Tại sao các nước Châu Mỹ Latin hạnh phúc nhất thế giới

English: Why Latin American Countries Are The Happiest

Chỉ số trải nghiệm tích cực của Gallup năm 2014 được đưa ra và chúng ta vẫn cố gắng suy ngẫm về các kết quả.

Để đo lường mức độ hạnh phúc trên toàn thế giới, Gallup đã phỏng vấn khoảng 1,000 người ở mỗi quốc gia trên hành tinh (ngoại  trừ Syria, nơi mà các kết quả không phù hợp với thời gian mà chỉ số này được công bố).

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại. Người được phỏng vấn từ 15 tuổi trở lên,  và trả lời các câu hỏi về việc họ cảm thấy hạnh phúc hay không ngày hôm trước đó.

Cần lưu ý rằng các câu hỏi không hề liên quan đến tài chính hoặc chính trị. Không ai được hỏi họ có bao nhiêu tiền hay họ cảm thấy thế nào về chính phủ của mình hay ở nơi khác.

Họ đơn giản chỉ được hỏi là vào ngày trước đó họ có:  thấy vui, cười hoặc cười lớn, cảm thấy được nghỉ ngơi tốt, thấy được đối xử tôn trọng, và được học hay làm việc gì đó thú vị hay không.

Và dựa vào những phản ứng theo cảm xúc này, Gallup đã biên soạn “chỉ số trải nghiệm tích cực” cho mỗi quốc gia trên thế giới.

Và 10 quốc gia nào hạnh phúc nhất trên thế giới, dựa vào những chỉ số trên? Tiếp tục đọc “Tại sao các nước Châu Mỹ Latin hạnh phúc nhất thế giới”

Làm sao để hưởng trái ngọt từ bùng nổ trồng dừa?  Nông dân Philipin dùng điện thoại

English: How to milk the coconut boom? Philippine farmers check their phones

FarmerLink Một dự án cung cấp những tư vấn cho nông dân trồng dừa cách sử dụng điện thoại di động để giúp nông dân có thu nhập ở thị trường dừa đang phát triển và kéo họ thoát nghèo đói.

BANGKOK, 10/05 (Qũy Thomson Reuters) – Điện thoại di động của Generosa Gona kêu với thông báo cho người nông dân trồng dừa ở miền mam Philipin hãy cảnh giác với bệnh thối rữa, một dịch bệnh phổ biến gây hại cho cây dừa. Thông điệp này bao gồm cả các  triệu chứng bệnh và cách chữa trị.

“Nhờ thế tôi đã theo dõi các cây dừa của mình và phát hiện ra một số cây có bệnh” Gonato đã chia sẻ với Quỹ Thomson Reuters qua điện thoại. Gonato đã làm theo lời khuyên – cắt bỏ và phá hủy những cây đã bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Tiếp tục đọc “Làm sao để hưởng trái ngọt từ bùng nổ trồng dừa?  Nông dân Philipin dùng điện thoại”

Việc làm trong lĩnh vực Xanh có những gì?

Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO

Việc làm trong lĩnh vực Xanh hay Việc làm Xanh là những công việc chính đáng góp phần bảo vệ hoặc tái tạo môi trường, là những công việc thuộc các ngành truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc là thuộc các lĩnh vực xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả.

Việc làm xanh giúp:

• Cải thiện hiệu suất năng lượng và hiệu suất sử dụng của các nguyên liệu thô
• Hạn chế phát thải khí nhà kính
• Giảm đến mức thấp nhất chất thải và ô nhiễm
• Bảo vệ và phụ hồi các hệ sinh thái
• Hỗ trợ việc thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu

Ở cấp độ doanh nghiệp, việc làm xanh có thể sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ có lợi cho môi trường, ví dụ như các tòa nhà xanh hay vận tải sạch. Tuy nhiên, những sản phẩm xanh này (hàng hóa và dịch vụ) không phải luôn luôn dựa trên các quy trình và kỹ thuật sản xuất xanh. Vì thế các việc làm xanh có thể được phân biệt bởi những đóng góp của công việc cho các quy trình thân thiện với môi trường hợn.

Ví dụ, các việc làm xanh có thể giảm thiểu việc tiêu thụ nước hoặc cải thiện các hệ thống tái chế. Do vậy, các việc làm xanh mà được định nghĩa thông qua các quy trình sản xuất thì không nhất thiết phải sản xuất các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến môi trường.
Như minh họa trong biểu đồ dưới đây, một sự phân biệt có thể xảy ra giữa việc làm trong các khu vực kinh tế xanh từ quan điểm về đầu ra và các chức năng công việc trong tất cả các lĩnh vực từ quan điểm về quy trình thân thiện với môi trường. Theo với ILO, các việc làm xanh là những việc rơi vào vùng gạch chéo trong biểu đồ này:

Tiếp tục đọc “Việc làm trong lĩnh vực Xanh có những gì?”

Khủng hoảng nước ở Việt Nam

English: WATER IN CRISIS – VIETNAM

Việt Nam có tổng cộng 2360 con sông với chiều  dài trên 10km và đáng lẽ sẽ phải cung cấp được nguồn nước dồi dào cho đất nước này. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở hạ tầng và khả năng tài chính nên việc tận dụng nguồn cung từ các con sông này còn thấp cộng với phân bổ không đồng đều của lượng mưa đã dẫn đến tình trạng thiếu nước ở khắp nơi.

Mặc dù Việt Nam đã cải thiện tình trạng cung cấp nước của mình trong vài thập kỷ gần đây nhưng vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể ở nhiều khu vực nông thôn, những vùng mà tập trung dân số nghèo nhất. Theo báo cáo thì chỉ 39% dân số ở nông thôn được tiếp cận nguồn nước và hệ thống vệ sinh an toàn.  Người dân ở nông thôn đã chuyển từ sử dụng nước mặt từ những chiếc giếng khoan nông sang nguồn nước ngầm được bơm từ các ống nước tư. Ở vùng phía Bắc của Việt Nam quanh Hà Nội, có bằng chứng cho thấy nguồn nước uống có chứa asen (thạch tím). Khoảng 7 triệu người đang sống ở khu vực này có nguy cơ cao bị nhiễm độc asen và đây là một vấn đề thật sự nghiêm trọng vì lượng asen cao như thế có thể gây ung thư, các vấn đề về da và hệ thống thần kinh.
Tiếp tục đọc “Khủng hoảng nước ở Việt Nam”

5 cách kiểm chứng sự thật của các tuyên bố về sức khỏe/y tế

English: 5 tips for fact-checking claims about health

“Bạn có thể đưa ra sự thật chính xác 100% nhưng có thể vẫn gần như vô nghĩa đối với độc giả”

Câu nói thứ hai của Gary Schwitzer trong cuộc nói chuyện qua điện thoại của chúng tôi nghe có vẻ như không thực là một sự chấp nhận cho việc kiểm chứng sự thật.

Thực tế, điều này chỉ ra một thách thức mà những người phải kiểm chứng sự thật phải đối mặt hàng ngày.  Những tuyên bố mà các viên chức được đắc cử hoặc các phương tiện truyền thông đưa ra có thể chính xác nhưng lại gây hiểu nhầm do việc bỏ sót hoặc thiếu bối cảnh.  Những tuyên bố này đôi khi thật khó để phát hiện theo mọt cách rõ ràng cho người đọc, nhưng cũng không kém phần quan trọng hơn là những đó là ở đâu đó số liệu bị can thiệp một cách trắng trợn.

Schwitzer là ông chủ của trang HealthNewsReview.org và là trợ giảng của  Khoa Y tế cộng đồng thuộc đại học Minnesota. Tiếp tục đọc “5 cách kiểm chứng sự thật của các tuyên bố về sức khỏe/y tế”

Tự do thương mại cho thương mại xanh: Hỗ trợ năng lượng sạch, mở rộng thương mại cho công nghệ xanh.

ENGLISH: Free Trade for Green Trade – To Support Clean Power, Open Up Trade In Green Technology

Foreignaffair – Chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tại Paris vào cuối năm nay, chính phủ các nước đang chuẩn bị chiến lược của mình để thương lượng các mục tiêu quốc gia về giảm thiểu phát thải. Nhưng ở đâu đó, một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra khi các doanh nghiệp và chính phủ đang cạnh tranh để cố gắng giành được những lợi ích từ sự trỗi dậy của nền kinh tế xanh. Điều này dẫn đến kết quả là một làn sóng tranh chấp thương mại trong các ngành công nghiệp năng lượng sạch. Kể từ năm 2010, có ít nhất 11 vụ việc như vậy đã được khởi xướng. Cụ thể, những vụ việc thương mại trong ngành solar photovoltaics [quang điện trực tiếp – tế bào quang điện trực tiếp chuyển ánh sáng thành điện]  đã nổi lên như một vài vụ việc có tính chính trị dữ dội nhất trong lịch sử gần đây.

Các tranh chấp thương mại về trợ cấp và bán phá giá có khả năng sẽ cản trở sự phát triển của các công nghệ năng lượng với hàm lượng các bon thấp, bằng cách tăng giá của những công nghệ này so với giá của nhiên liệu hóa thạch. Và những tranh chấp này thật sự là không cần thiết; hầu hết phát sinh từ giả định rằng cuộc đua trong ngành năng lượng sạch là một trò chơi có tổng bằng 0 giữa các nền kinh tế quốc gia và khu vực đang cạnh tranh với nhau. Nhưng đó không phải cách mà các ngành công nghiệp xanh vận hành, và chính sách của chính phủ cần phải theo kịp thực tế rằng các doanh nghiệp trong nước (và những nỗ lực để bảo vệ môi trường) sẽ được hưởng lợi từ tự do thương mại trong ngành công nghiệp năng lượng sạch. Tiếp tục đọc “Tự do thương mại cho thương mại xanh: Hỗ trợ năng lượng sạch, mở rộng thương mại cho công nghệ xanh.”

Quyền sở hữu đất cho hộ nông dân – Sức mạnh chống biến đổi khí hậu

ENGLISH: The Power of Smallholder Land Rights to Combat Climate Change

Cuối tuần qua thế giới đã trả qua niềm vui mừng mang tính chất lịch sử khi thỏa thuận về biến đổi khí hậu mà chúng ta đã mong đợi từ rất lâu đã đạt được tại Hội nghị khí hậu Paris (COP21). Khi mà sự hợp tác của 190 quốc gia xung quanh một vấn đề, đặc biệt là vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu, nên được hoan nghênh, thì hiệp ước COP21 lại thiếu một phần quan trọng, đó là vai trò của nông nghiệp.

Năm nay được ghi nhân là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới. Chỉ vài tháng trước đây, chúng ta vừa chứng kiến hiện tượng El Nino, mà có khả năng là một trong những đợt có cường độ mạnh nhất được ghi nhận, đã tạo ra các mô hình thời tiết hỗn loạn và không thể dự đoán trước, gây ra sự thất thoát mùa màng khủng khiếp và đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực và an ninh lương thực ở mức độ khẩn cấp. Ethiopia đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, với dự đoán là ít nhất 15 triệu người sẽ yêu cầu viện trợ lương thực khẩn cấp vào đầu năm 2016.

Khi mà biến đổi khí hậu tiếp tục đe dọa sự ổn định toàn cầu, thì nó cũng tạo áp lực cho cộng đồng quốc tế phải đưa ra những giải pháp sáng tạo. Một giải pháp không nhận được sự quan tâm thích đáng là tăng quyền đất đai cho những người nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là cho phụ nữ ở các nước đang phát triển. Tiếp tục đọc “Quyền sở hữu đất cho hộ nông dân – Sức mạnh chống biến đổi khí hậu”

Dân chủ Trực tiếp: Sổ tay IDEA – Viện Quốc tế Hỗ trợ Dân chủ và Bầu cử

International Institute for Democracy and Electoral Assistance

DOWNLOAD bản TIẾNG ANH

Trong khi rất nhiều cuốn sách viết về dân chủ trực tiếp có phương pháp tiếp cận mang tính chất khu vực hoặc quốc gia, hay chỉ đơn giản là tập trung vào một trong nhiều cơ chế gắn liền với dân chủ trực tiếp, thì cuốn sổ tay này lại đi sâu vào một sự so sánh toàn cầu giữa các cơ chế dân chủ trực tiếp, trong đó bao gồm những cuộc trưng cầu dân ý, các sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình nghị sự và bãi miễn. Một cái nhìn chi tiết đối với mỗi công cụ được thảo luận trong một chương bằng việc phân tích từng công cụ, xem xét mỗi công cụ được áp dụng như thế nào trong việc định hình các quyết định chính trị và một phác thảo của các bước liên quan đến việc lập kế hoạch bất kỳ thủ tục nào.

Sổ tay này cũng bao gồm một chương viết về những biện pháp có thể đối với những hoạt động thực tiễn tốt nhất để thực thi các thủ tục một cách tốt nhất, được thiết kế cho những người muốn hướng các công cụ của dân chủ trực tiếp đến nhu cầu cụ thể của mình. Để có thể hoàn thiện các hoạt động thực tiễn tốt nhất, một loạt những trường hợp nghiên cứu trên toàn cầu đã nêu chi tiết các ứng dụng thực tế của các cơ chế dân chủ trong những bối cảnh cụ thể. Các trường hợp nghiên cứu ở các quốc gia này cho phép thảo luận sâu hơn về các vấn đề cụ thể, bao gồm việc thu thập chữ ký và tham gia bầu cử, chiến dịch tài chính, truyền thông y tế, sự khác nhau về mặt quốc gia trong việc sử dụng các thủ tục dân chủ trực tiếp và các bài học mà các quốc gia đã học được.

Ngoài ra, cuộc khảo sát toàn diện duy nhất trên thế giới này cũng đã vạch ra những điều khoản/quy định của dân chủ trực tiếp ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, và chỉ ra rằng một số những điều khoản này, nếu có, cũng được áp dụng bởi mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ ở cả cấp độ quốc gia và địa phương. Hơn nữa, cuộc khảo sát trên thế giới này cũng bao gồm những thông tin có giá trị liên quan đến tính chất ràng buộc hay không ràng buộc của trưng cầu dân ý, cũng như là các vấn đề có thể được đưa ra tại một cuộc trưng cầu dân ý.

Kêu gọi hành động vì khí hậu từ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất – Nhóm V20

English: Call for Climate Action from Most Vulnerable Nations – The V-20

“Các thành viên của V20 bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Barbados, Bhutan, Costa Rica, Ethiopia, Ghana, Kenya, Kiribati, Madagascar, Maldives, Nepal, Philippines, Rwanda, Saint Lucia, Tanzania, Timor-Leste, Tuvalu, Vanuatu và Việt Nam “

Globe – Net, ngày 15/10/2015 – Một nhóm mới đang kêu gọi một sự huy động đáng kể nguồn tài chính công và tư cho hành động vì khí hậu ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia trước các cuộc đàm phán COP21 ở Paris.

“Nhóm 20 nước dễ bị tổn thương” (V20), là một nhóm các quốc gia đại diện cho gần 700 triệu người đến từ 20 quốc gia được coi là dễ bị tổn thương nhất từ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Được dẫn đầu bởi Philipin, nhóm V20 tuyên bố rằng họ đại diện cho những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu – những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, kém phát triển, khô cằn, vùng eo đất, không có biển, vùng núi, các quốc đảo nhỏ đang phát triển đến từ Châu Phi, Châu Á, vùng Caribbean, Mỹ Latin và Thái Bình Dương.

Nhóm V20 được hình thành thiết lập từ những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu để cùng chia sẻ và nhân rộng các phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với vấn đề tài chính cho khí hậu, sáng kiến được đưa ra bởi những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Tiếp tục đọc “Kêu gọi hành động vì khí hậu từ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất – Nhóm V20”

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ngoài tầm nhìn

English:Ethnic minorities in Vietnam: Out of sight

Cảnh nghèo cùng cực vẫn đang tiếp diễn ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam là trách nhiệm của Đảng Cộng Sản (ĐCS).

Economist – XU XEO GIA chật vật sống ở Pho, một ngôi làng hẻo lánh ở khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam. Ông Gia đến từ dân tộc thiểu số Hmong. Ông rất biết ơn về những khoản trợ cấp giáo dục và chăm sóc y tế mà gia đình ông nhận được từ Chính phủ. Nhưng ông vẫn đang phải vật lộn trên vùng đất không đủ phì nhiêu để chăn nuôi và trồng lúa. 25$ lẻ ít ỏi ông kiếm được từ việc bán một con heo cũng chỉ đủ để sắm quần áo cho bọn trẻ nhà ông và giúp ông tránh xa các chủ nợ. “Cuộc sống đang trở nên tốt đẹp hơn”, ông nói, “nhưng chưa đủ nhanh”. Tiếp tục đọc “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ngoài tầm nhìn”

Bốn nguyên tắc của Lý Thuyết Thay Đổi trong phát triển toàn cầu

ENGLISH: Four principles for Theories of Change in global development

Vậy chúng ta đi đâu từ đây?

Những nguyên tắc dưới đây (không phải luật) hướng tới các cách tiếp cận nền tảng Lý Thuyết Thay Đổi (Theory of Change) theo những kiến thức mới nổi lên gần đây– và được bắt nguồn từ mối quan tâm đối với những vấn đề đang liên tục gây ra thiệt hại trong ngành phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, mục đích không phải là để đưa ra các quy tắc: mà để tranh luận, phản biện các nguyên tắc này và tự phát triển nguyên tắc của các bạn.

1. Tập trung vào quá trình

Như David Mosse đã ghi nhận vào năm 1998, các công cụ quản lý chương trình thông thường có khuynh hướng lờ đi “các yếu tố quá trình”, coi các dự án như “các hệ thống đóng, bị kiểm soát và không thay đổi” Tiếp tục đọc “Bốn nguyên tắc của Lý Thuyết Thay Đổi trong phát triển toàn cầu”

Ngớ ngẩn về thức ăn: lãng phí, đói kém và biến đổi khí hậu

English: Food foolish: Waste, hunger and climate change

Một phần ba hoặc hơn 1/3 lượng thực phẩm chúng ta sản xuất mỗi năm không bao giờ được tiêu thụ.

Hơn 1 tỷ tấn thực phẩm bị mất mát hoặc lãng phí, chưa bao giờ được đưa từ trang trại tới bàn ăn của chúng ta.

Thông thường ở các nước đang phát triển lượng thực phẩm trên bị phân rã trên các cánh đồng trước khi thu hoạch hoặc bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Một số thì bị mất mát ở các thị trường bán lẻ trước khi người tiêu dùng có thể mua. Trong khi đó, ở các nước phát triển, con người thường mua quá nhiều và sau đó vứt đi. Họ từ chối loại thực phẩm hoản hảo về dinh dưỡng mà không nhìn hoàn hảo về thẩm mỹ.

Chúng ta thường xuyên được phục vụ những bữa ăn quá khổ, phần lớn trong số đó lại bị bỏ đi. Mặc dù có nhiều lý do khác nhau, chúng ta lãng phí thực phẩm ở khắp mọi nơi, thường theo những cách mà không lường trước được nhưng có vẻ lại dại dột cho nhu cầu cơ bản của chúng ta đối với tài nguyên quý giá này. Tiếp tục đọc “Ngớ ngẩn về thức ăn: lãng phí, đói kém và biến đổi khí hậu”

Chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ thay đổi thế giới như thế nào

Original English article on Stratfor

Tóm tắt

Những biến động gần đây của đồng tiền Trung Quốc được coi là điển hình cho những gì tốt nhất và tệ nhất của một thế giới toàn cầu hóa, nơi mà sự phát triển ở một nơi có thể thay đổi ngay lập tức những tính toán về chính trị và tài chính của các chính phủ ở những nơi khác. Hầu như trong lịch sử của loài người, các cộng đồng, nền văn hóa và nền kinh tế trên thế giới tồn tại độc lập so với nơi khác, bị chia rẽ bởi khoảng cách rộng lớn và khó khăn về địa hình. Ví dụ, sẽ phải mất vài tháng thậm chí là vài năm để những tin tức từ Trung Quốc có thể đến Châu Âu vượt qua tuyến đường thương mại Con đường tơ lụa trong suốt thời kỳ đỉnh cao nhất của nó khoảng 1,000 năm trước. Thậm chí sau đó, các cộng đồng dọc theo tuyến đường đó cũng khó có thể được coi là gắn kết hoàn toàn.

Nhưng rõ ràng đây không còn là vấn đề nữa. Và bây giờ, khi mà Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh đồng tiền nhân dân tệ thì các thị trường trên khắp thế giới sẽ phản ứng theo, thậm chí là sẽ phản ứng khác nhau.

Phân tích

Có một vài lý do đằng sau quyết định của Trung Quốc, nhưng điều đó vẫn đến như một bất ngờ đối với nhiều người. Trong công cuộc tìm kiếm ổn định, Trung Quốc đã gắn chặt đồng tiền của mình với đồng Đô la Mỹ kể từ năm 1994, thường là ở giá trị thấp tương đối so với đồng Đô la. Trong suốt những năm 2000s, sự kết nối này đã giúp Trung Quốc giữ được xuất khẩu của mình cạnh tranh, các nước phát triển vẫn đang tiêu thụ hàng hóa của nước này. Sự sụp đổ của nền kinh tế phương Tây năm 2008 cho thấy mô hình này không còn vận hành được nữa, và Trung Quốc đã bắt đầu cố gắng tăng trưởng tiêu dùng theo đó người tiêu dùng trong nước có thể giúp lấp đầy lỗ hổng bị để lại do thị trường quốc tế suy giảm. Tiếp tục đọc “Chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ thay đổi thế giới như thế nào”

17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030

Dưới đây là một đoạn trích từ Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, chỉ ra 17 mục tiêu phát triển bền vững

Các mục tiêu phát triển bền vững

  • Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
  • Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo anh ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.
  • Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
  • Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
  • Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
  • Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
  • Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.
  • Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
  • Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.*
  • Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
  • Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.
  • Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.
  • Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

*Chú ý rằng Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu là diễn đàn quốc tế, liên chính phủ đầu tiên thảo luận về việc ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đọc “17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030”

Chỉ số kinh doanh toàn cầu: GEM – Global Entrepreneur Monitor : Báo cáo 2014 về Việt Nam

Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể – tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn

Dữ liệu gần nhất: 2014

(Chú thích: factor-driven economy: nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu (nền kinh tế phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào)

Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu phục hồi. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 5.98%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, quá trình phục hồi chậm đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và cá nhân.

Mặc dù môi trường kinh doanh năm 2014 đã được cải thiện, tỷ lệ khởi sự kinh doanh (tỷ lệ người trưởng thành trong giai đoạn đầu của việc bắt đầu kinh doanh) chỉ đạt 2%, thấp hơn mức 4% của năm 2013 và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 12.4% ở các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu (nền kinh tế phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào) có trình độ phát triển tương tự Việt Nam.

Trong khi đó, tỷ lệ người trưởng thành nhận thức được các cơ hội tốt để kinh doanh đã giảm – từ 44% năm 2013 xuống 39% năm 2014. Tương tự, tỷ lệ ý định kinh doanh – những người có ý đinh khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới – đã giảm từ 24% 2013 xuống 18% năm 2014, một lần nữa thấp hơn rất nhiều mức trung bình 40% ở các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu. Tiếp tục đọc “Chỉ số kinh doanh toàn cầu: GEM – Global Entrepreneur Monitor : Báo cáo 2014 về Việt Nam”