tái hiện các chủ đề giáo dục mà ông đã đề cập trong bài phát biểu làm nên thương hiệu của mình: sự phát triển của sáng tạo, định nghĩa về trí thông minh và sự đa dạng về năng lực của con người mà giáo dục nên phát triển ở trẻ em. Tiếp tục đọc “Trường học sáng tạo: Cốt lõi của cách mạng cải cách giáo dục”

Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

English: Teaching Kids to Argue—Respectfully

>>  Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên

Khi các vấn đề nóng hổi đang tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội, trong tin tức hàng đêm và trong cả lớp học, là giáo viên bạn nên làm gì cho đúng? Bạn sẽ bỏ qua, vùi dập tất cả các lý lẽ, tranh luận vì sợ mất kiểm soát trong cuộc thảo luận? Hay bạn tìm kiếm cơ hội để học hỏi giữa những ồn ào đang diễn ra?

Tạo điều kiện tốt cho những cuộc thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi đưa ra “những cơ hội mang tính đòn bẩy cao để giúp học sinh mài giũa kỹ năng tư duy phản biện “, ông Sperry Sox từ dự án Project Look Sharp, một dự án phi lợi nhuận tại Ithaca College, New York đang đẩy mạnh các nhận thức trong truyền thông.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên không chắc phải làm thế nào để tạo ra không gian an toàn cho các tranh luận một cách công bằng và có tinh thần tương kính. Trong một cuộc khảo sát của Tuần Giáo dục – Education Week survey, gần đây, hơn một nửa giáo viên cho biết trong quá trình đào tạo họ không được chuẩn bị cho việc xử lý các cuộc thảo luận có khả năng gây tranh cãi.

“Câu hỏi đặt ra không phải là Có nên hay không nên dạy học sinh trở thành người tư duy tốt và công dân tốt hơn”, mà là “chúng ta làm điều đó như thế nào?” ông Chris Sperry, người lãnh đạo chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho Look Sharp dự án cho biết.

Nhiệt huyết nhưng không mang tính cá nhân Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

Tải tài liệu về hoạt động giảng dạy  tại đây 

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP HỌC

Các hoạt động sau đây minh họa cách đưa những vấn đề gây tranh cãi vào các giờ học cho mọi lứa tuổi và trong các chương trình học, hỗ trợ học sinh phát triển một số yếu tố then chốt trong giáo dục công dân toàn cầu. Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động vòng tròn theo quy định hay các bài khởi động cho nói và nghe rất hữu ích để tạo ra không gian phù hợp nơi học sinh có thể khám phá các vấn đề gây tranh cãi.

Hoạt động 1 – Sự đa dạng

Những gì về bản thân tôi (lứa tuổi nhỏ)
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Khi thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi, người trẻ sẽ đem theo những kinh nghiệm từ ngoài lớp học. Các em có thể có quan điểm cụ thể dựa trên giá trị văn hóa hoặc tôn giáo của mình trong cuộc sống ở nhà, trong cộng đồng địa phương mình và từ kinh nghiệm cá nhân. Đôi khi những giá trị này có thể xung đột với quyền con người và bình đẳng, trong trường hợp này nhà trường có nghĩa vụ làm rõ. Do đó, thật hữu ích khi trường học có thể phát triển mối quan hệ mở với cha mẹ về tầm quan trọng của việc trẻ em được thảo luận các vấn đề gây tranh cãi (theo cách phù hợp với độ tuổi).

KẾT NỐI VỚI TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC “TIN GIẢ”

Khi giảng dạy các vấn đề gây tranh cãi, chúng ta cần khuyến khích người trẻ tham gia phản biện với các phương tiện truyền thông và suy nghĩ về ảnh hưởng của truyền thông trong việc nắm bắt tư duy và ý tưởng cũng như hình thành các giá trị và thái độ của mình.

Ngày nay nhiều người trẻ có khả năng truy cập 24/7 các tin tức và góc nhìn toàn cầu trên các nền tảng trực tuyến khác nhau. Ngay cả trẻ em cũng được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và truy cập nội dung trực tuyến. Việc định hướng phạm vi của các kênh truyền thông xã hội dễ tiếp cận có thể tạo ra những thách thức mới cho giới trẻ và cha mẹ hay người giám hộ của các em.

“Tin giả” đặt ra một thách thức đáng kể bởi ngày ngày càng khó để xác định nguồn gốc của thông tin, đặc biệt là khi thông tin được tiếp cận trực tuyến. Thậm chí còn khó khăn hơn để phân biệt các thông tin được kiểm chứng từ những điều không đúng sự thật hay “thông tin thay thế”. Bản thân người trẻ nhận ra tầm quan trọng của giáo dục để hiểu tin tức giả và nội dung truyền thông xã hội. Tuy nhiên, các em có thể phải vất vả để tham gia phản biện về các nội dung truyền thông mà mình đang tiêu thụ, thường tự cho rằng tin tức trên các trang mạng xã hội của mình là từ các nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, có nguy cơ là người trẻ khước từ những tin tức có giá trị vì các em bắt đầu coi tất cả nội dung là “giả mạo”. Những vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải đề cập đến cách đánh giá nội dung truyền thông cho giới trẻ và tăng các luận điểm thảo luận về tầm quan trọng của sự thật. Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Tại sao cần giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi?

Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bạn trẻ học giao tiếp với nhau bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các bạn  có quan điểm khác nhau. Bằng việc tổ chức thảo luận trong một không gian an toàn, các bạn có thể thu được kiến ​​thức và hiểu biết về các chủ đề, và đánh giá một cách nghiêm túc những giá trị và thái độ của riêng mình. Qua đó, người trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để các em xây dựng năng lực đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống riêng và trong cộng đồng của chính mình.:

GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn này sẽ đề cập:

  • Các chủ đề gây tranh cãi là gì
  • Vì sao nên giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi
  • Giá trị của cách tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu
  • Hướng dẫn và các chiến lược trên lớp để nắm bắt và khám phá các chủ đề gây tranh cãi
  • Một vài hoạt động thực hành để giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi.

Chúng ta có thể không biết tương lai của người trẻ ngày nay có gì, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng người trẻ sẽ phải đối mặt với những quyết định về hàng loạt các vấn đề gây ra những phản ứng mạnh mẽ, đa dạng và thường mâu thuẫn nhau. Nếu người trẻ trở thành những công dân địa phương và toàn cầu hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới bình đẳng không nghèo đói, thì tất cả người trẻ nên có cơ hội tham gia vào các chủ đề gây tranh cãi một cách thích hợp.
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)”

Các cách dạy về biến đổi khí hậu ở trường học

English: 5 Ways to Teach About Climate Change in Your Classroom

Có một thực tế: năm 2016,  trái đất đạt ngưỡng nhiệt độ cao nhất trong lịch sử, vượt ngưỡng kỉ lục năm 2014, 2015. Trái đất của chúng ta đang nóng lên, nhiệt độ đang tăng nhanh và các nhà khoa học tin rằng nó sẽ đe dọa đến con người và thế giới tự nhiên. Một thực tế khác là: những nhà giáo dục cần phải giúp học sinh của mình học về biến đổi khí hậu gây ra bởi tác động của con người. Nhưng bằng cách nào chúng ta khuyến khích và truyền cảm hứng cho các em về chủ đề này?

1.    Nhảy vào!

Nước đang nóng lên và đang nóng lên. “Chỉ có cách lao vào mà dạy!” Kottie Christie – Blick, giáo viên lớp 9 tại một vùng ngoại ô New York, ủy viên Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA – National Oceanic and Atmosspheric Administration) và tư vấn về giáo dục biến đổi khí hậu. Christie-Blink cho biết, chủ đề này rất quan trọng, không cho phép chậm trễ: “Hãy bắt đầu ngay bây giờ”, bà thúc giục, hãy tiến lên và học nhiều hơn.

Bruce Taterka, giáo viên trung học phổ thông tại Mendham New York nói, “Lúc ban đầu tôi không biết nhiều. Tôi phải tự dạy cho chính mình, đó là điều các giáo viên phải thường làm.” Qua nhiều năm, thầy Taterka được nhận vào các chương trình tập huấn giáo viên trong rừng mây của đất nước Ecouador, trên tàu con thoi dành cho nghiên cứu tại Vịnh Mexico Dốc phía Bắc dãy Alaska, và những nơi khác, đầu tiên Taterka học về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tiếp tục đọc “Các cách dạy về biến đổi khí hậu ở trường học”

Vì sao học sinh gian lận – và cần phải làm gì?

English: Why Students Cheat—and What to Do About It

Một giáo viên tìm kiếm lý giải từ các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học.

Một nghiên cứu trong sinh viên học viện quân sự từ năm 1959 đến 2002 cho thấy rằng ở những cộng đồng mà gian lận được chấp nhận thì học sinh dễ dàng nhượng bộ trước áp lực từ bạn bè, và thấy khó khăn hơn khi mà các em không gian lận vì sợ mất địa vị xã hội của mình.

“Vì sao em gian lận ở trường trung học?”, tôi đã đặt câu hỏi này cho rất nhiều cựu học sinh.

“Em muốn được điểm tốt và em không muốn phải học”, Sonya nói, em muốn tốt nghiệp vào tháng Sáu. [Tên học sinh trong bài viết đã được thay đổi để bảo vệ sự riêng tư.]

Các học sinh của tôi hiện nay thì không thẳng thắn như Sonya. Để biện hộ cho bài luận ăn cắp Cannery Row, Erin, một học sinh lớp 9 luôn được điểm A, đã than phiền một cách hờ hững và không thuyết phục về áp lực quá tải. Khi bị bắt gặp đang sao chép một bài tóm tắt về phim tài liệu Hypernormalism, Jeremy, một học sinh trung học, nói em đã “làm việc chăm chỉ” và rằng việc buộc tội của tôi làm tổn thương em.

Các trường hợp như vụ bê bối gian lận năm 2012 được công bố rộng rãi (và lâu dài) tại trường trung học Stuyvesant có thành tích cao ở thành phố New York xác nhận rằng việc không trung thực trong học tập đang lan tràn và chạm đến ngay cả những trường có uy tín nhất. Dữ liệu cũng xác nhận điều này. Báo cáo từ Trung tâm Đạo đức Thanh thiếu niên của Viện Josephson (Josephson Institute’s Center for Youth Ethics) năm 2012 đã tiết lộ rằng hơn một nửa số học sinh trung học thừa nhận đã gian lận trong một bài kiểm tra, trong khi 74% cho biết đã sao chép bài tập về nhà của bạn bè. Và cuộc khảo sát 70.000 học sinh trung học trên khắp Hoa Kỳ giữa các năm 2002 và 2015 cho thấy 58% đã có bài đạo văn, trong khi 95% thừa nhận gian lận trong một số phần.
Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh gian lận – và cần phải làm gì?”

Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập

English: Guiding Students to Be Independent Learners

Ba chiến lược giúp học sinh tự thúc đẩy và chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Ước tính học sinh ở Hoa Kỳ dành gần 20.000 giờ để học tại trường trước tuổi 18, và phần lớn những gì được dạy bị lãng quên trong một thời gian ngắn. Và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng biết cách áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả khi vào đại học.

Về bản chất, nhiều học sinh đã không biết cách giữ lại và áp dụng kiến thức. May mắn thay, nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về năng lực của bộ não để học ở cấp cao hơn khi các chiến lược học tập hiệu quả được sử dụng.

Trong môi trường làm việc phát triển nhanh và vào thời điểm khi sinh viên tốt nghiệp đang cạnh tranh vì công việc và nghề nghiệp với người khác trên toàn thế giới, khả năng thay đổi nhanh chóng và áp dụng các kỹ năng mới là điều tối quan trọng. Điểm mấu chốt: Học cách học là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và không bao giờ là quá sớm để dạy học sinh làm sao để bắt đầu học tập một cách độc lập hơn.
Tiếp tục đọc “Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập”

In Rural Tay Ninh, Teach For Vietnam Brings a Jolt of Change to English Teaching

saigoneer.comPublished on Thursday, 05 April 2018 15:39Written by Luca Powell. Photos courtesy of Teach For Vietnam.

Vu Thi Hang’s (not pictured above) teaching style is far from traditional.

In her class, it’s common to find students moving, dancing, acting and singing. In fact, she encourages it.

“I think it helps students to feel the language,” Hang, 25, tells Saigoneer. She describes herself as a theater hobbyist, while also holding a Masters in Asia Pacific Studies. “I like to encourage expression, so the students can try and use the language creatively.”

The kind of creativity and free-play her class fosters is relatively uncommon in most public school English programs in Vietnam. At every rung, from rural county classrooms to top-tier universities, traditional programs have long prioritized reading, writing and grammar as benchmarks for fluency.

Subjects like speaking and listening don’t get enough attention, Hang believes. “When we started teaching our kids, they were scared to speak English. We had to build their confidence.” Tiếp tục đọc “In Rural Tay Ninh, Teach For Vietnam Brings a Jolt of Change to English Teaching”

SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC (cho bậc đại học)

 

Chào các bạn,

Bài chia sẻ này là kết hợp những kinh nghiệm của mình và báo cáo trong một tập huấn mà mình có được tham dự về Innovation in Learning and Teaching – Sáng tạo trong dạy và học, một điểm mà giáo dục đại học Việt Nam còn phải nỗ lực cố gắng rất nhiều.

Mình tham dự của GS Richard Felder, North Carolina State University. Giáo sư có vài chục năm kinh nghiệm về sáng tạo trong phương pháp dạy học, đặc biệt là cho khối ngành công nghệ kỹ thuật. GS Richard Felder thường được các trường đại học công nghệ hàng đầu ở Châu Á mời đến giảng dạy về phương pháp giảng dạy trong giáo dục bậc đại học.

Sáng tạo trong dạy và học là những điều cực kỳ thiết yếu không chỉ cho các giáo viên mà cho tất cả các học sinh, sinh viên. Và một trong điểm sáng tạo đó là cần phải hiểu cách học và dạy của mình ra sao – teaching and learning style của mình ra sao để phát huy và cùng hỗ trợ nhau phát triển. Tiếp tục đọc “SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC (cho bậc đại học)”

12 Inspiring STEM Books for Girls

Science, technology, engineering, and math are more important than ever, so we’ve put together a list of books to encourage girls to persevere in these subjects.
  • 12.7K SHARES
  • 83 COMMENTS
  • READ LATER BOOKMARK

edutopia_Representation matters: Girls do better on science tests when their textbooks include images of female scientists. And a 2017 survey by Microsoft found that girls in Europe begin to show interest in science, technology, engineering, and math (STEM) fields at 11 years old but lose it at around 15—and a lack of female role models is one reason for the drop in interest. Tiếp tục đọc “12 Inspiring STEM Books for Girls”

Châu Á “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?

TT – Phần Lan, với dân số 5 triệu người, trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới những năm gần đây. Nhiều quốc gia đã cử các học giả, nhà nghiên cứu sang tìm hiểu mô hình giáo dục của đất nước này, nhưng lại không thể áp dụng hiệu quả. Vì sao?

Châu Á "nhập khẩu" mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công? Phóng to

Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp ở Phần Lan – Ảnh: FT

tuoitre.vn_Bí mật thành công của nền giáo dục Phần Lan chính là chất lượng dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và đội ngũ giáo viên được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, chứ không chạy đua theo thành tích.

Tất cả giáo viên đều được đào tạo nghiêm ngặt, phải có bằng thạc sĩ mới được đứng lớp và họ được xem là những chuyên gia giáo dục. Phần Lan lựa chọn và tuyển dụng giáo viên rất kỹ lưỡng. Chẳng hạn trong năm 2010, có 1.258 sinh viên đăng ký chương trình đào tạo giáo viên tiểu học nhưng chỉ 123 người (9,8%) được chấp nhận để tham gia chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trong thời gian năm năm. Mức lương hằng năm của một giáo viên tiểu học từ 40.000-60.000 USD và giáo viên làm việc 190 ngày/năm.

“Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học năm năm rất tốn kém, nhưng đội ngũ giáo viên được đào tạo ra đều có năng lực cao và được xã hội tôn trọng” – Jari Lavonen, trưởng khoa sư phạm tại đại học Helsinki, cho biết.

Chương trình dạy học linh động

Hàn Quốc băn khoăn chuyện học bằng tiếng Anh

Tiếp tục đọc “Châu Á “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?”

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình giáo dục Phần Lan

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình GD Phần Lan
(PLO)- Việt Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về toán, khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, ĐH của Phần Lan…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT vừa có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chứng kiến ký kết 18 biên bản ghi nhớ giữa các trường ĐH và trung học của Việt Nam với các đối tác Phần Lan, mở ra nhiều cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Các biên bản ghi nhớ tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực: Chuyển giao tài liệu về chương trình và sách giáo khoa, chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến, khuyến khích mở thêm trường phổ thông Phần Lan ở Hà Nội (bên cạnh dự án trường phổ thông Phần Lan ở TP.HCM đang trong quá trình hoàn tất); hợp tác ĐH để cùng liên kết đào tạo một số lĩnh vực; phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã hội đàm với bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan. Hai bên đã trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về toán, khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, ĐH của Phần Lan; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, dự án về khởi nghiệp…

TN