Rằng qua hoạn nạn, mới hiểu lòng nhau

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

       Đang vận hành trơn tru, thì cả thế giới chững lại chỉ vì một loài virus mắt thường không nhìn thấy. Nhiều người bi quan bó tay than vãn, còn những doanh nhân lạc quan của “Nhóm Bạn Từ Tâm Đắk Lắk” đều biến nguy thành cơ, chọn lối sống quên mình vì mọi người để chung tay đẩy lùi đại dịch.  

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp tán thưởng cách khởi nghiệp 4.0 của MISS EDE

Chọn bạn mà chơi 

Tháng 3 năm 2020, Đắk Lắk chưa có ca dương tính Covid-19 nào. Các biện pháp phòng dịch đã được triển khai, còn mọi hoạt động giao thương vẫn bình ổn, thông suốt. 

Lúc đó tôi vừa nhận quyết định nghỉ hưu sau 5 năm công tác ở Tỉnh Đoàn, 26 năm làm báo chuyên nghiệp. Rời vị trí chiến đấu thân yêu quá lâu gắn bó, tôi lập Nhóm Bạn Từ Tâm để “có cơ sở” vẽ logo in backdrop tặng nhà cho các trò nghèo hiếu học, tổ chức các chương trình thiện nguyện hỗ trợ chính quyền, người dân cùng chống dịch Covid-19. Nhóm Bạn Từ Tâm ban đầu chỉ có 3 người, sau tăng dần lên, tới nay đã gần 200 thành viên. 

Tiếp tục đọc “Rằng qua hoạn nạn, mới hiểu lòng nhau”

Săn ảnh chim với Ma Rừng-Phù Thủy

Bộ ảnh thiên nhiên hoang dã của Ma Rừng đẹp đến nỗi người xem phải kêu lên thảng thốt: Đáng yêu thế này, sao ai kia nhẫn tâm tận diệt chim trời?   

Khứu hông đỏ- Chim đặc hữu cao nguyên Lâm Viên. Cấp độ bảo tồn NT ( Sắp bị đe dọa)

Tìm hiểu về nghề làm ảnh, chụp ảnh với máy phim đen trắng từ khi còn là nam sinh trung học, tới nay ông Nguyễn Thanh Liêm đã gắn bó với chiếc máy ảnh hơn 40 năm.

Tuy nhiên, phần lớn thời gian trong quãng đời đó, ông cất máy để làm kinh tế gia đình và đi … trồng rừng. Nguyễn Thanh Liêm từng lội rừng dọc Trường Sơn, am hiểu đại ngàn và nghiện trồng cây gây rừng tới mức được bạn bè, đồng nghiệp gọi quen luôn cái biệt danh độc đáo là “Ma Rừng”. 

Tiếp tục đọc “Săn ảnh chim với Ma Rừng-Phù Thủy”

Hoàn thiện chính sách, tạo hệ sinh thái cho hoạt động từ thiện thuận lợi phát triển

Việc hoàn thiện hệ thống chính sách với đầy đủ các giải pháp bảo đảm tính công khai minh bạch, để người dân nào cũng yên tâm và tích cực làm việc thiện, phát huy phẩm chất yêu thương chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng, là điều cần được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Góp ý dự thảo thay thế Nghị định 64/2008

Hàng nghìn cuộc quyên góp cả hiện vật lẫn tiền mặt, đến trao quà tận nhà, tận tay từng trường hợp nạn nhân bão lũ khắp các tỉnh miền Trung do dân chúng tự phát tổ chức hằng năm, đặc biệt suốt mùa bão lũ 2020 vừa qua để lại ấn tượng cảm động, khó quên về tình người. Trường hợp ca sĩ Thủy Tiên tự vận động cứu trợ đồng bào vùng bão lụt, chỉ trong 3 tuần đã nhận được tới hơn 177,5 tỉ đồng, cho thấy uy tín cá nhân có vai trò quan trọng trong việc góp phần khơi thông dòng chảy nhân ái.

Kiểm đếm tỉ mỉ thùng tiền quyên cho dĩa cơm trên tường

Tiếp tục đọc “Hoàn thiện chính sách, tạo hệ sinh thái cho hoạt động từ thiện thuận lợi phát triển”

Sáng kiến giường bè độc đáo giúp dân vùng lũ

Chứng kiến cảnh nước lụt mênh mông, cuốn trôi cả người lẫn của trong chuyến đi cứu trợ các tỉnh miền Trung mới đây, kỹ sư Nguyễn Đặng Phong trở về lập tức lao vào nghiên cứu, chế tạo vật dụng có thể giúp dân nghèo sống an toàn hơn trong lũ dữ.

Là chuyên gia cơ khí nổi tiếng hàng đầu của tỉnh Đắk Lắk, có đội ngũ cộng sự giỏi nghề đầy nhiệt huyết, chỉ sau hơn một tháng tính từ ngày đề xuất ý tưởng và tự tay thiết kế, kỹ sư Nguyễn Đặng Phong đã chế tạo thành công, xuất xưởng trình làng mô hình “giường bè cho vùng lũ lụt”.

Giấy mời dự đêm nhạc Vì Đồng Bào Vũng Lũ Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Sáng kiến giường bè độc đáo giúp dân vùng lũ”

Lễ trao Học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 14 – Hành trình thương mến, tri ân

 

 

Ghi chép của Hoàng Thiên Nga

Thấm thoắt, chương trình học bổng Đọt Chuối Non đã qua trọn năm thứ 8, với hơn 700 suất học bổng thấm đẫm tình người được trao, khích lệ và lan tỏa những tấm gương đặc biệt hiếu học, hiếu thảo, vượt khó trên cao nguyên.

Vươn lên từ nghịch cảnh

Lần trao thứ 14 này, học bổng Đọt Chuối Non ưu tiên các tấm gương hiếu học vùng sâu huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Nhóm phóng viên nhiều báo đài đi trải nghiệm thực tế đã đứng lặng trước góc học tập bé xíu của em Nguyễn Thị Thanh Trầm, nữ sinh lớp 9A3 trường THCS Lê Văn Tám,  xã Bình Hòa. Trời chiều tràn nắng ồn ào tiếng trẻ chơi khắp xóm nhỏ, Trầm vẫn lặng lẽ ngồi làm bài với ngọn đèn vừa đủ soi trang vở. Bố và em đau ốm kinh niên, chỉ còn mẹ cực nhọc làm thuê nuôi cả gia đình, Trầm vẫn là học sinh giỏi nhiều năm liền, được tuyên dương Liên đội trưởng xuất sắc. 

Góc học tập bé xíu của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Trầm

Tiếp tục đọc “Lễ trao Học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 14 – Hành trình thương mến, tri ân”

Săn ảnh mùa vàng Mù Căng Chải 

 

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Giữa lúc toàn cầu lao đao trong cơn bão Covid 19, Mù Cang Chải vẫn trở thành điểm đến hấp dẫn nhất vùng cao nước Việt. Du khách đến huyện nằm trên cao nhất của tỉnh Yên Bái được đắm mình vào nhịp sống bình yên với sắc màu của hoa, của lúa rực rỡ khắp núi đồi, và ngắm kỳ quan ruộng bậc thang trùng điệp bằng những cách không đâu khác có… 

Lúa tháng 10 ở xã Lao Chải

Vẻ đẹp hồn nhiên

Từ khi có đường cao tốc, chỉ qua vài tiếng đồng hồ ô tô bon bon từ Hà Nội lên quốc lộ 32, ai cũng có thể dừng chân thưởng thức món cá hồi tươi rói ở lưng đèo Khau Phạ- một trong “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc. Tiếp tục đọc “Săn ảnh mùa vàng Mù Căng Chải “

Người tái hiện lịch sử nước mắm Việt

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

Điềm tĩnh sắp xếp lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm vì đại dịch Covid-19, tiến sĩ Trần Ngọc Dũng kiên định chứng minh nước mắm đáng được trân quý như một di sản văn hoá vật thể, với quy trình sản xuất rất tinh tế, công phu, theo cách riêng có của người Việt.

TS Trần Ngọc Dũng trong nhà cổ hàm hộ được tái hiện ở Bảo tàng Nước Mắm

Tiếp tục đọc “Người tái hiện lịch sử nước mắm Việt”

Phải lòng xứ Cù Lần

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

Trong những ngày cả nước giãn cách phòng chống dịch Covid-19, du khách vắng bóng, hàng trăm lao động ở thung lũng ngàn hoa vẫn tất bật xây dựng thêm dãy nhà sàn lưu trú dưới tán rừng, hoàn tất dần từng khâu cần chăm chút cho tuors Đại Ngàn mà chủ doanh nghiệp tự tin sẽ “bùng nổ” khi dịch qua đi.  

Nép giữa cỏ hoa

Cách Đà Lạt tới 21 km, đường tới Làng Cù Lần uốn lượn giữa ngàn thông tuyệt đẹp, dù khá bất tiện với những người ngại di chuyển, thời gian ít. 

Làng Cù Lần cỏ hoa rực rỡ ở Lâm Đồng

Tiếp tục đọc “Phải lòng xứ Cù Lần”

Đắk Lắk: Cả 328 người cách ly đều âm tính Covid-19 đợt 1

Lực lượng liên ngành tỉnh Đắk Lắk đã trang bị hoàn chỉnh 2 cơ sở cách ly tiếp theo, để chiều ngày 5/8 tiếp tục đón số người danh sách F2 (tiếp xúc gián tiếp với bệnh nhân covid-19) về từ các huyện thị, sau khi khu cách ly đầu tiên kín chỗ.  

Cán bộ nhân viên y tế mừng vui khi biết tất cả âm tính Covid19-đợt 1 xét nghiệm

> Những ‘chiến binh áo xanh’ trong tâm dịch Đắk Lắk
> Trắng đêm trực chốt cách ly ở Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Đắk Lắk: Cả 328 người cách ly đều âm tính Covid-19 đợt 1”

Ký sự 3 kỳ của Hoàng Thiên Nga- Chuyện về Rừng và Kiểm lâm

Thực trạng rừng bị tàn phá, suy giảm chất lượng không ngừng suốt nhiều thập kỷ qua, bất chấp mọi chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền buộc chúng ta phải tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Đâu là phương thức hữu hiệu để rừng vừa được gìn giữ vẹn nguyên, vừa tạo ra nguồn lợi đủ cho đội ngũ bảo vệ rừng được bảo đảm cuộc sống no ấm? 

Dân đốt rừng dọc QL27 để lấy đất gieo trồng 

Kỳ I- Rừng xanh, mất tới bao giờ ?

Ai cũng biết giá trị to lớn của Rừng về cân bằng môi trường sống, tạo nguồn nước cho năng lượng và nông nghiệp, là nguồn lâm sản, thực phẩm, dược liệu cho con người. Rừng là tài nguyên xanh cho du lịch sinh thái. Rừng là không gian lưu truyền các báu vật văn hóa phi vật thể của nhân loại… Tiếp tục đọc “Ký sự 3 kỳ của Hoàng Thiên Nga- Chuyện về Rừng và Kiểm lâm”

Ghi chép nhiều kỳ – Sự thật ? Hành trình trần ai !

Kỳ I- Nhà báo ơi, cứu bệnh nhân

Lời tòa soạn: 

Sau gần 5 năm kể từ ngày Tiền Phong đăng bài đầu tiên phản ánh dấu hiệu tham nhũng trong việc đấu thầu thuốc chữa bệnh 2014-2015 do Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức, 10 người liên quan vừa bị khởi tố. Từ số này, báo Tiền Phong khởi đăng loạt ghi chép do nhà báo Hoàng Thiên Nga kể lại hành trình 5 năm đấu tranh tìm sự thật. 

I-Nhà báo ơi, cứu bệnh nhân

Từ đầu năm 2015, nhiều bác sĩ đã gửi cho tôi (khi đó là Trưởng Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên) những tin nhắn khẩn thiết về việc thiếu thuốc chữa bệnh nghiêm trọng trong hệ thống cơ sở y tế công lập trên toàn tỉnh Đắk Lắk. Có người nhắn khẩn thiết “nhà báo ơi, cứu bệnh nhân”…

Một bệnh nhân nghèo suy kiệt chờ chết tại khoa Ung Bướu bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Ghi chép nhiều kỳ – Sự thật ? Hành trình trần ai !”

Minh Thề, nơi dân tuyên thề chống tham nhũng

Hoàng Thiên Nga 

Rằm tháng Giêng mọi năm, thôn Hòa Liễu đều tổ chức Lễ hội Minh thề tưng bừng suốt 3 ngày đêm tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ. Còn Rằm năm nay, chúng tôi về vùng nông thôn nổi tiếng này vẫn thấy cờ hoa giăng mắc, nhưng cột đá thề vắng hoe trong nỗi buồn của Hội đồng bô lão. 

Dâng lễ toàn những mái đầu bạc phơ

Tiếng thơm còn mãi

Được công nhận là Di sản vi vật thể cấp Quốc gia, nhưng cho đến nay lễ Minh Thề vẫn chỉ do dân làng Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) tự tổ chức.  Tiếp tục đọc “Minh Thề, nơi dân tuyên thề chống tham nhũng”

Bay theo ròng rọc chuối xuất khẩu

Tết này 250 công nhân trang trại chuối ở Vụ Bổn- xã vùng nghèo sâu Tây Nguyên ăn tết vui tươi đầm ấm, vì đã có mức lương “lý tưởng” và giao thông thuận lợi hơn mọi xuân trước. 

Ngày giáp tết, ông Hồ Thái Bình-Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần KD Green Farm đưa ông Mai Đình Thọ-Phó bí thư huyện ủy Krông Pắk và phóng viên Tiền Phong đi thực tế dự án trồng chuối xuất khẩu.

Ông Hồ Thái Bình (bên phải) đưa ông Mai Đình Thọ (giữa) và tác giả tham quan trang trại chuối 100 ha của Công ty.

Tiếp tục đọc “Bay theo ròng rọc chuối xuất khẩu”

Voi Cu Sứt và những chiếc bẫy thú rừng tàn ác

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Sau hơn 6 năm bị vướng bẫy rồi được Trung tâm bảo tồn Voi cùng Vườn quốc gia Yok Đôn phối hợp cứu hộ, chăm sóc vết thương để thả về rừng, voi Cu Sứt gần đây đã trở lại vùng rừng khộp giữa 2 tỉnh Đắk Lắk-Đắk Nông, vẫn với cái chân đau vẫn chưa lành. Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk đã lên kế hoạch lần thứ 2 cứu hộ chú voi hoang dã.

Voi Cu Sứt tái xuất tháng 4 năm 2019- Ảnh Phan Phú

Tiếp tục đọc “Voi Cu Sứt và những chiếc bẫy thú rừng tàn ác”

Yêu nước theo cách khởi nghiệp Miss Ede

Hoàng Thiên Nga 

Làm ra nông sản sạch đã khó, mà xây dựng thương hiệu, khơi thông được thị trường tiêu thụ, chia sẻ lợi nhuận công bằng cho tất cả các bên lại càng khó hơn. Tây Nguyên với hàng triệu tấn nông sản xuất bán thô mỗi năm cần có thêm rất nhiều thương hiệu mới. Giữa bối cảnh đó, những người trẻ đầy tâm huyết tại Đắk Lắk đã tìm được hướng đi riêng.  

Thu Phương nhận nguồn đầu tư từ Shark Nguyễn Ngọc Thủy
Tiếp tục đọc “Yêu nước theo cách khởi nghiệp Miss Ede”