Không có khu vực đồng bằng nào trên thế giới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu trầm trọng như Sông Cửu Long. Liệu Việt Nam có hành động kịp thời để cứu nơi đây?
Loạt bài của Mongabay – Mongabay series Tiếng Việt English Nước biển dâng và các đập trên thượng nguồn đang đe dọa và tấn công vùng đất màu mỡ này. Liệu Việt Nam có thể hành động kịp thời để ngăn chặn thảm hoạ này? Kế hoạch ĐBSCL là sản phẩm của nhiều năm làm việc của các giới chức Hà Lan và Việt Nam, được hỗ trợ bởi một đơn vị hang loạt các chuyên gia từ cả hai quốc gia. Đây là bản thiết kế chi tiết để giải quyết không chỉ những tác động của biến đổi khí hậu và các đập thượng nguồn mà còn giải quyết các hoạt động với tầm nhìn ngắn hạn của người Việt Nam. Người nông dân trong khu vực cũng như các chi nhánh liên quan của chính phủ phải được thuyết phục để thực hiện kế hoạch. Bài viết này là phần cuối của loạt bài nghiên cứu chuyên sâu, gồm bốn phần về các hiểm hoạ đối với đồng bằng sông Cửu Long và cách giải quyết. Đọc phần một, phần hai, phần ba và thứ tư. “Tôi nghĩ năm nay Việt Nam có một trải qua một tiêu chuẩn mới,” Đình Tuyển cho biết, một người bạn là nhà báo của tôi tại Cần Thơ, trung tâm nhộn dịp của ĐBSCL. “Nước ngọt do mưa hoặc từ sông trên thượng nguồn ngày càng ít đi, còn nước mặn thì ngày càng nhiều vì nước biển dâng.” Chúng tôi đang nói về những câu chuyện Tuyên đã viết hồi tháng năm cho báo Thanh Niên, một tờ nhật báo hàng đầu Việt Nam. Bài báo miêu tả hình ảnh của dòng sông nước xanh, và kêu gọi sự chú ý đến sự phát triển đáng lưu ý: nhánh phía Nam của sông Cửu Long không còn, như thường lệ, là đầy bùn với một lớp cát mịn. Tuyên trích dẫn lời của Nguyễn Hữu Thiện từ IUCN: “Đồng bằng sông Cửu đã được bồi đắp cát qua 6.000 năm. Mỗi con đập được xây dựng trên dòng chảy chính hoặc các nhánh làm giảm đi lượng trầm tích của sông. Khi bùn không còn có thể đẩy ra biển, sau đó chắc chắn các quá trình [tạo thành đất] sẽ bị đảo ngược … và nó sẽ được tính trong chỉ vài thế kỷ.” Tôi hỏi Tuyên liệu mọi người anh gặp trên hành trình trong khắp khu vực có nhận thức được sự tàn phá do biến đổi khí hậu gây ra trong lưu vực sông. “Ít một, họ đang nhận thấy” ông nói. “Họ nhận ra khi mưa đến muộn, và đến khi họ phải khoan sâu hơn vào lòng đất để lấy nước ngọt. Và khi họ nhìn thấy một câu chuyện như chúng ta vừa nói đến, họ sẽ ồ lên ‘Oh, phải rồi – nó có lý.’ Và rồi, hướng về phía bờ biển trong năm nay, gần như tất cả nông dân phải chịu tổn thất từ sự xâm nhập mặn”.” Vì vậy, họ đã sẵn sàng để thích nghi với điều điều kiện mới này? ” Tôi nghĩ thế “, Tuyên nói. “Họ hy vọng chính phủ có thể đưa ra một kế hoạch khả thi.” Nước cạn ở của sông Mekong, đầu năm 2016 Mekong gánh chịu nạn hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm Photo by Cong Han/Thanh Nien Daily News CÁC CHUYÊN GIA ĐẰNG SAU CHIẾN LƯỢC “không hối tiếc” Đã có một kế hoạch mà được trình bày cho thủ tướng tháng 12 năm 2013 và có thể là khả thi về mặt chính trị. Kế hoạch Mekong Delta (MDP) là sản phẩm của nhiều năm làm việc của các giới chức Hà Lan và Việt Nam, được hỗ trợ bởi một đơn vị hàng loạt các chuyên gia từ cả hai quốc gia. Các đại biểu Việt Nam chủ yếu lấy từ Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền về các chính sách thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kế nhiệm của hai nghìn năm kinh nghiệm quản lý nước. Hai bộ của Việt Nam hiếm khi đồng thuận với nhau. Tuy nhiên, người Hà Lan đã có vai trò tốt là người thúc đẩy. Hà Lan có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chắn giữ đại dương ở các vịnh, và Hà Lan đã có một chương trình viện trợ hiệu quả tại Việt Nam trong ba thập niên qua. Đáng lưu ý, hai bộ trưởng Việt Nam và đối tác Hà Lan đã ký kết một cách tiếp cận tương đối chặt chẽ với khu đồng bằng trong vòng một trăm năm tới. Tôi đã đọc tất cả 126 trang, vốn là một cuộc thử thách mặc dù tôi có 30 năm kinh nghiệm làm giới chức chính phủ. Tài liệu dường như đã được soạn thảo bằng tiếng Hà Lan, dịch sang tiếng Việt, và cuối cùng tất cả đã trở thành một thứ tiếng Anh vì lợi ích của Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác có thể có. Đây là bốn đoạn tóm tắt của tôi. Mực nước biển dâng, đập thượng lưu và thay đổi nhịp điệu hàng năm của mùa mưa và mùa khô sẽ nguy hại tới ĐBSCL ở Việt Nam. Những nỗ lực hiện tại để sản xuất nhiều lúa gạo hơn và các cây trồng khác có thể xuất khẩu là không bền vững. Lập kế hoạch rút lui một cách có trật tự, chiến lược; không cố gắng để bảo vệ mỗi tấc cuối cùng của bờ biển. Xem xét việc trồng lúa 3 lần ở đồng bằng thượng nguồn. Xây dựng các con đê bao quanh tâm của đồng bằng châu thổ, tất cả đều cao hơn 1,5 m so với hiện tại. Đào kênh lớn để di chuyển nước về phía nam và tây từ nhánh trên của sông Mê Kông. Bảo tồn nước ngọt bằng cách khôi phục các tầng chứa nước và xây dựng hồ chứa, bao gồm lưu vực theo đê đáy ở các vùng duyên hải. Chấp nhận rằng với một phần ba diện tích hiện tại của vùng châu thổ, kết quả tốt nhất cho vùng này là có một nền kinh tế nước lợ. Bỏ lúa gạo đi. Khôi phục rào cản ngập mặn và thiết kế lại các phương pháp nuôi trồng thuỷ sản hiện tại. Điểm bám trụ của nền kinh tế châu thổ là kinh tế nông nghiệp. Tập trung vào thắt chặt nhiều giá trị hơn từ các thu hoạch nhỏ hơn và đa dạng sản phẩm. Sản xuất đầu vào tại địa phương. Đảm bảo nông dân có thể vay tiền để phát triển năng lực. Thu hút nhiều giá trị hơn bằng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm chất lượng và tiếp thị thông qua các hợp tác. LIỆU HÀ NỘI ĐÃ SẴN SÀNG Có lẽ điểm mạnh nhất của Kế hoạch ĐBSCL là điểm “không hối tiếc” – một đặc điểm chính sách mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nổi tiếng gọi là “không làm những thứ ngu ngốc”. Đó là một kế hoạch mạch lạc được lập bản đồ cho một kịch bản biến đổi khí hậu thực tế, với sự linh hoạt để điều chỉnh nếu dự báo có sai sót, tăng hoặc giảm. Trong hơn hai năm, kế hoạch này đã bỏ quan điểm của công chúng trong khi các giới chức Bộ và các đối tác của họ trong cơ cấu Đảng Cộng sản cùng lúc tranh luận về các yếu tố và trọng tâm của kế hoạch. Trong chuyến thăm vào tháng 6 năm 2014, cùng với các đại diện của các ngân hàng phát triển quốc tế và hoan nghênh các nhà kinh doanh Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte đã cố gắng hết sức để thúc đẩy tiến trình của kế hoặc. Năm 2015 không phải là một năm cho các sáng kiến lớn, tuy nhiên; giới tinh hoa Việt Nam bị bận tâm bởi một cuộc đấu tranh cay đắng để kiểm soát đảng mà không phân phân thắng bại cho đến tận tháng 1 năm 2016. Một “Diễn đàn ĐBSCL” ở Cần Thơ vào cuối tháng 6 báo hiệu rằng mọi thứ đang đến với nhau. Thủ tướng mới của Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, đã đề cập đến việc phê duyệt kế hoạch ĐBSCL. Sau đó các bộ trưởng mới của bộ kế hoạch đầu tư và môi trường nói về kế hoạch tầm xa, các mục tiêu thực tế và trên hết là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, giữa các tỉnh, có thể bảo tồn và thậm chí tăng cường sự thịnh vượng của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù có mặt, bộ trưởng nông nghiệp đã không tham gia vào nhóm hưởng ứng. Đó là lý phải lo lắng. Trừ phi có chính sách mạnh mẽ về chiến lược “mềm” hơn, Bộ Nông nghiệp có thể mong đợi là sẽ tiếp tục làm những gì tốt nhất – đổ bê tông vào một trận chiến vô ích để giữ biển và thúc ép nông dân sản xuất càng ngày càng nhiều hơn bằng những phương tiện cuối cùng. LIỆU NÔNG DÂN SẼ CHẤP THUẬN KẾ HOẠCH ĐBSCL Những sáng tạo là có thể có trong ngành nông nghiệp của Việt Nam, với những ưu đãi đúng đắn. Trưởng khoa tại ĐH Cần Thơ nói rằng điều này xảy ra khi 4 nhóm nghiên cứu: các nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và giới chức chính phủ đồng lòng. Điều đó đã xảy ra một cách kịch tính vào những năm 90, khi các thị trường xuất khẩu là một nam châm mạnh. Tình cảnh bây giờ rất khác nhau. Nông nghiệp ĐBSCL không bị thách thức bởi cơ hội; thay vào đó, đó là một câu hỏi về việc cứu vãn một nền kinh tế công nghiệp nông nghiệp khả thi trong nhiều thời điểm khó khăn hơn. Thông thường các giới chức là người cuối cùng nhìn thấy cái thông thái của sự thay đổi. Tuy nhiên, thời gian này, phần lớn chính phủ dường như đang theo kịp ý kiến của các chuyên gia về chiến lược thích ứng. Nếu đó là chính xác, chính những nông dân người mà sẽ chấp thuận kế hoạch là yếu rất quan trọng. Họ cần được thuyết phục để thay đổi thói quen, không nhất thiết phải kiếm được nhiều hơn, nhưng chắc chắn để hạn chế thiệt hại của họ từ các sự kiện có tác động bởi khí hậu và các tác động từ thượng nguồn sông Mekong. Tôi đã gặp Hồ Long Phi vào ngày cuối cùng của tôi ở Việt Nam, sau 10 ngày ở ĐBSCL. Giáo sư Phi được đào tạo là một kỹ sư thủy lực. Được xem như là một “chuyên gia thuỷ văn xã hội”, ông là một chuyên gia về động cơ của nông dân. Tôi đã mạo hiểm rằng Kế hoạch ĐBSCL có vẻ như là một cái gì đó mà mọi người có thể đồng ý. “Tôi không đồng ý,” Phi trả lời. ” Xác suất để thực hiện là rất thấp, ngay cả với sự hỗ trợ của ngân hàng phát triển đa phương, bởi họ không có đủ sự tin tưởng và nguồn lực của nông dân.” Phi tiếp tục, “số liệu điều tra gần đây được thu thập bởi viện của tôi [Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh trường Đại học Quốc gia Việt Nam] cho thấy rằng thúc đẩy nông dân là yếu tố ưu tiên quan trọng trong việc thích ứng. Nông dân là những người tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn. Tám mươi phần trăm nông dân đều đang mắc nợ. Các ngân hàng sẽ không cho họ vay tiền để hiện đại hóa sản xuất của họ. Thật khó để họ có thể tiếp cận thông tin tốt, thời gian thực trên thị trường. Không có gì ngạc nhiên khi họ đang cảnh giác với rủi ro. Sau đó, tôi lướt qua bản Kế hoạch ĐBSCL. Đó là một cái lều lớn. Mỗi ý tưởng hay xuất hiện. Vâng, mối quan tâm về kế hoạch của Phi ở trang 66: “Tối quan trọng trong cách tiếp cận này là thúc đẩy trực tiếp việc thành lập các hiệp hội nông dân; hỗ trợ trực tiếp xây dựng năng lực; cung cấp tín dụng; hướng vào các chuỗi giá trị. ” Bạn tôi, nhà sinh thái học Vũ Ngọc Long nhấn mạnh sự tái sinh của “bọt biển tự nhiên” của vùng châu thổ bây giờ giảm những cánh rừng tràm bao la và rừng ngập mặn. Được đề cập tại trang 26. THƯỚC ĐO CHO THÀNH CÔNG Có thể đoán được nhiều hơn bằng cách lướt qua báo chí Việt Nam, không đơn thuần chỉ là các dự án đập ở thượng nguồn hay là thiên nhiên đang đe doạ kinh tế của vùng châu thổ. “Cứu vớt nền kinh tế châu thổ” quan trọng ở chỗ bỏ các hoạt động ngắn hạn mà Việt Nam có thể kiểm soát, như là khai thác cát ở các lòng sông, việc loại bỏ rừng ngập mặn quy mô lớn để xây dựng đầm nuôi tôm, sự thất thoát nước của các tầng chứa nước trong vùng nước lợ – cho đến nay là các yếu tố góp phần nhiều hơn vào quá trình xói mòn tràn lan dọc theo bờ biển so với việc làm giảm lượng trầm tích của sông Mekong. Điều đó có nghĩa là cần phải chôn vùi một cách chính đáng việc lạm dụng chính sách an ninh lương thực của Việt Nam, ám ảnh của việc theo đuổi của năng suất cao đã lỗi thời bởi thời hội nhập của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu. Những người làm nên kế hoạch Mekong không ngần ngại đưa ra vấn đề so với trí tuệ thông thường. Ví dụ, họ loại bỏ kịch bản tăng trưởng dân số trong kế hoạch 5 năm của Việt Nam và “tầm nhìn” và ảnh hưởng đến việc phân bổ hỗ trợ ngân sách. Dân số của Mekong sẽ không tăng lên 30 triệu người vào năm 2030 trừ khi có sự bùng nổ lớn hơn nền kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh mà đang thu hút người di cư và gia đình đến đó bỏ lại vùng Mekong. Nhiều khả năng hơn, dân số sẽ tiếp tục giảm theo xu hướng của thập niên vừa qua, có lẽ đến một mức độ tối ưu, với một lượng giảm nhưng vẫn còn thịnh vượng cho vùng với khoảng 15 triệu dân. Kế hoạch Mekong là chương cho các chính sách mà tái sinh độ phì nhiêu của đất và giảm ô nhiễm, khuyến khích cung cấp các nông phẩm có giá trị cao hơn cho thị trường thế giới và tầng lớp người tiêu dùng mới của Việt Nam, và hứa hẹn lợi nhuận công bằng cho ngành nông nghiệp và đánh bắt cá cho các gia đình ở trong chuỗi giá trị. Điều này sẽ là một nhân tố thay đổi cuộc chơi nếu nó được thể hiện một cách tự do và thực hiện một cách nhiệt huyết. Giả thiết “nếu như” là một điều đáng kể ở VN. Quyết định ở Việt Nam là từ trên xuống, nhưng việc thực hiện các quyết định thường không rõ ràng. Các tỉnh có xu hướng hoàn toàn lờ đi những sắc lệnh từ phía trên khi mà họ không thích. Và, khi những chỉ đạo từ Hà Nội phù hợp với mục đích và lợi ích của địa phương, thì những phong bì nhồi nhét tiền mặt bên trong thường là sẽ mua được sự hài hòa để gắn kết chính sách. Hoàn toàn biết được sự thật này, có lẽ, Kế hoạch Mekong mang đến cho quá trình này một tầm nhìn kết nối bất thường, Ngân hàng Thế giới đã từng ủng hộ với một khoản vay mềm 310 triệu đô để hỗ trợ thu thập dữ liệu, phân tích và ra quyết định trên phạm vi khu vực. Điều đó cho người quản lý kế hoạch vùng, không được nêu tên, một cơ hội chiến đấu để vượt qua các lợi ích của địa phương và các va chạm quan liêu. Các giới chức ở một số thành phố ở vùng châu thổ nói với tôi rằng các cố vấn Hà Lan đã nhấn mạnh đến việc thực thi hợp tác trong số 13 tỉnh của khu vực bởi vì ranh giới thủy văn không đi theo ranh giới chính trị. Sẽ là rất tốt nếu làm được điều này khi các tỉnh tình nguyện. Ý định của những người đối thoại với tôi rất rõ ràng: Hà Nội phải buộc các cơ quan địa phương phải tập hợp lại và làm ra kết quả. Chi tiết về tổ chức và các hướng dẫn thực hiện quan trọng sẽ được tiết lộ tại cuộc họp của Quốc hội Việt Nam vào mùa thu năm 2016, ít nhất đó là những gì tôi đã nghe. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dường như đã chạm đến kế hoạch và biến thành thực tế. Một ngôi sao đang lên của Huế, một người bên ngoài từ phía Bắc, một nhà kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với bộ máy của đảng Huế – hay không phải là Huế, một đồng sự cấp cao khác có nhiệm vụ thay đổi hướng đi – sẽ bị thách thức để thực hiện các chính sách nhằm tái tạo đất và hạn chế ô nhiễm, tích trữ nước ngọt, các sản phẩm lương thực có giá trị trên thị trường thế giới và cho thị trường đối tượng khách hàng tiêu dung mới của VN, và mang lại lợi nhuận công bằng cho các gia đình nuôi trồng thủy sản và những người đánh bắt cá trong chuỗi giá trị này. Ông sẽ phải dự đoán rằng khu châu thổ có thể quản lý các tác động không ngừng của nước biển đang tăng lên và các trận bão nhiệt đới bất thường cũng như những hậu quả của sự xâm lấn của thượng lưu với dòng chảy của sông. Đó là một công việc khó khăn, và các mực nước biển vẫn tăng lên hàng năm, nơi thành công là rất tương đối. |
