Nền nông nghiệp Việt nam giữa ngã ba đường

Khoảng một phần tư thế kỷ vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước bước tiến khổng lồ. Trong suốt những năm 1990, người làm nông quy mô nhỏ đã có những cải tiến vững chắc về năng suất lúa kỹ thuật thâm canh và những cải tiến hơn thế đã đóng vai trò trung tâm trong thành tựu của Việt Nam về xóa đói giảm ngoài, an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội. Việt Nam đã từng trải qua nạn đói nhưng hiện nay, tỷ lệ thực phẩm sẵn có trên đầu người của nước đứng ở vị trí cao trong các nước thu nhập trung bình. Rất nhiều nước đang học hỏi thành công về an ninh lương thực của Việt Nam. Năng suất lúa bình quân của Việt Nam hiện nay trong số những nền kinh tế Châu Á mới nổi, chỉ đứng sau Trung Quốc. VN cũng đạt được tăng trưởng bùng nổ trong xuất khẩu nông nghiệp và hiện nay đang đứng trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất ở nhiều sản phẩm đa dạng như tôm, cà phê, hạt điều, gạo và tiêu.

Tuy nhiên thành tựu của Việt Nam về năng suất nông nghiệp và xuất khẩu, trở ấn tượng hơn so với hiệu suất, phúc lợi của nông dân và chất lượng sản phẩm. Việt Nam tụt hậu hơn các nước trong khu vực về nhiều yếu tố. Liên quan hệ đến đất nông nghiệp, lao động và năng suất sử dụng nước và năng suất cho các nhân tố tổng hợp, đã từng tăng mạnh ở, nhưng những yếu tố này lại trên đà sụt giảm những năm gần đây. Một hố sâu ngăn cách được hình thành giữa thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp, và bất bình đằng thu nhập tăng cao ở khu vực nông thôn. Hầu hết giao dịch nông nghiệp ở Việt Nam đến từ nguyên liệu thô, đặc biệt với mức giá thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh hàng đầu khác do chất lượng và các khác biệt. Trong nước, an toàn thực phẩm là mối quan tâm ngày càng tăng cao.

Sản lượng ngày càng dựa nhiều hơn về số lượng đầu vào, với chi phí môi trường ngày càng tăng. Một phần lớn tăng trưởng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam đến từ việc mở rộng hoặc tăng cường thâm canh đất và các nguồn lực tự nhiên khác, hay việc tăng cường sử dụng phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác. Do đó, các khía cạnh thành công của nông nghiệp Việt Nam đến từ chi phí môi trường. Hệ quả môi trường của thành tựu nông nghiệp Việt Nam phải kể đến từ thoái hóa rừng, và suy giảm nguồn hải sản, đến chất lượng đất suy giảm và ô nhiễm nước. Do đó, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào các nhân tố con người, tự nhiên và hóa chất của sản lượng.

Nền nông nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước một bước ngoặt then chốt. Nền nông nghiệp hiện giờ đang đối mặt với nhiều cạnh tranh trong nước – từ các thành phố, công nghiệp và dịch vụ – ở các mảng lao động, đất và nước. Chi phí lao động tăng lên bắt đầu kìm hãm chiến lược cạnh tranh toàn cầu dựa vào giá thấp nhưng sản phẩm không có đặc điểm nổi bật. Hậu quả của việc lạm dụng đầu vào, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên – chomôi trường và cho lợi nhuận của nông dân – đang dần tăng lên rõ nét. Nhiều vấn đề môi trường hiện nay đang tác động ngược tới năng suất và vị thế quốc tế của hàng hóa Việt Nam. Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội lớn ở cả thị trường trong nước và quốc tế, nhưng việc cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trường này phụ thuộc vào khả năng của nông dân và doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa (thực phẩm và cả các sản phẩm khác) với độ tin cậy, chất lượng, độ an toàn và tính bền vững cao.

Trong thời gian tới, nền nông nghiệp Việt Nam cần tạo ra “nhiều từ ít (nguồn lực) hơn”. Điều này có nghĩa là nước này phải tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn – và phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng – với ít tài nguyên thiên nhiên và vốn con người và sử dụng ít đầu vào ở những bước trung gian hơn. Tăng trưởng trong tương lai sẽ dựa chủ yếu vào việc tăng cường hiệu suất, sáng tạo, đa dạng hóa và nâng cao giá trị đầu ra. Sự thay đổi chiến lược này đã được mô tả rõ ràng trong Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp (ARP), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6 năm 2014. Kế hoạch này xác định các mục tiêu của ngành dựa vào ba nền tảng của phát triển bền vững đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch hi vọng sẽ mang đến sự thay đổi về vai trò và chi tiêu công của chính phủ đối với ngành nông nghiệp, đề xuất sự tham gia của các đối tác khác, bao gồm khu vực tư nhân. Hiện đang có rất nhiều các sáng kiến theo định hướng nói trên. Tuy nhiên để đạt được sự thay đổi trên diện rộng và toàn ngành, cần có nhiều biến chuyển quan trọng trên toàn nền kinh tế và áp dụng các chính sách chuyên biệt cho ngành. Qua thời gian, chính phủ cần có những thay đổi lớn và bổ sung vào các cơ quan có hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Điều này yêu cầu cần phải có một quá trình học hỏi và thử nghiệm có tham vọng và liên tục, và dưới đây là một vài định hướng tiềm năng đáng để suy ngầm.

Hướng về tương lai: Đổi mới và khát vọng về một hệ thống nông sản hiện đại (hướng tới 2030)

 

–        Trong vòng khoảng 10-15 năm tới, một chuỗi các yếu tố từ nhân khẩu học, kinh tế và các yếu tố khác sẽ làm thay đổi bối cảnh cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam. Nước này sẽ chứng kiến tiến trình đô thị hóa sâu rộng hơn (tiến tới tỷ lệ đô thị hóa là 50% trước năm 2025), và sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Chế độ dinh dưỡng và chi phí dành cho thực phẩm của người tiêu dùng nội địa sẽ tiếp tục thay đổi theo chiều hướng giảm tiêu dùng gạo và tăng tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc động vật, hoa quả và rau, và các thực phẩm đã qua chế biến. Biến đổi khí hậu khiến nhiều hình thái khí hậu bất thường gia tăng. Các thỏa thuận khí hậu quốc tế gần đây sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn cả cấp khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn này, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục con đường tái cấu trúc với những đặc điểm như sau:

–        Tỷ trọng của nông nghiệp sơ cấp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm, nhưng tỷ lệ của cả tổ hợp ngành nông sản thì không. Điều này cũng tương tự với những gì quan sát được từ những nước đã từng có nền canh tác nông nghiệp là chủ đạo (không bao gồm những nước xuất khẩu dầu mỏ). Tỷ lệ đóng góp vào GDP của nông nghiệp sơ cấp có thể giảm trong hai thập kỷ tới, có lẽ khoảng 0.5% một năm. Khoảng những năm đầu 2030, nông nghiệp sơ cấp sẽ đóng góp vào khoảng 8-9% tổng GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nông sản và thực phẩm, cùng với các ngành cung cấp dịch vụ phân phối và hậu cần liên quan đến thực phẩm sẽ đóng góp vào gần đấp đôi tỷ lệ này (15% GDP). Điều này có nghĩa là toàn ngành nông nghiệp – thực phẩm vẫn đóng góp vào khoảng 25% tổng GDP.

–        Ngành nông nghiệp – thực phẩm sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và sinh kế. Nông nghiệp sơ cấp (bao gồm ngành thủy sản và lâm nghiệp) vẫn sẽ là sinh kế hoặc nguồn tạo việc làm chủ yếu cho khoảng 25 – 30% dân số, mặc dù ít hơn tỷ lệ 47% hiện thời. Tỷ lệ lao động trong dịch vụ liên quan tới nông nghiệp và nông phẩm có thể chỉ dưới tỷ lệ của những ngành này đối với GDP. Do đó, toàn ngành nông nghiệp – thực phẩm sẽ vẫn đóng góp 35-40% tổng lao động ở những năm đầu 2030. Tầm quan trọng của lao động mùa vụ và toàn thời gian (hoặc gần toàn thời gian) trong nông nghiệp sẽ rất đa dạng. Lao động sẽ vẫn là yếu tố quan trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ, nhưng sẽ trở nên ít quan trọng hơn ở Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, và một phần Miền núi phía Bắc

–        Việc sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức sản xuất và chuỗi giá trị sẽ có những thay đổi đáng kể. Ví dụ, thị trường, môi trường và các yếu tổ khác có thể sẽ đóng góp trên 1/3 việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các mục đích nông nghiệp khác hoặc các dịch vụ sinh thái trước năm 2030. Đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi việc xâm thực mặn sẽ được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản với các giống đa dạng hơn hiện tại. Một diện tích lớn đất trồng lúa ở khu vực ven đô sẽ được dùng để canh tác rau hoặc cây cảnh. Đất trồng lúa gần bờ biển hoặc gần những khu vực sinh thái nhạy cảm sẽ đảm nhiệm nhiều tính năng hơn, như bảo tồn hoặc phục hồi đa dạng sinh học hoặc hỗ trợ du lịch sinh thái. Ở những địa phương có hệ thống thoát nước được cải thiện thì một số vùng trồng lúa sẽ được chuyển đổi sang trông ngô. Hệ thống sản xuất lúa gạo cũng sẽ thay đổi, bao gồm nhiều cây trồng luân canh để cải thiện đất đai và quản lý côn trùng, và tiến tới chuyên môn hóa hơn – bao gồm các giống gạo thơm và hữu cơ hoặc các hệ thống sản xuất an toàn với hệ sinh thái khác. Mặc dù diện tích trồng lúa có suy giảm, Việt Nam sẽ vẫn duy trì trình độ sản xuất có thặng dư xuất khẩu đáng kể với tỷ lệ cao hơn, trong đó bao gồm những sản phẩm có chất lượng cao hoặc các giống đặc sản mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân và doanh nghiệp. Gạo và các chuỗi giá trị khác sẽ có tổ chức nông dân cấp độ cao hơn với nhiều liên kết trực tiếp hơn giữa các tổ chức này và nhà chế biến hoặc nhà phân phối (hoặc xuất khẩu) thực phẩm.

–        Cùng với các xu hướng kể trên, dưới đây là những thành tựu tham vọng nhưng thực tế mà nền nông nghiệp Việt Nam có thể đạt được trong khoảng thời gian 2025 – 2030. Mặc dù danh sách này chưa đầy đủ, nhưng cũng đã minh họa các thành tựu mà Việt Nam có thể đạt được, dựa vào các điều kiện kỳ vọng từ các thị trường hàng hóa quốc tế, thay đổi trong nhu cầu thực phẩm của thị trường, tác động của biến đổi khí hậu và hiệu suất trong quá khứ.

Năng suất nông nghiệp và tăng trưởng bền vững

–        Xu hướng suy giảm tỷ lệ Tăng trưởng nông nghiệp trong vòng 10 năm qua sẽ chững lại và nông nghiệp sẽ trở về thời kỳ tăng trưởng như những năm trước thiên niên kỷ với tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 3.0 – 3.5% một năm

–        Xu hướng tăng trưởng này sẽ chủ yếu đến từ sự gia tăng nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) và sự đảo chiều hướng suy giảm gần đây. Tương tự với những xu hướng quan sát được từ những nước có thu nhập trung bình có hiệu suất cao khác, hơn 80% tăng trưởng là do tăng trưởng TFP. Năng suất lao động nông nghiệp sẽ tăng đáng kể, giúp thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Điều này cũng giúp thu hẹp khoảng cách giữa nền nông nghiệp Việt Nam và các tiểu ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động

–        Khoảng cách hiện tại giữa năng suất sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi rộng lớn ở Việt Nam (so với hệ thống ở Trung Quốc và các nước Châu Á thu nhập trung bình khác) sẽ được thu hẹp do thay đổi mục đích sử dụng đất và việc quản lý nguồn nước và dịch vụ thủy lợi được cải thiện

–        Thực tế và tiếng xấu của nông nghiệp Việt Nam là kém thân thiện với môi trường sẽ được thay đổi về căn bản. Trong một bộ phận lớn của ngành, việc giám sát các hoạt động nông học đi ngược lại với các tiêu chuẩn bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý chất thải và các phương pháp hiệu quả năng lượng sẽ trở thành chính thống. Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước đang phát triển hàng đầu trong việc tái chế chất thải nông nghiệp cho năng lượng, thức ăn chăn nuôi, phân bón và các mục đích khác. Tính đa năng của các khía cạnh của nông nghiệp Việt Nam sẽ được công nhận cả ở trong nước và quốc tế bao gồm khả năng bao vệ cảnh quan và đóng góp vào du lịch sinh thái

–        Ngành này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng an ninh lương thực quốc gia, phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày càng đa dạng và đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng trong nước về độ an toàn, chất lượng và giá. Việt Nam sẽ đạt được hoặc vượt qua tất cả các mục tiêu dinh dưỡng vào năm 2025 của Đại Hội đồng Y tế thế giới, bao gồm những mục tiêu liên quan đến việc thiếu dinh dưỡng (như trẻ còi xương), thiếu vi chất dinh dưỡng, và béo phì. Trong khi đây là thách thức liên ngành, nhưng ngành nông nghiệp sẽ giúp thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh và đa dạng.

Khả năng cạnh tranh của thị trường trong nước và quốc tế

–        Việt Nam sẽ xếp hạng trong số 10-20% các nước đang phát triển về tỷ lệ nông sản xuất khẩu đến từ các vùng sản xuất được chứng nhận quốc tế hoặc được công nhận đã tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội

–        Trên 50% xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ bao gồm các sản phẩm đã qua chế biến và các sản phẩm giá trị cao khác, nhiều gấp đôi với tỷ lệ hiện thời. Trên 12 nhãn hiệu của các công ty Việt nam sẽ giúp nông sản Việt Nam được công nhận trên các thị trường chính trong nước và quốc tế. Trong quá trình nhận diện ấy, khoảng cách hiện nay giữa danh tiếng quốc tế của ẩm thực Việt Nam và sự vô hình của hầu hết thực phẩm và nguyên liệu thô của Việt Nam sẽ được giải quyết.

Từ đây đến đó: Định hướng của chính sách và cải cách thể chế

–        Việc hiện thực hóa tầm nhìn này sẽ dựa vào những cải cách quan trọng về chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy đổi mới và nâng cao hiệu suất. Tiềm năng cụ thể đến từ việc đổi mới đất nông nghiệp, thủy lợi, nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông, và an toàn thực phẩm. Trong các lĩnh vực này và cả những lĩnh vực khác, rất nhiều kinh nghiệm có thể học được từ các chính sách và thể chế đã giúp các nước khác duy trì tính cạnh tranh cao cho ngành và các tiểu ngành, hoặc tăng cường tính bền vững, Rất nhiều ví dụ về những cải cách này sẽ được đề cập trong báo cáo này.

–        Việc hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp thực phẩm của Việt Nam sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nếu cách tiếp cận của chính phủ ít mang tính dẫn dắt mà mang tính tạo điều kiện nhiều hơn. Kiểm soát hành chính về đất đai và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước về cả thị trường đầu vào và đầu ra là những yếu tố quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng bao trùm ở những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, việc duy trì những chính sách và thể chế này sẽ làm chậm lại tiến trình chuyển đổi của ngành nông nghiệp theo hướng cần thiết để nó tiếp tục đồng hành với một nước hiện đại và thu nhập trung bình. Những thay đổi nhân khẩu học và những thay đổi trong nước cũng như môi trường ngoài nước sẽ tăng thêm áp lực và nâng cao đóng góp hiện đại hóa đối với ngành. Quản lý vi mô đối với những quá trình thay đổi này có thể rất khó khăn và cuối cùng có thể hạn chế nguồn năng lượng hiện có và khả năng phục hồi của nông dân Việt Nam, cũng như ngăn cản đầu tư trong toàn hệ thống nông nghiệp thực phẩm.

Sau đây là những ví dụ về những định hướng và những bước có khả năng được thực hiện

Năng suất và tăng trưởng nông nghiệp bền vững

 

Cho phép hộ nông dân (nhỏ) có thể đạt được tính kinh tế quy mô. Hợp nhất đất đai, dưới nhiều hình thức, đã trở nên rất quan trọng trong việc nâng cấp hệ thống sản xuất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giao dịch trong chuỗi giá trị, và cho phép các hộ dân đạt được và duy trì mức sống trung bình ít nhất một phần dựa vào nông nghiệp. Hợp nhất đất đai cũng cho phép cơ giới hóa mạnh mẽ hơn, quá trình này sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi chi phí nhân công tăng lên. Việt Nam đã cho thấy sự phát triển của thị trường thuê mướn đất đai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp nhất đất đai – nếu không phải về mặt danh nghĩa thì cũng là trên thực tế. Về mặt này, Việt Nam có thể đạt được rất nhiều thành tựu từ việc cải thiện dịch vụ đất đai (ví dụ như thông tin, đo lường [diện tích đất], giải quyết tranh chấp) và các biện pháp can thiệp khác để cải thiện hiệu suất của thị trường thuê mướn đất. Cũng giống như vậy, nhiều lợi ích đáng kể có thể đạt được từ những can thiệp thúc đẩy sự chấp nhận của nông dân cho những hoạt động tập thể, hoặc cho phép các doanh nhân phát triển cấu phần nền kinh tế dựa trên thương mại, cho phép tính kinh tế nhờ quy mô được phát triển dựa trên nguồn lực tổng hợp.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho việc đa dạng hóa nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu mới về thực phẩm và cải thiện thu nhập và cơ hội việc làm. Ngoài ra, điều này sẽ yêu cầu cho phép nông dân có nhiều lựa chọn sử dụng đất bằng cách nới lỏng các hạ về về việc sử dụng đất trồng lúa, cải thiện dịch vụ thủy lợi và phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi linh hoạt hơn phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Các ví dụ khác về các biện pháp hỗ trợ bao gồm tăng cường dịch vụ thú y và giám sát côn trùng, thực hiện tốt hơn các quy định liên quan đến việc sử dụng chất hóa học và kháng sinh, và tạo điều kiện cho nông dân và các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tài chính

Hỗ trợ và môi giới đổi mới trên diện rộng trên lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Việc chuyển đổi từ tăng trưởng dựa vào tài nguyên sang tăng trưởng dựa vào tri thức sẽ cần những thay đổi lớn nhằm giúp nông dân và những đối tượng khác trong hệ thống học hỏi và tiếp cận thông tin kỹ thuật và thương mại. Mặc dù chính phủ đã khởi xướng việc thay đổi cách tiếp cận từ trên xuống, dựa vào phía cung, chuyển sang hướng nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông, cần phải xem xét sâu sắc hơn về mục tiêu, cách tiếp cận và vai trò của khu vực công. Ví dụ, dịch vụ khuyến nông của khu vực công có thể vẫn có vai trò quan trọng, mặc dù khu vực này có thể giảm bớt vai trò cung cấp dịch vụ tư vấn từ cấp trung ương của mình, và đẩy mạnh vai trò như một bên môi giới, huy động và cấp vốn cho những dịch vụ tư vấn này nhưng do các bên khác cung cấp. Đối với nhiều tổ chức, việc chuyển sang vai trò tư vấn nói trên sẽ dựa vào việc thay đổi cấu trúc và văn hóa, cả trong và ngoài tổ chức. Đặc biệt, việc kết hợp các chức năng môi giới vào các dịch vụ khuyến nông truyền thống thường yêu cầu các tổ chức này phải xây dựng những kỹ năng mới, thay đổi sứ mệnh của họ và điều chỉnh động lực cho nhân viên bằng các thay đổi tiêu chí đo lường hiệu năng làm việc. Việc môi giới yêu cầu các kỹ năng tạo điều kiện chuyên biệt giúp quản lý quá trình nhóm và xây dựng lòng tin; và nó không thể được đánh giá bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu năng truyền thống như xuất bản hoặc số lượng đào tạo. Song song đó, việc chú trọng vào nâng cao năng suất và sản lượng có thể giúp tái cân bằng đầu tư để đảm bảo sự liên kết của các mục tiêu này với thực tiễn và nguyện vọng xây dựng một hệ thống lương thực hiện đại.

Hỗ trợ các nhà quản lý môi trường cạnh tranh về chất lượng. Một số chính sách thúc đẩy nông nghiệp có vẻ như đang mâu thuẫn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Trách nhiệm này có thể được chuyển hóa thành một tài sản. Mục tiêu bảo bệ môi trường ngày càng trở nên quan trọng trong việc tiếp cận thị trường và giúp định giá sản phẩm cao hơn đối với các nhà cung cấp. Nhận thấy sự cần thiết phải ưu tiên và cải thiện hiệu năng môi trường, chính phủ có thể tạo điều kiện và khuyến khích các chủ thể tư nhân đầu tư vào bảo bệ môi trường thông qua các công cụ hỗ trợ và thông tin. Kinh nghiệm quốc tế đã có nhiều ví dụ về cách thức thực thiện, thông qua chính sách về mua sắm, nghiên cứu và phát triển, khuyến nông, hệ thống chất lượng hoặc chi trả trực tiếp cho các hoạt động cải thiện môi trường sinh thái, chính phủ có thể thúc đẩy và khuyến khích các chủ thể tư nhân đầu tư vào bảo vệ môi trường. Nhìn chung, kinh nghiệm đã cho thấy sự cần thiết của chiến lược nông nghiệp-môi trường có thể dự đoán và ngăn ngừa sự thoái hóa ngay từ ban đầu. Trên thực tế, điều này có thể bao gồm việc cải thiện năng lực và cơ sở hạ tầng để theo dõi, học hỏi và triển khai theo một cách mới, thông qua đầu tư vào bất kỳ vấn đề gì từ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thu thập dữ liệu, đến đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi. Điều này cũng có thể bao gồm việc huy động nhiều bên liên quan, phát triển liên kết công tư, và can thiệp tại nhiều cấp khác nhau, từ nông trại, đến cảnh quan, đến vùng. Những nguyên tắc này, ví dụ, có thể được sử dụng để phát triển hệ sinh thái dựa vào nông nghiệp xung quanh các vùng trồng cây nông nghiệp và nông lâm nghiệp ở Tây Nguyên.

Quản lý rủi ro khí hậu một cách thích ứng. Nông nghiệp Việt Nam có khả năng bị tổn thương do các rủi ro về biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa và nhiệt độ, mực nước biển dâng, và những rủi ro khác do biến đổi khí hậu mang lại. Điều này gợi ý ít nhất ba định hướng cho việc xây dựng chiến lược thích ứng và ứng phó của khu vực công với biến đổi khí hậu. Đó là việc nắm bắt các nguyên lý của quản lý thích ứng, để tăng cường khả năng phục hồi bằng cách tăng cường khả năng với việc đổi mới tại mọi cấp độ xã hội và xuyên suốt nền kinh tế, và đặc quyền của các chiến lược quyết đoán. Cải thiện quản lý nguồn nước là rất cần thiết. Với việc tăng cường cạnh tranh trong việc sử dụng đất, nước và các nguồn lực tài chính, hệ thống thủy lợi cần trở nên hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần làm việc với các cơ quan các tỉnh và các đơn vị sử dụng dịch vụ để thúc đẩy và tạo điều kiện cho cách tiếp cận cung cấp thủy lợi như một loại hình dịch vụ bằng cách sửa đổi cơ cấu khuyến khích, và hạn chế việc cung cấp thông tin liên lạc theo hướng từ trên xuống để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề chung giữa các cơ quan quản lý và sử dụng dịch vụ.

Khả năng cạnh tranh trong thị trường trong nước và quốc tế

Thúc đẩy các hoạt động tập thể nhằm xây dựng chuỗi giá trị cạnh tranh hơn và bao trùm hơn. Sự xuất hiện của các chuỗi giá trị cạnh tranh và bao trùm hơn sẽ được thực hiện bằng các hoạt động tập thể vững mạnh hơn. Chính phủ có thể hỗ trợ việc này thông qua các tổ chức sản xuất và công nghiệp (và hội đồng hàng hóa) theo hai cách chính, bằng cách đầu tư vào việc vững mạnh hóa tổ chức, và bằng các biện pháp pháp lý và điều tiết. Nhiều tổ chức này hiện đang thực hiện chức năng (chương trình) thông tin liên lạc, nhưng trong tương lai các tổ chức này sẽ cần phải đóng các vai trò quan trọng hơn về kỹ thuật và/hoặc thương mại. Mặc dù việc canh tác theo hợp đồng chủ yếu là do khu vực tư nhân thực hiện, nhưng hỗ trợ chính phủ cho những hợp đồng dạng này không hề hiếm do chúng có thể giúp chính phủ đạt được những mục tiêu chính sách rộng lớn hơn như [thúc đẩy] tăng trưởng bao trùm, an ninh lương thực, hoặc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (mặc dù phương pháp này cũng có những khó khăn nhất định).  Trong nhiều tiểu ngành của nông nghiệp Việt Nam như trong thủy sản, giống lúa đặc sản, và trồng trọt/trồng hoa, phát triển vùng nông nghiệp có thể là một chiến lược phù hợp và đáp ứng tiêu chí nhận hỗ trợ từ khu vực công

Tăng cường năng lực của khu vực công và tư nhân để đảm bảo thực phẩm an toàn. Nhằm đối phó với thách thức an toàn thực phẩm, Việt Nam đã cải tiến các quy định về thực phẩm an toàn, đầu tư vào các phòng thí nghiệm, và tổ chức cơ cấu hợp lý bằng cách giảm số bộ phụ trách về an toàn thực phẩm từ 6 xuống 3. Điều này cũng chuyển hướng năng lực được xây dựng dành cho việc xuất khẩu thực phẩm an toàn sang tập trung vào thị trường nội địa. Để củng cố những thay đổi này, chính phủ cần giải quyết các áp lực tài chính và nhân sự một cách sáng tạo, và có thể xem xét các mô hình như đồng điều tiết. Mô hình này dựa trên sự tham gia sâu hơn của khu vực tư nhân nhằm quản lý các hạn chế mà khu vực này đang gặp phải. Trong bất kỳ trường hợp nào, hỗ trợ kỹ thuật và các dạng hỗ trợ khác có thể cần thiết để tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất thực phẩm tư nhân (và đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm vừa và nhỏ, và các nhà phân phối thực phẩm thuộc lĩnh vực không chính thức) nhằm cải thiện phương pháp quản lý an toàn thực phẩm của các đơn vị này. Việc sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro sẽ giúp tạo ra một trọng tâm rõ ràng cho các can thiệp công cộng

Định vị lại và đổi mới các thương hiệu của Việt Nam để tang hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và các lĩnh vực khác. Do khả năng được nhận biết và cảm nhận về giá trị thấp của nhiều đơn vị xuất khẩu hàng Việt Nam ở nước ngoài, Việt Nam nên xem xét bất kỳ chiến lược định vị lại và đổi mới thương hiệu dựa trên rất nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên lĩnh vực này. Tại nhiều nước, chiến lược này, cũng với các áp lực cạnh tranh và cơ hội thị trường, đã kích thích việc thay đổi sang các hàng hóa có giá trị khác biệt hoặc phát triển sản phẩm có giá trị cao. Thực vậy, thương hiệu quốc gia hoặc khu vực của một sản phẩm – cùng với các thành tố marketing, bảo vệ pháp lý và quản lý chất lượng – có thể có hiệu ứng chuyển đổi cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Nâng cao thương hiệu quốc gia của Việt Nam trong những ngành nhất định có thể giúp thu hút đầu tư nước ngoài và du lịch, và thúc đẩy xuất khẩu và doanh thu nội địa nói chung

Nhìn chung, những điểm cần phải xem xét lại, đầu tiên là, cần phải khắc phục được tính cạnh tranh dài hạn và thách thức bền vững của ngành nông nghiệp cần có sự tham gia sâu rộng của chính phủ và hoạt động liên bộ. Rất nhiều đổi mới quan trọng, như những đổi mới liên quan đến đất đai, doanh nghiệp nhà nước, khoa học và kỹ thuật, phân cấp và điều phối chính phủ và những vấn đề khác cần thiết để hỗ trợ hoạt động nông nghiệp như một ngành kinh doanh, không thể chỉ do một mình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện một cách độc lập. Thứ hai, nhằm đạt được nguyện vọng của mình, chính phủ cần phải đầu tư một cách có lựa chọn vào những hàng hóa và dịch vụ công chính yếu, trong khi phải thúc đẩy nâng cao đầu tư và sáng tạo từ nông dân và khu vực tư. Tóm lại, chính phủ cần giảm chức năng định hướng và tăng cường chức năng tạo môi trường thuận lợi [cho các khu vực khác phát triển]. Tải toàn bộ báo cáo tại đây

Về báo cáo

Báo cào này nhằm tìm hiểu các quá trình chuyển đổi hiện đang định hình ngành nông nghiệp của Việt Nam.

Chương 1 nêu bật lên những thay đổi cấu trúc, và định vị những thay đổi này và nhiều chỉ số hoạt động khác dựa trên các hiện tượng quan sát được từ những nước mới nổi ở Châu Á khác ở chương 2.

Trong chương 3, báo cáo đưa ra kịch bản và các mục tiêu mà ngành nông nghiệp Việt Nam có thể đạt được trong vào 10 đến 15 năm tới cùng với các thách thức chính sách và thể chế chính mà nước này cần phải giải quyết trong giai đoạn này.

Chương 4 nêu những kinh nghiệm quốc tế bằng cách trình bày rất nhiều các ví vụ về công cụ chính sách và chương trình tiếp cận mà Việt Nam có thể học hỏi được ở những thập kỷ sắp tới. Trong quá trình này, Việt Nam cần phải xây dựng con đường riêng của mình – dựa trên các vận động về kinh tế, xã hội và sinh thái trong và ngoài ngành nông nghiệp – nhằm hiện thực hóa tầm nhìn quốc gia về một hệ thống thực phẩm hiện đại.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s