ENGLISH: Four principles for Theories of Change in global development
Vậy chúng ta đi đâu từ đây?
Những nguyên tắc dưới đây (không phải luật) hướng tới các cách tiếp cận nền tảng Lý Thuyết Thay Đổi (Theory of Change) theo những kiến thức mới nổi lên gần đây– và được bắt nguồn từ mối quan tâm đối với những vấn đề đang liên tục gây ra thiệt hại trong ngành phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, mục đích không phải là để đưa ra các quy tắc: mà để tranh luận, phản biện các nguyên tắc này và tự phát triển nguyên tắc của các bạn.
1. Tập trung vào quá trình
Như David Mosse đã ghi nhận vào năm 1998, các công cụ quản lý chương trình thông thường có khuynh hướng lờ đi “các yếu tố quá trình”, coi các dự án như “các hệ thống đóng, bị kiểm soát và không thay đổi”
Một phương pháp tiếp cận Lý Thuyết Thay Đổi có thể thách thức điều này, nhưng để làm được điều đó thì không thể đơn thuần chỉ là một văn bản được hoàn thành lúc bắt đầu một dự án và để trên kệ sách để thu bụi. Nghiên cứu thường xuyên các giả định cơ bản là rất cần thiết. Tôi biết điều này nghe có vẻ mơ hồ.
Tôi không chắc một bộ công cụ được trang bị đầy đủ là câu trả lời, bởi điều này có khuynh hướng nhanh chóng làm chậm lại sức sáng tạo. Tuy nhiên, như Quỹ Châu Á đã giải thích, có một số phương pháp nhẹ, chẳng hạn như các mốc thời gian dự án hoặc nhật ký của chương trình có thể châm ngòi cho tư duy phản biện và đưa đến thử nghiệm chiến lược rộng lớn hơn.
2. Ưu tiên cho học hỏi
Một phương pháp tiếp cận có tính chất phản ánh và thích nghi để trở thành xu hướng chủ đạo trong Lý Thuyết Thay Đổi – và thực sự trong sự phát triển rộng lớn hơn – là những hiểu biết về trách nhiệm và cách học hỏi cần phải thay đổi đáng kể.
Ở rất nhiều ngành công nghiệp khác, từ kinh doanh cho tới bóng đá, các nhà quản lý được đánh giá cao trong việc thích nghi với những hoàn cảnh đang thay đổi , còn trong vấn đề phát triển thì lại không được như vậy. Phải chăng chúng ta nên dịch chuyển trọng tâm từ theo dõi và đánh giá (M&E – monitoring and evaluation) sang học tập và thích nghi (L&A – learning and adaptation)? Có trách nhiệm về học hỏi (accountability for learning) có thể là một lộ trình hứa hẹn: ví dụ, không có lý do tại sao các dự án không thể được tổ chức và chịu trách nhiệm cho việc dự án đã học được bao nhiêu trong suốt thời gian đó, đã thích ứng với thông tin mới như thế nào và tại sao sự thích ứng này lại quan trọng đối với sự cải thiện phát triển. Điều này không nghĩa lý gì nếu trách nhiệm chỉ tiếp tục được xem là kế toán.
3. Địa phương dẫn dắt
Một trong những mối nguy hiểm với phương pháp tiếp cận Lý Thuyết Thay Đổi đó là lý thuyết vẫn duy trì một quá trình từ trên xuống dưới: bị áp đặt bởi một nhóm nhỏ trong các tổ chức hoặc các chương trình, hoặc loại trừ yếu tố đầu vào và quan điểm của “những người mục tiên hưởng lợi” của dự án .
Một người tham gia cuộc hội thảo tháng 4 năm 2015 đã nóiL: Với sự tham gia vào quá trình dự án bởi những đối tác địa phương và những người là mục tiêu hưởng lợi, Lý Thuyết Thay Đổi có thể được sử dụng như một cây gậy để gõ đầu những nhà tài trợ hơn là những gõ đầu đối tác địa phương và những người mục tiêu hưởng lợi của dự án.
Bắt đầu từ đâu với điều này? Để bắt đầu, hãy bỏ những thuật ngữ gây tranh cãi và khó hiểu và tập trung vào cuộc tranh luận và thảo luận đích thực với các đối tác về các chiến lược và các mục tiêu. Tôi không sử dụng các từ viết tắt ‘ToC/s’ và tôi cũng không chắc liệu có vấn đề gì nếu bạn sử dụng thuật ngữ ‘Lý Thuyết Thay Đổi’(có phải vậy không?)
Tổ chức Peace Direct dường như làm việc cùng với định hướng này bằng cách làm việc với các tổ chức địa phương để phát triển Lý Thuyết Thay Đổi của riêng họ. Điều này chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận Lý Thuyết Thay Đổi là hệ tư tưởng về tổ chức, như là một tổ chức ‘từ dưới lên’, chúng ta có thể mong đợi điều này, trong khi đó với những người khác thì sẽ cần phải có một bước thay đổi đáng kể trong cách họ nghĩ và làm.
4. Tư duy theo la bàn không phải bản đồ
Đối với một số những người ủng hộ Lý Thuyết Thay Đổi, quá trình này bao gồm việc phát triển một ‘lộ trình để đưa bạn từ đây đến đó’. Vấn đề ở đây là cách tư duy đó có thể tạo ra những ảo tưởng về khung logic, chẳng hạn như giả thuyết tuyến tính.
Ý tưởng hữu ích hơn nhiều là: đó là một ‘la bàn để giúp chúng ta tìm lối đi của mình trong lớp sương mù của những hệ thống phức tạp, khám phá con đường trong lúc bước đi’.
Nhận thức về ‘sự phức tạp’ không có nghĩa là bỏ rơi hoàn toàn các quá trình lập kế hoạch, nhưng nhận thức được rằng các kế hoạch thường phản ánh những dự đoán tốt nhất về tương lai (và cũng về quá khứ) và có khả năng sẽ thay đổi theo thời gian. Có rất nhiều điều chúng ta thực sự biết về việc đi từ ‘đây đến đó’ nhưng cuộc hành trình này sẽ thường phù hợp với một chiếc thuyền buồn hơn là tàu hỏa.
Một kiểm tra thực tế
Những điều này liệu có thể được tổ chức thực tế trong viễn ảnh của “phương pháp chú tâm vào kết quả” không thực tế, tốn thời gian, và dễ gây hiểm nhầm này không?
Dù còn rất nhiều vấn đề, vẫn có không gian để hành động, dựa trên một số những cải cách thú vị bên trong những nhà tài trợ (chẳng hạn như những “quy tắc thông minh” của Bộ Phát Triển Quốc Tế nước Anh) và một cơ sở bằng chứng ngày càng tăng lên về các phương pháp tiếp cận nêu trên. Điều này cần phải được dùng làm vốn liếng và tài liệu phát hành ngày hôm nay đưa ra một số gợi ý để đưa chúng ta đến đó.
Tất nhiên, cũng cần phải khiêm tốn khi xem xét những gì có thể đạt được. Việc phát minh lại các công cụ và các phương pháp tiếp cận cũng một phần là phản ứng đối với những căng thẳng kéo dài trong ngành phát triển, có tiềm năng hữu ích nhưng không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Có lẽ, đóng góp lớn nhất của Lý Thuyết Thay Đổi là có thể giúp xây dựng một không gian nhỏ nhưng hiệu quả cho sự phản ánh có tính phê phán đích thực bên trong các tổ chức viện trợ. Điều này nghe không có vẻ gì triệt để đối với những người ngoài ngành, nhưng bên trong ngành thì đây là nhu cầu quan trọng và cấp thiết.