Biện pháp đo độ cao mới cho thấy biến đổi khí hậu có thể nhanh chóng nhấn chìm đồng bằng sông Cửu Long

English: New Elevation Measure Shows Climate Change Could Quickly Swamp the Mekong Delta

scientificamerican.com

Tiết lộ bất ngờ này có nghĩa là 12 triệu người Việt Nam có thể sẽ cần phải sơ tán

• Tác giả Charles Schmidt vào ngày 28 tháng 8 năm 2019

Kết quả kiểm tra chính xác cho thấy đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn trung bình chỉ cao hơn 0,8 mét so với mực nước biển thay vì 2,6 mét theo trích dẫn chính thức. Ảnh: Linh Phạm Getty Images

Theo một nghiên cứu mới của Philip Minderhoud, nhà địa lý học tại Đại học Utrecht, Hà Lan, 12 triệu người có thể bị di dời do lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam trong vòng nửa thế kỷ tới. Minderhoud và các đồng nghiệp đã đi đến kết luận ngạc nhiên này sau khi phân tích các phép đo trên mặt đất của địa hình sông Mê Kông mà chính phủ Việt Nam giữ kín khỏi các nhà khoa học phương Tây trong nhiều năm. Kết quả được công bố hôm nay trên tạp chí Nature Communications, cho thấy độ cao của sông Mê Kông trên mực nước biển trung bình chỉ 0,8 mét, thấp hơn gần hai mét so với ước tính thường được trích dẫn dựa trên dữ liệu vệ tinh miễn phí có sẵn. Tiếp tục đọc “Biện pháp đo độ cao mới cho thấy biến đổi khí hậu có thể nhanh chóng nhấn chìm đồng bằng sông Cửu Long”

Báo cáo về tình trạng giáo dục đại học ngành kỹ thuật công nghệ trên toàn cầu

Tóm tắt

Nghiên cứu này xem xét tình trạng mới nhất của giáo dục đại học các ngành kỹ thuật trên toàn cầu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm báo cáo cho Khoa Chuyển đổi giáo dục các ngành kỹ thuật mới (NEET) thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sáng kiến này ​​có nhiệm vụ phát triển và cung cấp một chương trình giáo dục kỹ thuật đại học hàng đầu thế giới tại trường đại học.

Nghiên cứu được cấu trúc thành hai giai đoạn, cả hai đều sử dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp một-một làm công cụ thu thập bằng chứng chính:

Giai đoạn 1 được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016, Giai đoạn 1 đã cung cấp một bức tranh khái quát về đột phá tiên tiến của giáo dục kỹ thuật toàn cầu và cách thức phát triển mới nhất trong tương lai. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn với 50 nhà lãnh đạo về tư tưởng toàn cầu trong giáo dục kỹ thuật và xác định các trường đại học hiện tại và mới nổi được đánh giá cao trong lĩnh vực này.

Giai đoạn 2 được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2017, Giai đoạn 2 liên quan đến nghiên cứu của bốn tổ chức được chọn và xác định trong Giai đoạn 1 là ‘tổ chức đi đầu mới nổi’ trong giáo dục kỹ thuật: Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (Singapore), Đại học College London (Anh), Đại học Charles Sturt (Úc) và TU Delft (Hà Lan).
Tiếp tục đọc “Báo cáo về tình trạng giáo dục đại học ngành kỹ thuật công nghệ trên toàn cầu”

Chúng ta sẽ sớm biết được chính xác ô nhiễm không khí phát ra từ bất kì nhà máy điện nào trên thế giới. Thực sự là một điều khổng lồ!

English: We’ll soon know the exact air pollution from every power plant in the world. That’s huge.

Dữ liệu từ Vệ tinh cộng với trí tuệ nhân tạo đồng nghĩa với chẳng còn chỗ nào để lẩn trốn

Bởi David Roberts @ drvoxdavid @ vox.com ngày 7 tháng 5 năm 2019

satelliteVệ tinh Đang theo dõi những nhân tố gây ô nhiễm.

Một ngày mang đến một thông báo có phần gây chấn động cho thế giới của các nhà máy điện gây ô nhiễm.

Tóm lược: Công ty trí tuệ nhân tạo phi lợi nhuận có tên là WattTime sẽ sử dụng hình ảnh vệ tinh để theo dõi chính xác ô nhiễm không khí (bao gồm cả lượng khí thải carbon) phát ra từ mọi nhà máy điện trên thế giới, trong thời gian thực. Và họ sẽ công khai những dữ liệu đó.

Đây là một thay đổi rất lớn. Yếu kém trong giám sát và theo dõi dữ liệu khí thải đã gây khó khăn cho việc thực thi các biện pháp hạn chế ô nhiễm đối với các nhà máy điện. Hệ thống này hứa hẹn sẽ loại bỏ yếu kém về giám sát và theo dõi dữ liệu khí thải.

Và sẽ không chỉ nhà quản lý và chính trị gia xem được dữ liệu này; công chúng cũng sẽ xem được. Khi nói đến thực thi môi trường, công chúng có thể đáng sợ và là sự trừng phạt mạnh hơn bất kỳ cơ quan quản lý nào. Nếu tất cả nhóm công dân trên thế giới đều có thể lên mạng và tìm ra danh sách các nhà máy điện gây ô nhiễm nhất trong khu vực của họ, thì việc này sẽ loại bỏ một trong những rào cản thông tin lớn đối với hành động của công dân.

Và công dân có lý do để hành động. Theo báo cáo mới nhất về tình trạng không khí toàn cầu, ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong lớn thứ năm trên toàn cầu. Nó gây ra 5 triệu cái chết sớm và làm mất 147 triệu năm cho cuộc sống lành mạnh; hàng năm, các quốc gia xây dựng nhiều nhà máy điện nhất đang gặp phải tình trạng ô nhiễm không khí nhiều nhất. Công dân của họ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Và bây giờ họ sẽ được trang bị thông tin về các nhà máy gây nguy hiểm cho họ.

Mọi thứ sắp trở nên thú vị. Hãy cùng xem các chi tiết.

The Navajo Generating StationTrạm phát Navajo, một nhà máy điện than khổng lồ ở Arizona, ảnh chụp từ không gian.
Tiếp tục đọc “Chúng ta sẽ sớm biết được chính xác ô nhiễm không khí phát ra từ bất kì nhà máy điện nào trên thế giới. Thực sự là một điều khổng lồ!”

Mẹ thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long

Không có khu vực đồng bằng nào trên thế giới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu trầm trọng như Sông Cửu Long. Liệu Việt Nam có hành động kịp thời để cứu nơi đây?

Loạt bài của Mongabay – Mongabay series

Tiếng Việt
Phần 1 – Liệu biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long?
Phần 2 – Việt Nam cực kỳ lo lắng vì Trung Quốc và Lào xây đập trên Mekong
Phần 3 – Mẹ Thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long
Phần 4 – Kế hoạch cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long

English
Part 1 – Will climate change sink the Mekong Delta?
Part 2 – Vietnam sweats bullets as China and Laos dam the Mekong
Part 3 – Mother Nature and a hydropower onslaught aren’t the Mekong Delta’s only problems
Part 4 – A plan to save the Mekong Delta

Biến đổi khí hậu và các đập nước ở thượng nguồn đang đe dọa khu vực quan trọng này và vấn đề trở nên khó kiểm soát được. Nhưng có phải những vấn đề lớn nhất của ĐBSCL đều do chính Việt Nam tạo ra?

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi ở của gần 20 triệu người, là một trong những môi trường nông nghiệp có năng suất cao nhất trên thế giới, nhờ vào mạng lưới kênh rạch, đê, cửa cống và rãnh thoát nước phức tạp.

Về thế mạnh nông nghiệp của ĐBSCL, Việt Nam đã đi từ một nhà nhập khẩu gạo lâu năm và trở thành một nước xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, nông dân trong khu vực rất quan tâm đến các chính sách an ninh lương thực của chính phủ, trong đó yêu cầu hầu hết đất đai của ĐBSCL phải được dành cho sản xuất lúa gạo. Và nhiều người trong số họ đang có biện pháp để phá vỡ các quy tắc, theo những cách mà không phải lúc nào cũng thân thiện với môi trường.
Tiếp tục đọc “Mẹ thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long”

Liệu biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long?

Không có khu vực đồng bằng nào trên thế giới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu  trầm trọng như Sông Cửu Long. Liệu Việt Nam có hành động kịp thời để cứu nơi đây?

Loạt bài của Mongabay – Mongabay series

3 tháng 10 năm 2016 / David Brown

Các nhà khoa học dự kiến mực nước biển sẽ dâng 1 mét ​​vào cuối thế kỷ này, nhấn chìm nơi ở của 3,5-5 triệu người ở ĐBSCL. Mực nước biển dâng lên 2m có thể gây tổn hại gấp ba lần tới vùng đất nằm sâu trong đất liền. Tiếp tục đọc “Liệu biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long?”

Ba cách Facebook có thể giảm tin tức giả mạo mà không cần kiểm duyệt

English: Three ways Facebook could reduce fake news without resorting to censorship

Công chúng nhận được rất nhiều tin tức và thông tin từ Facebook. Một số trong đó là tin giả mạo. Đó là một vấn đề cho người dùng trang web, và cho chính  công ty Facebook. Tiếp tục đọc “Ba cách Facebook có thể giảm tin tức giả mạo mà không cần kiểm duyệt”

ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TRONG MỘT THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỔI

ENGLISH: ENERGY INVESTMENTS IN A TRANSITIONING WORLD

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của ECOreport với Laszlo Varro, nhà kinh tế đứng đầu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về đầu tư năng lượng trong một thế giới đang chuyển đổi

Mặc dù hầu hết các khoản đầu tư năng lượng của thế giới đang sử dụng là nhiên liệu hóa thạch, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng này đang suy yếu. Nguồn đầu tư lớn nhất cho sản xuất điện là 313 tỉ USD vào các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Theo Laszlo Varro, nhà kinh tế trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm ngoái đã có nhiều năng lượng tái tạo trực tuyến so với toàn bộ sự phát triển của ngành năng lượng. Ở nhiều nước đang phát triển, gió và năng lượng mặt trời ít tốn kém hơn so với sử dụng khí đốt nhập khẩu để sản xuất điện. Laszlo Varro mô tả việc đầu tư năng lượng khi thế giới chuyển tiếp sang nền kinh tế carbon thấp.
Tiếp tục đọc “ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TRONG MỘT THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỔI”

Ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen: Những gì người tiêu dùng muốn biết đơn giản hơn ta nghĩ

English: What consumers want in GM food labeling is simpler than you think

Thời điểm 1 tháng 7 năm 2016 đã đến rất nhanh để cho luật dán nhãn mới của bang Vermont có hiệu lực – và đề nghị mới của liên bang về thiết lập một hệ thống quốc gia công bố thông tin về thực phẩm biến đổi gen (GM) đã gây nên một loạt các phản ứng từ các nhà sản xuất thực phẩm, cùng lúc đó cũng rấy lên cuộc tranh luận về sự cần thiết của việc xem xét lại bằng chứng khoa học chống lại nhu cầu minh bạch của người tiêu dùng. Những cuộc tranh luận này đặt ra câu hỏi về sự đáng tin cậy của khoa học và cách mà chúng ta đối thoại về các nguy cơ của GM mà có thể tăng hoặc giảm sự tin cậy đó. Tiếp tục đọc “Ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen: Những gì người tiêu dùng muốn biết đơn giản hơn ta nghĩ”

Kiểu mẫu một công việc suốt đời đã chết. Những gì Thế hệ Thiên niên kỷ cần biết

English: The job for life model is dead. Here’s what millennials need to know

*Millennial generation: Thế hệ Thiên niên kỷ – được hiểu là thế hệ X, Y những người sinh ra  những năm đầu 1980s cho đến đầu 2000s và trưởng thành trong thế kỷ 21

Tác giả: Jonas PrisingChairman và Giám đốc điều hành, Manpower Inc.

Nhiều bài viết gần đây đã nói về công nghệ, số hóa và robot thay thế công việc – một số công nghệ hiện nay đã tiến xa tới mức có thể thay thế cho người lao động. Nhưng khi tôi nghĩ về những gì mỗi người chúng ta có thể thực hiện với công nghệ chỉ bằng cái chạm tay, dựa trên lợi ích ngay thủa ban đầu chúng ta đã thấy.  Tôi rất lạc quan. Trong giai đoạn chuyển đổi này, hoặc biến động đối với một số người, câu hỏi là làm thế nào chúng ta có thể giúp các cá nhân và tổ chức nhanh chóng thích ứng với thị trường lao động luôn thay đổi và cập nhật kĩ năng làm việc. Đó là một cuộc đua chúng ta có thể thấy trước và phải giành chiến thắng, vì lợi ích của tất cả. Tiếp tục đọc “Kiểu mẫu một công việc suốt đời đã chết. Những gì Thế hệ Thiên niên kỷ cần biết”

10 điều về con gái và phụ nữ trong Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán ở châu Á

ENGLISH: 10 Facts about Girls and Women in STEM in Asia

Tháng 3.2015, UNESCO Bangkok đưa ra báo cáo mớ – Một công thức phức tạp. Con gái và phụ nữ trong khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán – STEM ở châu Á.

Báo cáo khám phá các yếu tố giáo dục, thị trường lao động và tâm lý xã hội mà có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của con gái và phụ nữ trong các lĩnh vực STEM để trả lời ba câu hỏi cơ bản: Chúng ta đứng ở đâu? Điều gì đã dẫn chúng ta đến đây? Chúng ta sẽ đến đâu tiếp theo? Các thông điệp chính của báo cáo có thể được xem trong sản phẩm đẹp này minh họa bằng “Những video 1 phút”.

Qua đó, chúng tôi đã tìm thấy những gì? Dưới đây là 10 điều về con gái và phụ nữ trong STEM ở châu Á:
Tiếp tục đọc “10 điều về con gái và phụ nữ trong Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán ở châu Á”

Phụ nữ và con gái trong chương trình Khoa Học Công Nghệ: Điều bắt buộc

 Women and Girls Imperative to Science & Technology Agenda

Lakshmi Puri

Lakshmi Puri là Trợ lý Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Phó Giám đốc điều hành của Ủy Ban Phụ Nữ của Liên Hợp Quốc

ipsnews _ LIÊN HIỆP QUỐC, 08 Tháng Hai 2016 (IPS) – Bạn có thể tưởng tượng cả một ngày mà không cần truy cập vào điện thoại di động, máy tính xách tay, hoặc thậm chí với internet? Trong thế giới thay đổi nhanh chóng của chúng ta, bạn có thể hoạt động mà không có công nghệ trong tầm tay của bạn?

Điều này là không thể đo đếm được không chỉ đối với hầu hết chúng ta, mà còn trên toàn thế giới – đặc biệt là đối với nhiều nước đang phát triển – việc sử dụng và tiếp cận công nghệ không phải là thứ sẵn có, và chắc chắn không phải là một đặc quyền. Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tiếp tục đọc “Phụ nữ và con gái trong chương trình Khoa Học Công Nghệ: Điều bắt buộc”

Chỉ số phát triển trẻ em toàn diện: UNESCO

 ENGLISH: UNESCO Holistic Early Childhood Development Index (HECDI) Framework

Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đời người. Giai đoạn này được bắt đầu từ lúc thụ thai đến 8 tuổi, những bài học từ giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và hạnh phúc sau này và suốt cuộc đời của trẻ nhỏ. Hỗ trợ phát triển trẻ thơ, đặc biệt là cho trẻ em dễ bị tổn thương nhất, đòi hỏi phải phối hợp hành động để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đầy đủ, chất lượng giáo dục, hỗ trợ cho cha mẹ và bảo vệ quyền trẻ em. Khoa học chứng minh rõ ràng rằng phương pháp tiếp cận toàn diện như vậy làm tăng đáng kể cơ hội trẻ em sẽ hoàn thành việc học trên trường lớp, sức khỏe thể chất và tinh thần tốt và đóng góp tích cực cho xã hội của chúng. Tiếp tục đọc “Chỉ số phát triển trẻ em toàn diện: UNESCO”

Làm thế nào để tạo nên một thế giới không lãng phí chất dẻo và đồ nhựa?

English: How Can We Create a World Where Plastic Never Becomes Waste?

Ngày nay bất cứ ai cũng có thể tiếp xúc với chất dẻo và đồ nhựa hàng ngày, tại bất cứ đâu. Chất dẻo, đồ nhựa đã trở thành nguyên liệu giản đơn của nền kinh tế hiện đại – kết hợp giữa chức năng hàng đầu và giá thành phải chăng. Mặc dù việc sử dụng đồ nhựa mang lại nhiều lợi ích, điều này cũng đã mang lại những bất cập ngày càng hiện rõ mà chúng ta không thể chối bỏ.

Giá trị kinh tế quan trọng bị mất đi sau mỗi lần sử dụng, cùng với những tác động tiêu cực sâu và động đối với tự nhiên là những tác động lớn nhất của việc sử dụng chất dẻo, đồ nhựa. Làm thế nào để chúng ta thay đổi tình trạng sử dụng chất dẻo đồ nhựa như hiện nay thành cơ hội toàn cầu cho sáng tạo mới và nắm bắt giá trị của chất dẻo, tạo nên nền kinh tế mạnh hơn và có tác động đến môi trường tốt hơn?

Là một phần của Dự án MainStream, Diễn đàn Kinh tế Thế Giới và Tổ chức Ellen MacArthur, cùng với sự giúp đỡ của McKinsey & Company, dưới sự hướng dẫn của Ban Định hướng, cùng với 9 CEO  toàn cầu đã họp lại để trả lời câu hỏi này. Báo cáo mới nhất của chúng tôi – Nền kinh tế mới cho chất dẻo: Nghĩ lại tương lai của chất dẻo – đã vẽ ra một kế hoạch chi tiết để giúp cho chất dẻo, đồ nhựa không bao giờ bị lãng phí.

Vậy tình trạng của chất dẻo, đồ nhựa hiện nay là như thế nào? Tiếp tục đọc “Làm thế nào để tạo nên một thế giới không lãng phí chất dẻo và đồ nhựa?”