Giáo dục về sự Đồng Thuận (cho phép) liên quan đến tình dục và tự chủ cơ thể, thông qua các môn học khác nhau như thế nào

Edutopia.org: How to teach Consent across cirriculum

*Chú thích của người biên tập:

ở bài viết này: khái niệm Đồng Thuận – consent nói về sự Đồng Thuận hay cho phép, đồng ý trong vấn đề tình dục và tự chủ của cơ thể, có thể gọi là sexual consent. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về consent trong các mối quan hệ. Có thể có các định nghĩa về mặt kỹ thuật, hay về mặt pháp lý và thường là phức tạp. Cơ bản nhất, sự Đồng Thuận là cần có sự giao tiếp giữa hai bên. Trong mối liên hệ về tình cảm, tình dục đó là bạn cần cho đối tác hay bạn tình hiểu được mối quan tâm của bạn, và đi đến quan hệ chỉ khi nào có sự Đồng Thuận và đồng thuận của cả hai người. Một điều rất quan trọng là, sự im lặng hoặc không có vẻ chống cự không có nghĩa là Đồng Thuận . Một người bị mất khả năng hành vi vì dùng chất cồn, rượu hoặc thuốc mê hay vì dùng bất cứ loại thuốc nào khác thì không thể đưa ra sự Đồng Thuận. Sự Đồng Thuận ở một việc (như chạm tay, ôm, hôn) không đồng nghĩa ám chỉ là Đồng Thuận cho hành động khác như tiến đến quan hệ tình dục . Khi không có sự Đồng Thuận – consent, có thể coi là bị cưỡng hiếp (rape) hay bị bạo hành, tấn công tình dục (sexual assault), bị quấy rối tinh dục (sexual harassment)
Tham khảo video ngắn của UNWomen để hiểu điều gì KHÔNG được coi là Đồng Thuận liên quan đến tình dục và tự chủ của cơ thể https://www.facebook.com/watch/?v=560361574760787

( Đào Thu Hằng chú thích)

Tiếp tục đọc “Giáo dục về sự Đồng Thuận (cho phép) liên quan đến tình dục và tự chủ cơ thể, thông qua các môn học khác nhau như thế nào”

Giáo dục với thấu hiểu đồng cảm và yêu thương trong trường học

UNESCO.org

Ý kiến của Ines Kudo, Chuyên gia Giáo dục và Joan Hartley, chuyên gia Giáo dục  cảm xúc xã hội

Các kỹ năng cảm  xúc xã hội (SES) là thiết yếu cho một nền giáo dục toàn diện. Điều này làm tăng kết quả học tập và sức khoẻ toàn diện, và cần được giảng dạy một cách rõ ràng thông qua các chương trình giảng dạy được thiết kế tốt với các hoạt động có trình tự và tập trung

Cảm xúc là điều ở trong DNA của các trải nghiệm con người. Các mối quan hệ xã hội đóng một vai trò quan trọng trong để giúp chúng ta trở thành con người hoàn thiện. Sự kết nối là một nhu cầu thiết yếu đối với loài người chúng ta. Vì vậy, chúng ta có xu hướng cho rằng nó đến một cách tự nhiên và do đó, không cần thiết phải giảng dạy trong trường học.
Tiếp tục đọc “Giáo dục với thấu hiểu đồng cảm và yêu thương trong trường học”

Phương pháp tính biểu giá điện cho các hoạt động khác nhau tại EU

English: Methodology For Electricity Tariff Calculation For Different Activities EU- INOGATE programme

Chương trình EU- INOGATE

Chương trình EU- INOGATE

Dự án: “Hỗ trợ tích hợp Thị trường Năng lượng và Năng lượng Bền vững trong nhóm công ty năng lượng ở Đông Nam Âu” (SEMISE)

Chịu trách nhiệm cho nội dung của báo cáo này hoàn toàn thuộc về đơn vị tư vấn và không phản ánh bất cứ quan điểm nào của Liên minh Châu Âu

MỤC LỤC:

  1. Các kinh nghiệm cải cách biểu giá điện của liên minh châu Âu (EU) và nhóm các công ty năng lượng Đông Nam Âu

1.1 Cơ sở của chi phí cho thiết lập biểu giá điện

1.2 Các cách tiếp cận khác nhau để tính biểu giá điện của Châu Âu

1.2.1 Các ví dụ về giá truyền tải

1.2.2 Các ví dụ về hệ thống phân phối giá từ các nước Châu Âu

1. Các kinh nghiệm cải cách biểu giá điện của Liên Minh châu Âu và nhóm các công ty năng lượng Đông Nam Âu

  Giữa các Quốc gia Thành viên châu Âu thì điều quan trọng cần được lưu ý đó là việc thiết lập biểu giá điện cho các công ty độc quyền tích hợp theo chiều dọc được quy định và không thể tách rời khỏi cơ quan điều tiết nơi có chức năng xây dựng các phương pháp tính biểu giá và phê duyệt biểu giá do các công ty tiện ích đề xuất và tuân theo các phương pháp của cơ quan điều tiết.

Tiếp tục đọc “Phương pháp tính biểu giá điện cho các hoạt động khác nhau tại EU”

Phân tách quyền sở hữu trong ngành điện và khí đốt ở Châu Âu

English: Unbundling in the European electricity and gas sectors Phân tách quyền sở hữu là gì và tại sao lại quan trọng trong ngành điện và khí đốt Phân tách quyền sở hữu là gì? Theo quy định của các ngành công nghiệp mạng lưới như điện và khí – phân tách quyền sở hữu được hiểu là sự phân chia của các hoạt động có tiềm năng cạnh tranh (như sản xuất và cung cấp năng lượng) ra khỏi những hoạt động không thể hoặc không được phép cạnh tranh (như truyền tải và phân phối- trong các nước châu Âu, việc truyền tải và phân phối điện và khí đốt được điều tiết bởi các công ty độc quyền). Việc phân tách quyền sở hữu ngụ ý rằng một bên thực hiện hoạt động cạnh tranh sẽ bị hạn chế và đương nhiên cũng bị ngăn cản thực hiện hoạt động độc quyền (nghĩa là không được phép gộp hai hoạt động này với nhau, vừa độc quyền vừa được cạnh tranh). Khi thảo luận về các mô hình điều tiết thì việc xác định mức độ phù hợp của việc tách các công ty trong mạng lưới độc quyền ra khỏi các công ty đang hoạt động cạnh tranh có một tầm quan trọng lớn. Vì vậy, tác quyền sở hữu là một ví dụ cho chủ đề được thảo luận sâu hơn trong Khóa đào tạo hàng năm của FSR về Quy địnhcho các nhà cung cấp năng lượng. Tại sao việc tách quyền sở hữu quan trong trong lĩnh vực năng lượng ? Trong lĩnh vực điện và khí đốt, mạng lưới vật lý kết nối máy phát điện hoặc các nhà sản xuất khí đốt với người tiêu dùng có đóng vai trò là một cơ sở thiết yếu. Quyền truy cập vào mạng lưới là điều cơ bản đối với bất kỳ ai sẵn sàng mua hoặc bán năng lượng với chi phí hợp lý; cùng với đó, việc nhân rộng cơ sở hạ tầng vốn có là điều không thể hoặc cực kỳ tốn kém. Chính vì vậy, việc một công ty kiểm soát mạng lưới và tham gia vào các phân đoạn cạnh tranh của chuỗi cung ứng thì việc hạn chế hoặc từ chối quyền tiếp cận (vào mạng lưới) của các công ty khác  đang hoạt động phát điện hoặc bán điện là điều hiển nhiên. Do đó, việc đảm bảo quyền tiếp cận dựa trên cơ sở công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử đối với bất kỳ thành viên nào trên thị trường sẽ là bước đầu tiên và cần thiết để đạt được sự cạnh tranh hiệu quả trong ngành. Tuy nhiên, bước đi đầu tiên này thường là không đủ để đảm bảo cạnh tranh công bằng và đây  là lý do tại sao. Ngay cả khi bắt buộc phải cấp quyền truy cập cho bên thứ ba (third party access – TPA) – có thể dựa trên cơ sở được điều tiết thay vì thương lượng – công ty kiểm soát mạng vẫn có thể hưởng lợi từ một sân chơi không bình đẳng. Đặc biệt, việc mở rộng mạng lưới điện có thể bị trì hoãn trong bối cảnh tắc nghẽn khiến phân khúc thị trường và một trong những đối thủ cạnh tranh vẫn được giữ được vị trí của mình. Hoặc là, công ty mẹ vẫn có thể trợ cấp chéo cho một trong những công ty của họ khi có sự cạnh tranh – chẳng hạn như cung cấp cho khách hàng sử dụng cuối cùng – với các nguồn lực đến từ một trong các hoạt động khác mà không phải của công ty đó. Sự ra đời của phân tách quyền sở hữu, đặc biệt là ở dạng triệt để hơn, thể hiện một cải cách về mặt cấu trúc không chỉ loại bỏ khả năng mà cuối cùng còn là lợi ích chính của công ty kiểm soát mạng lưới trong việc phân biệt đối xử với những người chơi khác trên thị trường. Việc loại bỏ lợi ích đó để có một lợi thế quan trọng khác – nhưng thường bị bỏ qua- các lợi ích mà các biện pháp phi cấu trúc khác nhằm thiết lập một sân chơi bình đẳng không phải lúc nào cũng có: việc này sẽ tạo điều kiện cho các quy định giám sát. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy tắc tách quyền sở hữu cũng có một số nhược điểm như: có thể làm giảm hoặc loại bỏ một số phạm vị kinh tế đã có trước đây đối với các công ty tích hợp theo chiều dọc. Do đó, việc thực hiện các yêu cầu tách rời nên được áp dụng để xây dựng các cơ chế điều phối mới trong lĩnh vực được tái cơ cấu nhằm hạn chế sự kém hiệu quả. Vậy có những loại phân tách quyền sở hữu nào đang tồn tại? Có thể thấy có các mức độ tách nhóm khác nhau có các mức độ hiệu quả khác nhau.
  • Đầu tiên và cơ bản nhất đó là phân tách về mặt kế toán. Trong trường hợp này, công ty buộc phải tách các sổ sách kế toán cho các hoạt động khác nhau của công ty, chỉ rõ chi phí và doanh thu bao nhiều từ hoạt động nào. Thông tin được cung cấp sẽ làm tăng tính minh bạch và cho phép các cơ quan quản lý đánh giá tốt hơn mức độ đầy đủ của các mức thuế được đề xuất cho các hoạt động được điều tiết và phát hiện các trường hợp trợ cấp chéo có thể xảy ra.
    • Bước tiếp theo là phân tách về chức năng. Trong trường hợp này, công ty có nghĩa vụ tổ chức lại cấu trúc nội bộ và giao trách nhiệm về mạng lưới và các hoạt động cạnh tranh của mình cho các đơn vị khác nhau để có thể đưa ra quyết định độc lập với đơn vị kia. Việc tạo ra một “bức tường Thành” giữa các đơn vị đó có thể là một phần của nghĩa vụ có thể thấy trước ở loại hình phân tách này.
    • Phân tách về mặt pháp lý có thể được đưa ra để ngăn chặn xa hơn việc phân biệt đối xử. Trong trường hợp này, một pháp nhân riêng biệt được thành lập và chịu trách nhiệm về các hoạt động của mạng lưới. Do có mức độ tách biệt cao hơn, việc quản lý của tổ chức được cho là vận hành độc lập hơn. Tuy nhiên, pháp nhân chưa được  hợp pháp hóa vẫn có thể thuộc sở hữu của công ty hợp nhất theo chiều dọc trước đây thông qua một công ty mẹ. Do đó, không thể hoàn toàn loại trừ lợi ích trong phân biệt đối xử với những người chơi khác trên thị trường và ưu ái công ty mẹ.
    • Một lối thoát khả thi được thể hiện bằng việc thành lập một nhà điều hành hệ thống độc lập – independent system operator, không thuộc sở hữu của công ty tích hợp chiều dọc, họ sẽ được giao nhiệm vụ vận hành cơ sở hạ tầng hiện có và lập kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng đó, trong khi quyền sở hữu tài sản mạng có thể được duy trì trong sự kiểm soát của công ty tích hợp. Mô hình này có tác dụng thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có; tuy nhiên, nó không phải là không có nhược điểm và hiếm khi được sử dụng ở châu Âu.
    • Hình thức cuối cùng là tách hoàn toàn quyền sở hữu. Trong trường hợp này, một công ty sở hữu và vận hành một mạng lưới không thể hoạt động trong bất kỳ phân đoạn cạnh tranh nào của chuỗi cung ứng cũng như không có bất kỳ lợi ích nào trong công ty liên quan đến các hoạt động đó. Điều ngược lại này cũng đúng: vì một nhà máy phát điện hoặc một nhà cung cấp khí đốt sẽ không thể có bất kỳ cổ phần nào trong công ty đã hoàn toàn tách quyền sở hữu. Hình thức tách biệt triệt để này sẽ giải quyết một cách hợp lý vấn đề phân biệt đối xử khi tham gia mạng lưới.
    Các quy tắc tách quyền sở hữu ở Châu Âu là gì? Ở Châu Âu, các quy tắc về tách quyền sở hữu đã thay đổi theo thời gian và dần trở nên nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là liên quan đến truyền tải. Gói Năng lượng Thứ ba được thông qua vào năm 2009 dự đoán việc tách quyền sở hữu là một lựa chọn mặc định để truyền tải điện và khí đốt, trong khi đối với phân phối điện và khí đốt là bắt buộc. Các nhà vận hành hệ thống phân phối (Distribution system operators – DSO) có dưới 100.000 khách hàng được miễn yêu cầu này: việc tách tài khoản và chức năng được coi là đủ yêu cầu trong trường hợp này. Năm 2019, việc sửa đổi Chỉ thị về Điện trong Gói Năng lượng Sạch không làm thay đổi đáng kể khung pháp lý nhưng đã cung cấp một số thông số kỹ thuật bổ sung về khả năng cho các nhà vận hành hệ thống có thể sở hữu, phát triển, quản lý hoặc vận hành các cơ sở lưu trữ và điểm sạc cho xe điện. Chỉ thị cũng quy định rằng các nhà vận hành hệ thống phân phối DSO điện lực liên quan đến quản lý dữ liệu phải áp dụng các biện pháp cụ thể để loại trừ phân biệt đối xử về quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng từ các bên đủ điều kiện và rằng các công ty tích hợp theo chiều dọc không có quyền truy cập đặc quyền để tiến hành các hoạt động cung cấp của họ. Các tài nguyên và liên kết liên quan
    • Thảo luận về một số chủ đề liên quan đến quy định mạng lưới điện ở Châu Âu, bao gồm cả việc tách quyền sở hữu, có thể được tìm thấy trong cuốn sách do Leonardo Meeus và Jean-Michel Glachant xuất bản vào năm 2018: “Quy định mạng lưới điện ở EU”.
    • Phân tích về trường hợp của nhà vận hành hệ thống phân phối DSO điện và những thách thức mới đặt ra bởi những phát triển gần đây trong lưới điện phân phối (sự thâm nhập của hệ thống phát điện phân tán, quản lý tắc nghẽn cục bộ, v.v.) có thể được tìm thấy trong một báo cáo về Gói năng lượng sạch do Trường Florence xuất bản. Quy chế năm 2019.
    • Có thể tìm thấy một lưu ý giải thích về tách quyền sở hữu trong Gói Năng lượng Thứ ba trong một tài liệu do Ủy ban Châu Âu xuất bản năm 2010.
    • Cuối cùng, đánh giá về việc thực hiện hiện tại các quy tắc về tách quyền sở hữu ở EU, bao gồm mô tả về những thay đổi xảy ra với việc thông qua Gói năng lượng sạch, có thể được tìm thấy trong Đánh giá hiện trạng do Hội đồng các cơ quan quản lý năng lượng châu Âu xuất bản năm 2019 .
    Khoá Đào tạo hàng năm của FSR về Quy định Sử dụng Năng lượng thảo luận về tầm quan trọng của việc tách quyền sở hữu lĩnh vực năng lượng. Bài liên quan: >> Các mô hình điều tiết trong ngành điện: Ai làm gì và vì sao >> Giá điện bán lẻ: Đã đến lúc bóc tách >> Tự do hoá thị trường điện Châu Âu: nửa ly nước đầy

    CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?

    English: Regulatory Models in the Power Sector

    Các mô hình điều tiết là sự tổ chức các hoạt động cần thiết khác nhau để cung cấp điện cho người tiêu dùng cuối cùng. Theo truyền thống, bốn hoạt động chính được xác định là: sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối và cung cấp. Tuy nhiên, nhiều hoạt động khác có thể được nhấn mạnh và phát triển mọt cách độc lập, chẳng hạn khi vận hành hệ thống (độc lập với truyền tải) hoặc đo đạc (độc lập với phân phối).

    Mô hình điều tiết là gì?

    Việc xác định mức độ phù hợp của việc phân tách mạng lưới độc quyền của các công ty thực hiện các hoạt động cạnh tranh có tầm quan trọng lớn khi thảo luận về các mô hình quản lý.

    Tiếp tục đọc “CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?”

    QUÁ TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM Á

    Báo cáo của Global Efficiency Intelligence

    Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực tạo ra phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất  trên toàn cầu. Ở Đông Nam Á, công nghiệp cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Cùng với mức tăng trưởng kinh tế và sản lượng công nghiệp đáng kể được dự báo tại từ Đông Nam Á trong vài thập kỷ tới, việc sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính liên quan đến các ngành công nghiệp được dự báo là sẽ tăng  đáng kể nếu các quốc gia không có các chính sách và chiến lược quyết liệt để  giảm thải khí nhà kính.

    Lĩnh vực tư nhân có tiềm năng trọng yếu trong việc thúc đẩy các hành động giảm thải các-bon trong công nghiệp. Đối với nhiều công ty và các thương hiệu mà lượng phát thải từ chuỗi cung  lớn hơn nhiều lần so với lượng phát thải từ việc vận hành của chính công ty, thì rõ ràng để làm được hành động có ý nghĩa, các công ty sẽ phải tận dụng sức mua và  làm việc với chuỗi cung ứng của họ. Tuy nhiên, theo tổ chức CDP,  chỉ có 29% nhà cung cấp của các hãng báo cáo về lượng khí thải giảm tuyệt đối trong năm 2019, rõ ràng là người mua và các nhà cung cấp của họ  ở Đông Nam Á và các khu vực khác  phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

    Trong báo cáo này, đầu tiên, chúng ta phân tích việc sử dụng năng lượng công nghiệp ở 5 nước tiêu thụ năng lượng lớn ở Đông Nam Á là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Các chương tiếp theo của báo cáo thảo luận về các khía cạnh khác nhau của việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính trong  linh vực công nghiệp ở Đông Nam Á thông qua tính bền vững của chuỗi cung ứng. Chúng ta thảo luận về các rào cản chính trong quá trình giảm thải cácbon trong các chuỗi cung ứng, các thực hành hàng đầu để thúc đẩy chuỗi cung ứng công nghiệp các-bon thấp, và tầm quan trọng của các hệ thống đo lường hiệu suất và các chỉ số đánh giá cơ bản tương ứng (KPI) để thúc đẩy tính bền vững của chuỗi cung ứng. Các nghiên cứu điển hình về tính bền vững của chuỗi cung ứng tập trung vào lĩnh vực dệt may cũng như lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử. Hai lĩnh vực này có chuỗi cung ứng lớn ở Đông Nam Á.

    Dựa trên những thực hành quốc tế tốt nhất xác định trong nghiên cứu này, các công ty có thể đưa ra các hành động để giảm phát thải carbon trong chuỗi cung ứng bằng cách:

    • Phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp của họ thông qua các chương trình gắn kết với nhà cung cấp và giúp các nhà cung cấp thiết lập các hệ thống và chính sách quản lý bền vững của riêng nhà cung cấp, điều này sẽ giúp cho  các nhà cung cấp đo lường và theo dõi lượng phát thải một cách có hệ thống.

    • Là một phần của việc phát triển phương pháp quản lý dữ liệu cho nhà cung cấp, các công ty có thể tạo  lập hoặc thuê các công ty bên ngoài vận hành hệ thống  thu thập dữ liệu hoặc tận dụng chương trình báo cáo và công bố khí nhà kính hiện có.

    • Đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và giảm các-bon cho chuỗi cung ứng.

    • Chuyển tải các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và giảm các-bon thành các mục tiêu cho các nhà cung cấp riêng lẻ của hãng có thể thực hiện được.

    • Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, đây là chìa khóa để đạt được các mục tiêu giảm khí thải phạm vi số 3. (Các phát thải gián tiếp khác phát sinh từ các hoạt động có liên quan trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng từ các nguồn mà doanh nghiệp không sở hữu hoặc kiểm soát.)

    • Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp xác định và thực hiện các cơ hội sử dụng năng lượng hiệu quả và áp dụng tiêu chuẩn quản lý năng lượng ISO 50001

    • Thiết lập giá carbon nội bộ. Chương trình này sẽ cung cấp cho các công ty cơ hội để đánh giá rủi ro liên quan đến các quy định trong tương lai   về giá các-bon bắt buộc, và do đó hướng tới việc xác định triển vọng tiết kiệm chi phí và doanh thu khi đầu tư vào các công nghệ  mới về các-bon thấp và giảm các-bon trong các hoạt động kinh doanh.

    • Cung cấp thông tin và tài liệu đào tạo cho các nhà cung cấp của hãng để hỗ trợ nỗ lực của các nhà cung cấp và xây dựng năng lực trong việc cải thiện hiệu  suất năng lượng và chuyển đổi sang các-bon thấp.

    Xem toàn bộ báo cáo tiếng Anh tại đây

    BIỂN ĐÔNG: VÙNG BIỂN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

    English: The World’s Most Important Body of Water: More than most, four men shaped the oft-cited “strategic tensions” over the South China Sea.

    An aerial view of cargo ships in Hong Kong harbor.

    Hơn ai hết, có bốn nhân vật đã định hình “căng thẳng chiến lược” thường được nhắc đến về Biển Đông

    Biển Đông là vùng lãnh hải quan trọng nhất cho nền kinh tế thế giới — nơi mà ít nhất một phần ba thương mại toàn cầu thông thương qua lại. Đây cũng là vùng biển nguy hiểm nhất thế giới, nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể dễ dàng va chạm nhất.

    Các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ gần như chỉ ngăn chặn được một số sự cố ở đó trong vài năm qua, và quân đội Trung Quốc đã cảnh báo về các máy bay phản lực của Mỹ bay phía trên. Vào tháng 7, hai quốc gia đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh trong vùng biển này. Với việc được gọi là “cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, nỗi lo sợ về một tai nạn có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn khiến các nhà chiến lược ở cả hai bên phải bận tâm.

    Những căng thẳng này xuất phát từ bất đồng giữa hai nước về việc liệu Biển Đông có phải là lãnh thổ của Trung Quốc hay không, một cuộc cãi vã nói lên tranh chấp sâu sắc hơn về chủ quyền vùng biển, chủ quyền được quyết định ra sao, và các quyền di chuyển cơ bản trong các vùng biển đó.
    Tiếp tục đọc “BIỂN ĐÔNG: VÙNG BIỂN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI”

    Đông Nam Á đối phó với bãi đổ rác khi Trung Quốc thực thi lệnh cấm nhập khẩu rác thải

    English: Southeast Asia braces for trash dump as China enacts waste import ban

    Kể từ ngày 1/1/2021, Trung Quốc  sẽ  không còn chấp nhận chất thải đến từ nước khác, đối với Việt Nam, Thái Lan và Indonesia có thể sẽ cảm thấy đây là gánh nặng từ chính sách mới

    Mặc dù ba quốc gia này đã thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với rác thải nhưng do còn nhiều tham nhũng, và các chính sách yếu có thể khiến các quốc gia bị chôn vùi trong rác

    Trung Quốc, quốc gia đã từng là vua cứu cánh của thế giới, đang đóng cửa đối với tất cả các hoạt động nhập khẩu chất thải trong ngày đầu tiên của năm mới. Thông báo gần đây đã gây ra sự lo lắng tương tự đối với các nước xuất khẩu rác thải vào năm 2018, khi Trung Quốc ban hành chính sách “Chiến dịch thanh kiếm toàn quốc” đó là cấm nhập khẩu 24 loại rác thải rắn, bao gồm cả rác thải nhựa
    Tiếp tục đọc “Đông Nam Á đối phó với bãi đổ rác khi Trung Quốc thực thi lệnh cấm nhập khẩu rác thải”

    Tự do hóa thị trường điện Châu Âu: nửa ly nước đầy

    English: Liberalisation of the European electricity markets: a glass half full

     Năm 2016, chỉ thị đầu tiên về tự do hóa thị trường điện châu Âu (năm 2006) kỷ niệm 20 năm ngày ban hành. Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ hai thập kỷ tự do hóa thị trường điện? Một số nhà quan sát, thậm chí những người có tiếng, [1] cũng đang tranh luận rằng thử nghiệm này là một thất bại.Theo định kỳ, các hội nghị được tổ chức tại Brussels hoặc các thủ đô khác để thảo luận về những cải cách mới được cho là cần thiết để cứu ngành điện châu Âu. Ủy ban Châu Âu đề xuất những thay đổi sau khi tham khảo ý kiến ​​của các bên liên quan trên thị trường. [2]

    Bài báo đưa ra một quan điểm lạc quan hơn đó là: tự do hóa ngành điện của châu Âu đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu ban đầu của chỉ thị. Phải thừa nhận rằng có thể và sẽ cần phải cải tiến, nhưng chúng ta đã đi được một chặng đường dài. Vì vậy, ly nước đã đầy một nửa. Trong thời điểm nghi ngờ về sự thành công của hội nhập châu Âu, ngành điện cho chúng ta nhiều cơ sở để hài lòng.

    1. Các mục tiêu ban đầu của quá trình tự do hóa ngành điện Châu Âu Tiếp tục đọc “Tự do hóa thị trường điện Châu Âu: nửa ly nước đầy”

    VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KHÁT VỌNG TĂNG TRƯỞNG LÂU DÀI?

    English: What will it take to achieve Vietnam’s long-term growth aspirations?

    COVID-19 đã làm gián đoạn hành trình của đất nước là trở thành một nền kinh tế tăng trưởng cao, tuy nhiên những điều chỉnh cơ cấu phù hợp có thể đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo.

    Với một lượng ca nhiễm và tử vong do Covid 19 tương đối ít được ghi nhận đến nay, Việt Nam hiện đang có cơ hội và bắt buộc phải xem xét về khát vọng kinh tế dài hạn hơn, thậm chí giống như một quốc gia chịu trách nhiệm chống lại vi-rút. Thành công lâu dài sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải tập trung vào vấn đề và cơ hội đã có từ lâu trước khi có đại dịch

    Tiếp tục đọc “VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KHÁT VỌNG TĂNG TRƯỞNG LÂU DÀI?”

    TẠI SAO CẦN ĐẦU TƯ VÀO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ?

    English: 3 Reasons to Invest in Renewable Energy Now

    Man installing panels

    Ảnh: Roland Balik: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các khoản đầu tư cho năng lượng tái tạo mang lại doanh thu cao và tạo ra nhiều việc làm.

    Khi thảm kịch đại dịch Covid-19 của nhân loại trở nên tệ hơn, các hạn chế toàn cầu để ngăn chặn sự lây lan của vi rút bao gồm lệnh ở tại nhà, đóng cửa kinh doanh và lệnh cấm đi lại – có thể góp phần cho một cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái – The Great Depression tại Mỹ trước thế chiến thứ II. Virus đã gây ra tác động không thể quên cho ngành năng lượng: năng lượng sử dụng toàn cầu dự đoán sẽ giảm 6% trong trong năm 2020; ngành công nghiệp năng lượng tái tạo cũng không đứng ngoài cuộc

    Theo như ước tính của Wood Mackenize , công suất lắp đặt toàn cầu của năng lượng mặt trời và pin tích điện năm 2020 dự kiến sẽ giảm gần 20% so với dự báo trước COVID -19, công suất lắp đặt tua bin gió dự kiến giảm 4,9 GW, tương đương 6%. Việc giảm công suất lắp đặt năng lượng tái tạo và các biện pháp tiết kiếm năng lượng dẫn đến mất 106,000 việc làm trong tháng 3 tại Hoa Kỳ, so với mất 51,000 việc làm trong lĩnh vực dầu khí trong cùng thời gian. Phân tích cũng chỉ ra rằng 15% tổng lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng sạch của Mỹ có thể bị mất việc trong những tháng tới- nghĩa là hơn nửa triệu việc làm. Tiếp tục đọc “TẠI SAO CẦN ĐẦU TƯ VÀO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ?”

    Các dự án nghiên cứu về năng lượng tái tạo cho học sinh phổ thông trung học – Sách hướng dẫn

    English: RESEARCH PROJECTS IN RENEWABLE ENERGY FOR HIGH SCHOOL STUDENTS – National Renewable Energy Laboratory Education Programs

    CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SÁCH

    Mục đích của cuốn sách là cung cấp cho học sinh trung học nhiều dự án khác nhau để mở rộng kiến ​​thức về khoa học, đặc biệt là năng lượng tái tạo và phương pháp khoa học. Các dự án có thực hiện cho học sinhtrong các lĩnh vực năng lượng tái tạo bao gồm: nhiên liệu sinh học, năng lượng gió và mặt trời.

    Các dự án khoa học được mô tả ở đây ứng dụng cho các ngành hóa học, vật lý, sinh học và toán học. Dưới đây là một số gợi ý để sử dụng hiệu quả cuốn sách này:

    1. Đầu tiên, hãy kiểm tra kiến thức về năng lượng (EQ – energy quotient) của bạn. Hãy để thầy cô của bạn chấm điểm bài kiểm tra bạn đã làm và sau đó quyết định xem bạn có cần cải thiện nền tảng kiến thức về năng lượng của mình hay không. Văn phòng Giáo dục tại Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Hoa Kỳ (NREL) có một thư viện nhỏ mà học sinh có thể sử dụng để cải thiện kiến ​​thức nền của mình. Thư viện cũng rất hữu ích để thu thập tài liệu cơ bản cho một dự án năng lượng được mô tả trong cuốn sách này.
    2. Đọc phần “Cách thực hiện một Dự án Khoa học.”
    3. Quyết định xem bạn muốn thực hiện một báo cáo kỹ thuật hoặc một dự án nghiên cứu hoạt động thực hành trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học, năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời.
    4. Chọn một dự án và thảo luận với thầy cô của bạn. Bạn sẽ có thể cần một khu vực trong phòng thí nghiệm của bạn trong suốt một khoảng thời gian. Giáo viên của bạn sẽ giúp bạn với thiết bị và vật liệu sẵn có.
    5. Sử dụng Ý tưởng để Nghiên cứu để quyết định một dự án. Trong nhiều trường hợp, các đề xuất được đưa ra cho nghiên cứu. Đừng cố gắng thử mọi góc độ có thể (biến số); đừng cố gắng trả lời mọi câu hỏi. Thảo luận về sự tiến triển của bạn một cách thường xuyên với thầy cô giáo. Thường thì những người không trực tiếp tham gia vào dự án có cái nhìn sâu sắc và những đề xuất đáng xem xét.
    6. Hãy nhớ rằng dự án dài bao lâu không thể hiện chất lượng của công việc. Một dự án nghiên cứu luôn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ban đầu và đưa ra thêm một hoặc hai câu hỏi cho nghiên cứu trong tương lai,
    7. Giữ một cuốn sổ ghi chép nghiên cứu và viết vào sổ tay của bạn một cách thường xuyên. Khi bạn hoàn thành dự án của mình, các mục sổ ghi chép có thể được sử dụng để viết báo cáo.
    8. Hãy nhớ thông báo kết quả của bạn với những người khác thông qua báo cáo nghiên cứu và / hoặc trưng bày áp phích

    Tiếp tục đọc “Các dự án nghiên cứu về năng lượng tái tạo cho học sinh phổ thông trung học – Sách hướng dẫn”