Dự án kênh Phù Nam Techo: Vấn đề chia sẻ thông tin

THANH TUẤN – 11/05/2024 09:34 GMT+7

TTCT – Dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia gây chú ý gần đây khi xuất hiện lo ngại dự án sẽ làm thay đổi dòng chính sông Mekong, tác động tới vùng lũ và sinh kế người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh: Getty

Chỉ ngắn hơn kênh đào Suez 13km, dự án 180km này dự kiến nối thủ đô Phnom Penh của Campuchia với tỉnh Kep, giáp biên giới Việt Nam. 

Được coi là nỗ lực hồi sinh hệ thống sông ngòi lịch sử Campuchia, con kênh với bề rộng 100m và sâu 5,4m có thể phục vụ tàu 3.000 tấn vào mùa khô và 5.000 tấn vào mùa mưa.

Theo China Global South Project, con kênh sẽ kéo dài từ khu vực Prek Takeo của sông Mekong tới Prek Ta Ek và Prek Ta Hing của sông Bassac (sông Hậu) và đi qua bốn tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với ba hệ thống âu tàu, 11 cầu và 208km đường ven bờ được xây dựng bởi Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) theo mô hình BOT. 

Thủ tướng Campuchia Hun Manet ủng hộ mạnh mẽ dự án, và nói nó không có tác hại gì tới môi trường, đặc biệt là tới dòng Mekong đi qua nhiều nước ASEAN.

Tối 5-5, trả lời báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước”. 

Về dự án kênh Phù Nam Techo, bà Hằng nói Việt Nam mong “Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước và tài nguyên nước sông Mekong”.

Tiếp tục đọc “Dự án kênh Phù Nam Techo: Vấn đề chia sẻ thông tin”

Khát nước cạnh những dòng sông

THANH HUYỀN – MẬU TRƯỜNG – 27/03/2024 05:42 GMT+7

TTCT Sau nhiều tháng nắng gắt và không có mưa, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau và Bến Tre là hai tỉnh bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất cho đến thời điểm này.

Ruộng lúa của ông Nguyễn Văn Cảnh chết khô vì thiếu nước ngọt. Ảnh: THANH HUYỀN Tiếp tục đọc “Khát nước cạnh những dòng sông”

Luật sư trong nước thất thế ngay trên ‘sân nhà’?

TT – 08/05/2024 19:12 GMT+7 – ĐAN THUẦN

Năm 2022, tại TP.HCM có 7.002 luật sư hoạt động, doanh thu đạt 3.504 tỉ đồng. Cùng kỳ có 155 luật sư nước ngoài hoạt động, doanh thu hơn 2.000 tỉ đồng.

Luật sư trong nước lợi thế hơn đồng nghiệp nước ngoài ở lĩnh vực tố tụng tại tòa án. Trong ảnh: Các luật sư tham gia phiên tòa Vạn Thịnh Phát kiểm tra an ninh trước khi vào phòng xử – Ảnh: HỮU HẠNH

Theo quy định tại điều 76 Luật Luật sư năm 2006, luật sư nước ngoài không được tư vấn pháp luật Việt Nam nếu không có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Luật sư trong nước thất thế ngay trên ‘sân nhà’?”

Khi sinh viên Mỹ biểu tình phản chiến

NGUYỄN VŨ – 05/05/2024 10:05 GMT+7

TTCT Chuyện sinh viên Mỹ biểu tình trong khuôn viên nhà trường không có gì lạ, nhưng khi ban giám hiệu Đại học Columbia kêu cảnh sát tới giải tán sinh viên rồi bắt đi hơn 100 người, vụ việc trở nên lớn chuyện.

Sinh viên dựng lều để biểu tình lâu dài trước Đại học Columbia. Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình tương tự lan rộng ra các trường đại học, kéo theo nhiều vụ bắt bớ khác.

2h chiều thứ tư 17-4, hiệu trưởng Đại học Columbia, bà Minouche Shafik, bước ra khỏi tòa nhà Quốc hội Mỹ, thở phào nhẹ nhõm. Bà tưởng đâu đã thoát tình cảnh như hai đồng nghiệp, hiệu trưởng Đại học Harvard Claudine Gay và Đại học Pennsylvania (UPenn) Liz Magill từng rơi vào, khi bị mời ra điều trần trước Ủy ban Giáo dục Hạ viện. 

Hai bà này trả lời lấp lửng, còn tùy bối cảnh, khi được hỏi việc kêu gọi diệt chủng dân Do Thái có vi phạm nội quy ứng xử của nhà trường không. Dư luận phản ứng dữ dội, hai bà lần lượt phải từ chức.

Tiếp tục đọc “Khi sinh viên Mỹ biểu tình phản chiến”

Iran – Israel: 2.500 năm ân oán

SÁNG ÁNH – 06/05/2024 09:59 GMT+7

TTCTNgày 14-4-2024, Iran trực tiếp đánh Israel bằng 331 tên lửa nặng nhẹ và máy bay không người lái nhanh chậm các loại. Chuyện này “chưa từng thấy”, nhưng hẳn không phải là ngày huy hoàng nhất trong lịch sử quốc gia này.

Ảnh: Spiegel

2.500 năm trước, đế triều Aechemenid của Ba Tư trị vì từ Hy Lạp đến Ubezkistan và từ Libya đến Ấn Độ, là một trong những đế chế lớn nhất lịch sử, diện tích 5,5 triệu km2, bao trùm cả… Israel ngày nay.

Trong kinh Cựu ước của Kitô, tức là sách thánh của đạo Do Thái, Đế Ba Tư Cyrus vĩ đại là ân nhân của dân tộc Do Thái và được Do Thái đưa lên hàng “thiên sứ”. Sở dĩ như vậy là vì Cyrus chiếm thành Babylon và giải phóng người Do Thái bị lưu đày và làm nô lệ ở đây, cho họ trở về quê xưa xây lại đền thờ trên Đất Hứa.

Tiếp tục đọc “Iran – Israel: 2.500 năm ân oán”

Why India’s election is such a big deal

Al Jazeera English – 8-4-2024

The world’s biggest election is happening in India. There are 970 million registered voters and seven phases of voting, from April to early June.

#AJStartHere with Sandra Gathmann explains how the election will work, why Narendra Modi and the BJP are expected to win again, and how India is changing under them.

Chapters:
01:26 – How India’s massive election will work
02:28 – The key players: Modi and the BJP
02:48 – The key players: Rahul Gandhi, the Congress Party and the INDIA opposition alliance
03:48 – Modi’s popularity
06:12 – Hindutva explained
08:32 – Fears about the direction that India’s going in under Modi
09:35 – Violence and discrimination against the Muslim community in India
10:06 – India’s controversial citizenship law

Vận động bằng AI, mặt trận mới trong cuộc bầu cử Ấn Độ

ANTG – Thứ Năm, 02/05/2024, 06:41

Các hình đại diện gọi cử tri bằng tên thân mật, nói chuyện với họ qua tin nhắn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Đấy là những gì được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) và đang tràn ngập trên môi trường kỹ thuật số của Ấn Độ sau khi nước này bắt đầu cuộc tổng tuyển cử 2024.

Tràn ngập nội dung giả mạo bằng AI

Để có cái nhìn thoáng qua về vị trí của trí tuệ nhân tạo trong các chiến dịch bầu cử, hãy nhìn vào Ấn Độ, khi quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu tiến hành các cuộc tổng tuyển cử vào ngày 19/4 vừa qua.

Một phiên bản Thủ tướng Narendra Modi do AI tạo ra đã được chia sẻ trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp cho thấy khả năng tiếp cận siêu cá nhân hóa ở quốc gia có gần một tỷ cử tri. Trong video – một clip demo không rõ nguồn – hình đại diện của ông Modi đề cập trực tiếp đến tên của một loạt cử tri.

Cử tri Ấn Độ đeo mặt nạ hình Thủ tướng Modi để bày tỏ sự ủng hộ Đảng BJP của nhà lãnh đạo này. Ảnh: Reuters.
Tiếp tục đọc “Vận động bằng AI, mặt trận mới trong cuộc bầu cử Ấn Độ”

Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên?

ANTG – Thứ Năm, 02/05/2024, 07:03

Sudan có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nạn đói lớn nhất thế giới từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm ngoái. Tuy nhiên, nó hầu như không xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một cuộc xung đột mà nhiều người cho rằng thế giới đã lãng quên.

Đã 1 năm trôi qua...

“Sudan đang bị biến thành địa ngục” là lời phát biểu của giám đốc một tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO), người yêu cầu giấu tên để bảo vệ nhóm của mình đang cố gắng bám trụ hoạt động tại khu vực Bắc Darfur. Khi trả lời tờ báo quốc tế lớn nhất trong khu vực là Al Jazeera, người này đã nói các cuộc đụng độ giữa quân đội Sudan và lực lượng bán vũ trang nổi dậy đang thu hút thêm các bộ lạc, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giết người hàng loạt theo các sắc tộc.

Tướng Dagalo chỉ huy quân đội RSF và những người ủng hộ.
Tiếp tục đọc “Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên?”

Mật danh B29

CAND – Thứ Ba, 30/04/2024, 06:14

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Cuộc gặp mặt chỉ còn 4 bậc lão thành về dự. Cuộc gặp mặt trước đó vào tháng 3/2017 cũng chỉ có 7 vị “nguyên lão” có thể về dự. Quân số ít ỏi, song những gì cán bộ,  nhân viên của Quỹ B29 đã làm được đều là kỳ tích, góp một phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Mạch máu” cho chiến trường miền Nam

Từ cuối năm 1960, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, nhu cầu trang bị vũ khí, khí tài cho chiến trường miền Nam ngày một tăng cao. Bộ Chính trị đã quyết định chi viện tiền mặt ngoại tệ cho miền Nam đấu tranh.

Xe tải chở vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam qua ngã ba Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)
Tiếp tục đọc “Mật danh B29”

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (6 bài)

  • Vì sao Pháp chọn Điện Biên Phủ? (Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước)
  • Thế khó của Việt Nam (Hậu cần – bài toán ‘cân não’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ)
  • Quyết định chuyển hướng chiến dịch (Quyết định ‘khó nhất đời cầm quân’ của đại tướng Võ Nguyên Giáp)
  • Cuộc chiến 56 ngày đêm (‘Vòng vây lửa’ trên chiến hào Điện Biên Phủ)
  • Nghệ thuật bố trí trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ
  • Vì sao ‘đội quân chân đất’ đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ?

***

Vì sao Pháp chọn Điện Biên Phủ?

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

VNE – Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến” của Việt Minh. Tiếp tục đọc “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (6 bài)”

Biểu tình phản chiến lan rộng khắp 50 đại học ở Mỹ

TT – 28/04/2024 08:48 GMT+7 – THANH BÌNH

àn sóng biểu tình ủng hộ người Palestine và kêu gọi chấm dứt cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza đang diễn ra tại ít nhất 50 đại học ở Mỹ.

Các sinh viên dựng lều trại trong cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine tại khuôn viên Đại học Columbia ở TP New York (Mỹ) hôm 26-4 – Ảnh: Reuters

Tính đến ngày 27-4 (giờ Việt Nam), các sinh viên đã dựng lều phản đối trong khuôn viên của ít nhất 50 trường đại học, cao đẳng ở Mỹ, từ các trường nổi tiếng trong nhóm Ivy League cho đến các trường công lập. Nhiều sinh viên cho biết sẽ không dừng việc biểu tình cho đến khi yêu cầu được đáp ứng.

Tiếp tục đọc “Biểu tình phản chiến lan rộng khắp 50 đại học ở Mỹ”

Mỹ dẫn đầu 4 nước tập trận ở Biển Đông

ANTG – Thứ Hai, 22/04/2024, 11:21

Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận chung chính thức đầu tiên ở Biển Đông hôm 7/4. Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Philippines cũng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên tại Washington vào ngày 11/4 và dự kiến sẽ công bố lịch tuần tra chung ở Biển Đông trong năm nay.

Theo báo cáo, cuộc tập trận này nhằm duy trì trật tự quốc tế, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời sẽ giúp tăng cường khả năng tương tác của 4 nước trên các phương diện lý thuyết, chiến thuật và kỹ năng. Theo tin tổng hợp từ các nguồn tin như Bộ Quốc phòng Philippines và Đại sứ quán Nhật Bản tại Philippines, các yếu tố cơ bản của cuộc tập trận lần này gây được sự chú ý và có vẻ được thiết kế một cách cẩn thận.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Nhà Trắng, ngày 11/4.
Tiếp tục đọc “Mỹ dẫn đầu 4 nước tập trận ở Biển Đông”

Về nơi nước chảy chia hai

Bài và ảnh: Nguyễn Các Ngọc

NLĐ – 25/02/2024 07:45

Chia sẻNhà Bè như một tờ giấy trắng về du lịch đang dần được vẽ lên những hình ảnh đặc trưng về lịch sử, địa lý, văn hóa và ẩm thực rất riêng

“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”.

Câu ca được dân gian truyền miệng từ thuở Nhà Bè chỉ là địa danh dân gian gọi nơi xưa kia dân thương hồ neo thuyền, đóng bè họp chợ trên sông cho đến khi Nhà Bè trở thành địa danh hành chính vào đầu thế kỷ XX tới nay.

Bến đò Phước Khánh ở mũi Nhà Bè
Tiếp tục đọc “Về nơi nước chảy chia hai”

Xe điện và an ninh quốc gia

ANH NGUYỄN – 13/08/2023 08:45 GMT+7

TTCTCuối tháng 6-2022, một lệnh cấm ở quận Bắc Đới Hà được ban bố khiến nhiều người ngạc nhiên: xe Tesla bị cấm tới bờ biển khu vực nghỉ dưỡng ven biển ở tỉnh Hà Bắc này trong hai tháng.

Ảnh: CBS 58

Cảnh sát giao thông Bắc Đới Hà khi được hỏi chỉ nói lệnh cấm là vì “vấn đề quốc gia”, nhưng không cung cấp thêm thông tin.

Bắc Đới Hà là địa điểm cuộc gặp mặt hằng năm của giới lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, và lệnh cấm được ban bố chỉ vài tuần sau khi xe Tesla bị cấm vào một số đường trung tâm ở Thành Đô trong một chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tiếp tục đọc “Xe điện và an ninh quốc gia”