Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới (Phần 1.1)

ENGLISH: Inside The Global “Club” That Helps Executives Escape Their Crimes

Bên trong “Câu Lạc Bộ” toàn cầu giúp các giám đốc điều hành thoát khỏi tội ác 

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

Một hệ thống pháp lý chỉ mở cửa cho các công ty và vô hình với hầu hết tất cả những ai khác, giúp cho các giám đốc điều hành các công ty đã bị kết án hình sự thoát khỏi sự trừng phạt. Đây là phần một của cuộc điều tra bởi BuzzFeed News. Đọc toàn bộ loạt bài điều tra ở đây.

Hãy tưởng tượng một siêu tòa án toàn cầu đặc biệt trao sức mạnh cho các công ty để bẻ cong luật của các quốc gia theo ý muốn của các công ty.

Ví dụ, một quốc gia cố gắng để truy tố một giám đốc điều hành tham nhũng hoặc nỗ lực cấm các loại ô nhiễm nguy hiểm. Hãy tưởng tượng rằng công ty gây ô nhiễm này có thể thể đến với siêu toà án này và kiện quốc gia đó vì dám can thiệp vào lợi nhuận của công ty, và công ty đòi hỏi hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đô la bồi thường để trừng phạt quốc gia đó.

Hãy tưởng tượng rằng tòa án này đầy quyền lực đến nỗi các quốc gia phải thường xuyên chú ý đến các phán quyết của toà này như thể các phán quyết đến từ chính tòa án tối cao của nước mình, và quốc gia không có cách nào đủ mạnh để kháng cáo. Toà án này hoạt động không bị giới hạn bởi tiền lệ hoặc bất kỳ giám sát công cộng có nghĩa lý nào, và tòa này thường xuyên giữ kín các thủ tục tố tụng của mình, thậm chí đôi khi giữ bí mật các quyết định của toà. Hãy tưởng tượng rằng những người quyết định các vụ kiện của tòa này phần lớn là các luật sư tinh hoa của các công ty phương Tây, những người có quyền lợi cá nhân trong việc mở rộng thẩm quyền của tòa này, bời vì họ có lợi nhuận trực tiếp từ toà án này bằng cách tranh tụng một vụ án hôm nay và ngày mai ngồi xử vụ khác. Vì thế một vài người trong số họ nửa đùa nửa thật gọi họ là “Câu lạc bộ” hay “Mafia”.

Và hãy tưởng tượng rằng các hình phạt tòa án này đã áp đặt trước nay rất nặng nề – và các quyết định của toà rất khó đoán – đến nỗi một số quốc gia không dám liều lĩnh theo đuổi một vụ kiện, phản ứng lại với các đe dọa bị kiện tại tòa này bằng những nhượng bộ lớn, chẳng hạn như thu lại luật của nước mình, hoặc thậm chí xoá những hình phạt hình tội đã bị kết án.

Hệ thống này đã được hình thành và hoạt động đằng sau các cánh cửa kín mít của các tòa nhà văn phòng và phòng hội nghị ở các thành phố trên thế giới. Được biết đến như điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư và quốc gia, gọi là điều khoản ISDS – Investor-State Dispute Settlement, điều khoản này được ghi trong một mạng lưới rộng lớn của các hiệp ước thương mại và đầu tư quốc tế, bao gồm cả NAFTA và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, mà Quốc hội Mỹ phải sớm quyết định có phê chuẩn hay không.

Các hiệp định thương mại đã trở thành một điểm nóng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. BuzzFeed News đã điều  tra 18 tháng, trải khắp ba châu lục với hơn 200 cuộc phỏng vấn cùng hàng chục ngàn tài liệu, trong số đó có nhiều tài liệu trước đây là tuyệt mật. Cuộc diều tra đã tiết lộ các hậu  quả ít người biết nhưng vô cùng nghiêm trọng của các hiệp ước thương mại, các hoạt động bí mật của siêu tòa án này, và cách thức các doanh nghiệp đã dùng tòa này để đánh gục quyền tự chủ của các quốc gia.

Các điều tra của BuzzFeed News khai thác bốn khía cạnh khác nhau của ISDS. Trong những ngày tới, cuộc điều tra sẽ phơi bày các mối hiểm hoạ thuần tuý của ISDS khi ISDS có thể đe dọa một quốc gia để loại bỏ luật của chính quốc gia đó. Hay làm thế nào một số công ty tài chính đã chuyển đổi những gì được dự định là một hệ thống công lý trở thành một cổ máy tạo lợi nhuận, và vì sao Mỹ rất dễ bị các công ty nước ngoài kiện.

Loạt điều tra bắt đầu ngày hôm nay có lẽ là sự tiết lộ được biết đến ít nhất và chói tai nhất: Các công ty và giám đốc điều hành bị buộc tội hoặc thậm chí bị kết án là tội phạm đã trốn thoát sự trừng phạt bằng cách chuyển đến các tòa đặc biệt này. Dựa trên các điều tra từ Trung Đông, Trung Mỹ, và châu Á, BuzzFeed News đã tìm thấy những điều sau đây:

  • Một ông trùm bất động sản Dubai và là đối tác kinh doanh cũ của Donald Trump đã bị kết án tù vì dính líu đến một thương vụ lừa đảo người dân Ai Cập tới hàng triệu đô la – nhưng sau đó ông quay sang ISDS và án tù đã được xóa đi.
  • Tại El Salvador, một tòa án đã phán quyết rằng một nhà máy đã đầu độc bằng chì một ngôi làng – trong đó có hàng loạt trẻ em. Công ty đã rất nhiều năm không thực hiện các bước mà chính phủ nước này ra lệnh để ngăn chặn các kim loại độc hại bị rò rỉ. Nhưng luật sư của chủ nhà máy đã sử dụng ISDS để giúp công ty tránh bản án hình sự và chối bỏ trách nhiệm làm sạch khu vực và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết
  • Hai nhà tài chính bị kết tội biển thủ hơn 300 triệu đô Mỹ từ một ngân hàng Indonesia đã sử dụng ISDS để đối phó với tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol, che giấu tài sản của hai vị, và vô hiệu hóa một cách hiệu quả các trừng phạt đối với họ.

Khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về việc có nên chính thức thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP , mà Tổng thống Barack Obama hỗ trợ mạnh mẽ, thì đó cũng là quyết định mở rộng ISDS đặc biệt rộng rãi hay không. Donald Trump và Hillary Clinton phản đối hiệp ước một cách tổng quát, nhưng hai vị chỉ tập trung chủ yếu vào những gì họ nói là sẽ làm mất việc làm của Mỹ. Người đồng hành của bà Clinton, Tim Kaine, đã lên tiếng lo ngại về ISDS nói riêng, và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã chỉ trích ISDS một cách nặng nề. Năm ngoái, nhiều thành viên của cả hai viện của Quốc hội đã cố gắng để không cho điều khoản ISDS vào TPP, nhưng họ đã thất bại.

ISDS cơ bản là phân xử bằng tòa trọng tài, mà phán quyết có tính ràng buộc trên quy mô toàn cầu, được thiết kế để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các công ty nước ngoài kinh doanh trong phạm vi biên giới của các nước. Các hiệp định khác nhau có thể có các quy tắc hơi khác nhau, nhưng hệ thống ISDS trên diện rộng nói chung là như nhau. Khi các công ty khởi kiện, vụ kiện của họ thường được nghe trước một tòa án của ba trọng tài, thường là các luật sư tư nhân. Doanh nghiệp chỉ định một trọng tài và quốc gia chỉ định một trọng tài khác, sau đó cả hai bên cùng quyết định chọn trọng tài thứ 3.

Được hình thành trong những năm 1950s, hệ thống này đã được dự định để có lợi cho cả các quốc gia đang phát triển và các công ty nước ngoài  tìm cách đầu tư vào các nước này. Các công ty nước ngoàisẽ có được sự công bằng và trọng tài trung lập, nếu một chế độ bất hảo tịch thu tài sản của công ty hoặc phân biệt đối xử chống lại công ty để phục vụ lợi ích cho các hãng trong nước. Ngược lại, các quốc gia đang phát triển sẽ có được đường xá hoặc các bệnh viện hoặc các ngành công nghiệp mà những tập đoàn nước ngoài sẽ cảm thấy tự tin để đầu tư.

“Nó hữu hiệu,” Charles Brower, một trọng tài viên lâu năm trong ISDS cho biết. “Giống như bất kỳ hệ thống pháp luật nào, sẽ có thất vọng; bạn đang làm việc với các hệ thống của con người. Nhưng hệ thống này về cơ bản tạo ra công lý tốt cũng như các tòa án liên bang của Hoa Kỳ “.

Charles Brower Danilo Agutoli for BuzzFeed News

Charles Brower, biện hộ cho các luật sư thường làm trọng tài viên, nói rằng họ “rất ý thức được trách nhiệm của mình. Không giống như các chính trị gia, chúng tôi bị/được bầu lại mỗi phút, mỗi ngày – tại đâu đó trên thế giới, có ai đó đang tìm người để làm trọng tài trong một vụ tố tụng. Chúng tôi chỉ có thể tốt bằng danh tiếng của chúng tôi. ”

Như bằng chứng rằng ISDS mang lại công lý, Brower chỉ ra một làn sóng quốc hữu hóa bởi chính phủ Venezuela, rất nhiều khi do chính Hugo Chávez phụ trách, dẫn đến “các vụ thắng lớn tiền cho những trưng dụng mà không đền bù.”

Những người bảo vệ ISDS nói rằng ISDS không chỉ làm cho các lãnh đạo tham lam lưu ý, mà còn khuyến khích đầu tư, đặc biệt là ở các nước nghèo, góp phần tăng phát triển kinh tế nói chung. Một số thậm chí còn nói rằng nó giúp tránh việc ngoại giao bằng tàu chiến và  căng thẳng quốc tế giảm đi vì các nước đã đồng ý dùng một diễn đàn để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các khoản đầu tư lớn.

Nhưng trong hai thập kỷ qua, ISDS đã chuyển từ một phương sách cuối cùng hiếm khi được sử dụng, được thiết kế cho các trường hợp nghiêm trọng như hành vi trộm cắp của nhà nước hoặc phân biệt đối xử trắng trợn, thành một công cụ mạnh mẽ mà các công ty sử dụng thường xuyên hơn bao giờ hết, để chống lại các chính sách công mà họ cho là hạn chế lợi nhuận.

Bởi vì hệ thống rất bí mật, không thể biết tổng số các vụ ISDS, nhưng các luật sư trong lĩnh vực này nói nó đã tăng vọt. Thật vậy, trong số gần 700 trường hợp công chúng biết đến trong nửa thế kỷ qua, hơn một phần mười số đó (70 vụ) được ghi nhận chỉ mới vào năm ngoái [2015].

ISDS là gì: 



Những người thúc đẩy mở rộng ISDS chính là các luật sư. Họ đã nghĩ ra những cách thức mới và sáng tạo để triển khai ISDS, và trong tiến trình đó tính lệ phí hằng triệu đô la cho các doanh nghiệp và chính phủ mà họ đại diện. Tại các phòng họp sang trọng trên toàn cầu, các thành viên của Câu lạc bộ gặp nhau để trao đổi chiến lược và hút thêm khách hàng tiềm năng, một số trong đó là những cái tên quen thuộc, chẳng hạn như ExxonMobil hay Eli Lilly, nhưng rất nhiều trong số đó là những tên tuổi ít danh tiếng hơn. Trong các ấn phẩm chuyên ngành, các luật sư đề nghị cách mới để sử dụng ISDS như là đòn bẩy chống lại chính phủ. Đó là một loại phiên bản quốc tế tinh vi của các quảng cáo trên truyền hình hay tạp chí của luật sư đại diện nguyên đơn: Doanh nghiệp của bạn có bị tổn hại bởi sự gia tăng tiền bản quyền khai thác mỏ ở Mali? Đội ngũ các luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi  có thể giúp bạn.

Một vài trong số những ý tưởng của họ đó là: Kiện Libya đã không bảo vệ được một cơ sở dầu trong một cuộc nội chiến. Kiện Tây Ban Nha trong việc giảm ưu đãi cho năng lượng mặt trời vì trì trệ kinh tế nặng nề buộc chính phủ phải cắt giảm ngân sách. Kiện Ấn Độ đã cho phép một công ty làm thuốc gốc tạo ra một phiên bản rẻ hơn của một loại thuốc ung thư.

Trong một lập luận bất đồng ý kiến với phán quyết của đa số năm 2014 mà ít người chú ý, chánh án Tối Cao Pháp Viện Mỹ John Roberts đã cảnh báo rằng các ban trọng tài ISDS nắm giữ quyền lực đáng báo động để rà soát các luật của một quốc gia và “xóa bỏ một cách hiệu quả các hành động có thẩm quyền của cơ quan lập pháp, cũng như hành pháp và tư pháp, của quốc gia.” “Các trọng tài ISDS,” ông tiếp tục, “có thể gặp nhau tại bất cứ nơi nào trên thế giới” và “quyết định đúng sai” về “các hành vi thuộc chủ quyền” của một quốc gia.

Điều này vẫn chưa từng xảy đến cho Mỹ- nhưng phần lớn là vì Mỹ quá may mắn, các cựu luật sư của chính phủ cho biết. Về lý thuyết, trọng tài viên ISDS phải tuân theo các quy tắc quy định trong các hiệp định thương mại. Nhưng trong thực tế, họ đã giải thích ngôn ngữ mơ hồ của nhiều hiệp ước như thánh hóa những quyền lợi rộng rãi bất thành văn, vượt xa sự bảo vệ chống lại thâu tóm tài sản và phân biệt đối xử trắng trợn – đến mức, trong một vụ kiện, tìm ra quyền có “Tỷ lệ lợi nhuận hợp lý”.

Một số luật sư làm kinh doanh tìm cách để kiếm tiền từ ISDS. Selvyn Seidel, một luật sư đại điện thân chủ trong các vụ kiện ISDS, hiện nay đang điều hành một công ty đặc biệt. Công ty của ông tìm các nhà đầu tư sẵn sàng tài trợ cho những vụ kiện đầy hứa hẹn để sau này được chia một phần tiền trong phán quyết của tòa. Selvyn cho biết, một số luật sư theo dõi các chính phủ trên khắp thế giới để tìm các luật và quy định được đề xuất mà có thể châm ngòi phản đối của các công ty nước ngoài. “Khi anh biết các luật hay quy định sắp thành hiện thực,” Selvyn nói, “vì vậy, trong năm trước khi thực sự có thay đổi, anh có thể sắp xếp các bên tranh chấp và các công ty luật vào đúng chỗ để đưa ra một loạt tố tụng.”

Các quan chức Mỹ đàm phán trong hiệp định TPP đã lập luận rằng TPP chứa các biện pháp bảo đảm mới về ISDS, bao gồm cả việc mở cửa các phiên điều trần và hồ sơ pháp lý cho công chúng. Những thay đổi, tuy nhiên, có sơ hở, và các luật sư tại một số hãng luật lớn đã tư vấn cho thân chủ làm sao để có thể dùng hiệp ước mới cho lợi ích của công ty.

Sự phản đối ISDS đang lan rộng khắp trong các phe phái chính trị, các nhóm cánh tả và cánh hữu tấn công hệ thống. Trên thế giới, ngày càng tăng số các nước đẩy mạnh cải cách ISDS hoặc hoàn toàn từ bỏ ISDS. Nhưng hầu hết các báo động đã được tập trung vào việc tiềm ẩn sử dụng ISDS bởi các công ty để chống lại luật pháp có lợi cho cộng đồng, chẳng hạn như luật cấm sử dụng các hóa chất độc hại, hay luật nâng mức lương tối thiểu. Tính hữu dụng của hệ thống như một lá chắn cho các thành phần tội phạm và tham nhũng hầu như vẫn chưa hề được biết.

Xem xét lại các thông tin công bố công khai cho khoảng 300 trường hợp ghi nhận trong 5 năm qua, BuzzFeed News phát hiện hơn 35 trường hợp trong đó các công ty hoặc giám đốc đã bị cáo buộc về các hành vi hình sự đều tìm kiếm sự bảo trợ trong ISDS. Các tội phạm bao gồm rửa tiền, tham ô, lũng đoạn cổ phiếu, hối lộ, trục lợi chiến tranh và gian lận.

Trong số đó: một ngân hàng ở đảo Síp bị chính phủ Mỹ buộc tội cung cấp tài chính cho các tố chức khủng bố và tội phạm , một giám đốc công ty dầu mỏ bị buộc tội biển thủ hàng triệu đô của Burundi, quốc gia châu Phi nghèo khổ, và các nhà tài phiệt người Nga gọi là “ngân hàng của điện Kremlin.”

Một số nhân vật là trung tâm của những vụ bê bối tai tiếng, từ tỷ phú bị buộc tội dàn xếp một kế hoạch Ponzi lớn [lén lút lấy tiền đầu tư của người đầu tư mới để làm tiền lời giả cho nhà đầu tư cũ] ở Mauritius, đến nhiều ông trùm viễn thông bị truy tố trong vụ “2G lừa đảo” lớn chưa từng có ở Ấn Độ. Vụ này đã được lên nhóm 10 vụ lạm dụng quyền lực hàng đầu của tạp chí Time, cùng với vụ Watergate. Các công ty hoặc giám đốc điều hành liên quan đến các trường hợp này hoặc phủ nhận việc làm trái pháp luật hoặc không trả lời với các yêu cầu bình luận.

Hầu hết các vụ trong số 35 vụ này vẫn đang tiếp diễn. Nhưng trong ít nhất 8 trường hợp, khởi kiện ISDS đã đưa đến kết quả tốt cho những người bị cáo buộc làm điều sai quấy, bao gồm cả phán quyết [bồi thường] hàng triệu đô la, được bãi bỏ điều tra hình sự, và bãi bỏ các cáo buộc hình sự. Trong một vụ khác, ban trọng tài đã chỉ đạo chính phủ ngưng một vụ án hình sự trong khi vụ trọng tài đang tiến hành.

“Anh có rất nhiều thể loại trộm cắp bẩn thỉu, và đối với họ đây là một cách để kiếm bội.”

Tất nhiên, có những chính phủ có bàn tay bẩn, và một số đòi hỏi của các nhà kinh doanh là chính đáng. Hệ thống pháp luật của một số nước bất công trắng trợn hoặc đầy rẫy tham nhũng. Hơn nữa, chế độ độc tài hay chế độ trộm cướp đôi khi sử dụng hệ thống công lý của họ như là vũ khí chính trị. Ví dụ, trọng tài ra lệnh Nga phải bồi thường sau khi phát hiện Vladimir Putin và chính quyền của ông đã sử dụng thủ tục tố tụng hình sự và thuế để tiêu diệt công ty dầu mỏ của đối thủ chính trị của ông, Mikhail Khodorkovsky.

Các luật sư nói rằng một số chính phủ, khi phải đối mặt với một yêu cầu ISDS hợp pháp, thậm chí sẽ tung tin sai lệch về một tội hình sự để làm chệch hướng việc làm sai trái của chính mình. Ví dụ, các trọng tài nhận thấy có bằng chứng cho thấy Bolivia mở một vụ về tội phạm gian lận đối với các lãnh đạo của một công ty khai thác mỏ, như là một thủ đoạn để các đòi hỏi ISDS của công ty bị loại bỏ.

Nhưng ngay cả một số thành viên của Câu lạc bộ cho biết họ lo ngại bởi vì các cáo buộc hình tội đáng tin xảy ra rất thường xuyên. Nhiều luật sư ISDS nói rằng hệ thống sẽ giúp thúc đẩy các nguyên tắc pháp trị trên thế giới. Nếu ISDS được xem như là bảo vệ tội phạm, các luật sư lo sợ rằng, nó có thể làm mất đi tính pháp lý của một hệ thống đang làm việc tốt cho nhiều người khác.

Một luật sư thường xuyên đại diện cho chính phủ cho biết ông nhìn thấy bằng chứng tội phạm của công ty mà ông “không thể tin được.” Phát biểu này được tiết lộ của với điều kiện là ông không được nêu tên ở đây vì ông ấy hiện xử lý các trường hợp ISDS, ông nói, Anh có rất nhiều thể loại trộm bẩn thỉu, và đối với họ đây là một cách để kiếm bội.”

(Còn nữa)

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com.

 

2 bình luận về “Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới (Phần 1.1)

Bình luận về bài viết này