Barriers to a Circular Economy: 5 Reasons the World Wastes So Much Stuff (and Why It’s Not Just the Consumer’s Fault)
Nếu bạn đang cần động lực để không sử dụng ống hút vào bữa trưa ngày hôm nay, hãy xem xét điều này: Các nhà khoa học tìm thấy rằng kể cả băng ở Bắc cực – nơi rất xa nhiều đô thị lớn – cũng đã xuất hiện dấu hiệu của nhựa. Theo Tiến sĩ Jeremy Wilkinson thuộc Viện Khảo sát Bắc Cực Anh Quốc, “điều này cho thấy những mẩu nhựa siêu nhỏ đã xuất hiện tràn ngập trong đại dương toàn cầu. Không nơi nào miễn nhiễm”.
Loài người đang gặp vấn đề về rác thải. Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta đang thải khoảng 1.3 tỷ tấn rác hàng năm, vượt xa năng lực xử lý hoặc tái chế thỏa đáng rác thải. Điều này dẫn tới các bi kịch môi trường như ô nhiễm nhựa ở đại dương, và xung đột địa chính trị do các nước phương Tây tìm kiếm địa điểm mới để chôn giấu rác thải.
Bởi vì chúng ta đã xả thải quá nhiều, chúng ta phải khai thác một khối lượng thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cầu tiêu dùng. Tổ chức OECD tính toán rằng dòng chảy nguyên vật liệu thông qua việc thu mua, vận chuyển, chế biến, chế tạo, sử dụng và thải bỏ đóng góp khoảng 50% lượng khí thải nhà kính. Nhóm Tài nguyên quốc tế của Liên Hợp Quốc (UN International Resources Panel) dự đoán rằng mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng hơn 2 lần vào năm 2050.
Vì sao chúng ta lại lâm vào tình cảnh này? Nói một cách ngắn gọn, đó là do hầu hết nền kinh tế toàn cầu được thiết kế theo mô hình – khai thác, chế tạo và loại bỏ – hơn là tuần hoàn. Để thực sự kiến tạo một nền kinh tế tuần hoàn, thế giới cần phải vượt qua 5 rào cản sau:
Tiếp tục đọc “Rào cản của nền kinh tế tuần hoàn: vì sao thế giới lãng phí quá nhiều (đó không chỉ riêng là lỗi của người tiêu dùng)” →