Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới (Phần 1.3)

ENGLISH: Inside The Global “Club” That Helps Executives Escape Their Crimes

Bên trong “Câu Lạc Bộ” toàn cầu giúp các giám đốc điều hành thoát khỏi tội ác 

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

Đối với Ai Cập, những thiệt hại tiềm ẩn rất lớn sẽ đến trong khi đất nước phải vật lộn để phục hồi nền kinh tế đang suy sụp.

“Kẻ đã bị kết án vì dính líu trong một thương vụ cướp đoạt hàng triệu đô la của dân Ai Cập bây giờ được tự do và trắng án.”

Ai Cập quyết định thương lượng để kết thúc.

Các điều khoản thỏa thuận kết thúc vụ kiện đều được giữ kín, nhưng ba luật sư đại diện cho công ty tại thời điểm đó mô tả các điều khoản then chốt. Công ty Damac trả một số tiền cho chính phủ; các luật sư của Sajwani đã từ chối cho biết khoản đó là bao nhiêu, mặc dù gọi đó là một “thoả thuận kinh doanh khôn ngoan.”

Nhưng lợi ích then chốt cho Sajwani, theo cả ba luật sư cho biết: Để hoán đổi cho việc bãi bỏ vụ kiện ISDS của Sajwani với chính phủ, Ai Cập sẽ xóa hoàn toàn án tù 5 năm của Sajwani và khép lại các điều tra về các thương vụ khác. Kẻ đã bị kết án vì dính líu trong một thương vụ cướp đoạt hàng triệu đô la của dân Ai Cập bây giờ được tự do và trắng án.

Một người phát ngôn của công ty Damac đã từ chối yêu cầu phỏng vấn Sajwani. Đáp lại lá thư nêu chi tiết về các điểm trong câu chuyện này, người phát ngôn đã viết: “Câu chuyện này liên quan đến các vấn đề đã giải quyết và thỏa thuận kết thúc trong năm 2013. Các khẳng định anh nêu trong lá thư này là dựa trên những sự kiện sai lầm. Vì vấn đề này là chủ đề của thỏa thuận kết thúc chính thức, chúng tôi không còn ở vị trí để bình luận thêm nữa.” Khi được hỏi sự kiện nào là  sai lầm, người phát ngôn từ chối trả lời.

Trường hợp của c.ty Damac – một trong những bản án hình sự đầu tiên sau cách mạng và là một trong những yêu cầu ISDS đầu tiên được ghi nhận là có kết quả – thiết lập một kiểu mẫu mà các giám đốc điều hành gặp nhiều rắc rối sẽ sớm làm theo. Khi Ai Cập đang cố gắng tìm kiếm ổn định, một làn sóng của các yêu cầu ISDS làm chính phủ mới lo âu.


Một tấm bảng quảng cáo cho một dự án nhà ở mới ở Cairo. Sima Diab

“Damac, được nhiều vụ khác học theo, làm cho họ nói được rằng ‘Anh biết không. Không, phải có một cách khác,” Girgis Abd el-Shahid, một luật sư đại diện cho các doanh nghiệp và có giúp tay trong vụ trọng tài của Sajwani nói. “Tôi tin rằng, sau vụ Damac, Ai Cập đã có được bài học.”

Vào ngày kỷ niệm một năm của cuộc cách mạng, Ai Cập phải đối mặt với các đòi hỏi ISDS với số lượng nhiều hơn hầu hết các nước khác, và các luật sư luật công ty tại Cairo nói với BuzzFeed News rằng vẫn còn nhiều công ty đang đe dọa để nộp đơn kiện.

Trách nhiệm pháp lý tiềm tàng cho những đòi hỏi ISDS này là một đe dọa lớn – riêng một công ty đã đe dọa chính phủ với vụ kiện 8 tỷ USD. Hơn thế nữa, các vụ kiện ISDS đã làm chua chát uy tín kinh doanh của Ai Cập vào lúc nền kinh tế rất dễ vỡ và Ai Cập đang khẩn thiết kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Hầu hết ở các ban ngành, chính phủ bắt đầu cố gắng để thương lượng kết thúc các vụ kiện.

Trong một vụ kiện, một tòa án Ai Cập đã tuyên phán rằng có tham nhũng trong việc một công ty nước ngoài mua một nhà máy và tòa đã hủy bỏ thương vụ này, hồ sơ của tòa án cho biết. Nhưng sau khi công ty đệ đơn ISDS yêu cầu bồi thường, chính phủ đã đồng ý trả cho công ty 54 triệu đô la để kết thúc vụ kiện – giá này gần gấp đôi giá công ty đã trả cho nhà máy đó chỉ một vài năm trước, theo các tin tức và tài liệu điều tra bởi BuzzFeed News. Một luật sư của công ty đã nói rằng thân chủ của ông không bị kết tội hình sự và công ty đã làm những “khoản đầu tư quan trọng” cho nhà máy sau khi mua lại.

Trong một vụ khác, một nhà khai thác bất động sản Dubai nữa đang điều tra – cho đến khi ông đưa ra đe dọa ISDS và yêu cầu bồi thường, luật sư ở Cairo Hani Sarie-Eldin, người đại diện cho công ty đã cho biết. Thay vì một phiên tòa hình sự, chính phủ đã lựa chọn cách dàn xếp tranh chấp, và ông trùm của công ty đã thẳng tiến với với dự án của mình, Sarie-Eldin cho biết.

Các vụ kiện ISDS khác cũng đang được tiến hành. Hai trường hợp có liên quan đến một thương vụ tai tiếng về chuyển khí gas tự nhiên từ Ai Cập tới Israel, thậm chí ngay cả khi Ai Cập đang thiếu hụt năng lượng. Ai Cập đã yêu cầu trọng tài ISDS xoá bỏ cả hai vụ kiện, Ai Cập cáo buộc rằng các thương vụ này là một sự sắp xếp tham nhũng của các quan chức của chế độ Mubarak cũ và đám thân cận để gặt hái lợi nhuận khổng lồ. Trong cả hai trường hợp, yêu cầu (của chính phủ Ai Cập) bị từ chối. Các nhà đầu tư trong các công ty gas, cũng như nhà khai thác bất động sản ở Dubai, không trả lời yêu cầu bình luận.


Một con phố ở Cairo với các căn hộ sang trọng ở phía sau. Sima Diab

Trong khi đó, chính phủ đã thay đổi luật của quốc gia, tước đoạt các luật sư công ích và công dân trung bình quyền đâm đơn vào tòa để thách thức các hợp đồng công có nhiều nghi vấn, chẳng hạn như việc bán đất công cho một công ty khai thác địa ốc như vụ kiện Sajwani.

Một mục đích của luật này, theo các luật sư luật công ty tại Cairo đã vận động hành lang cho luật này được thay đổi, là để ngăn chặn không cho vào các tòa án trong nước các vụ kiện có thể đưa đến các đòi hỏi ISDS. Kết quả là, hiện nay một số vụ kiện thách thức các thương vụ thời Mubarak đang bị đóng băng.

Các luật sư luật công ty chúc tục nhau về những phát triển mới này. Nhưng ngay cả một số người ủng hộ ISDS bây giờ cũng lo ngại rằng hệ thống đã bị lạm dụng để giúp các công ty quyền lực né tránh công lý và để giữ làm con tin nền kinh tế của một quốc gia vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn.

“Nếu anh nhận được một cái gì đó từ tham nhũng, anh không được quyền sử dụng tòa án; tham nhũng cần phải bị xóa bỏ,” Ahmed el-Kosheri, một trọng tài viên lâu năm người bản địa Ai Cập, người gần đây đã nhận được một giải thưởng thành tựu trọn đời từ một tổ chức trọng tài quốc tế hàng đầu, cho biết.

Ahmed el-Kosheri lo ngại rằng Ai Cập sẽ phải gánh chi phí lớn vì các vụ kiện ISDS. “Đó là sự trớ trêu của ISDS,” ông nói, “điều mà người dân vô tội, công chúng Ai Cập, sẽ phải trả cho những sai lầm của chế độ, đó là tham nhũng.”

Kể từ khi giải quyết với Ai Cập, Sajwani đã dụ dỗ khách hàng ở nơi khác với các loại ô tô Lamborghini miễn phí; hợp tác với Trump trong một bộ sưu tập các biệt thự sang trọng, nhóm quản lý tranh cử của Trump đã không phản hồi yêu cầu bình luận; và Sajwani bán lợi tức cổ phiếu Damac trên thị trường chứng khoán London, gặt được lợi tức ngất ngưởng.

“Nếu chúng tôi cố gắng vạch trần tham nhũng, sau đó các nhà đầu tư sẽ đưa chúng tôi ra tòa,” cô nói. “Có nghĩa là chúng tôi tốt hơn chỉ im lặng.”

Năm nay, tạp chí Forbes ước tính giá trị ròng của Sajwani là 3,2 tỷ USD, giúp cho ông đứng thứ 8 trong danh sách công bố của “Những người Ả Rập giàu nhất thế giới” và đưa ông vào danh sách chung của các tỷ phú thế giới, đứng trước Oprah Winfrey và đi sát với Mark Cuban chủ sở hữu của Dallas Maverick – một câu lạc bộ bóng rổ chuyên nghiệp tại Taxes.

Sajwani hiện đang quảng cáo một tháp khổng lồ ở London với các căn hộ được thiết kế bởi Versace Home, và ông đã nói với một tờ báo Emirati tầm mắt tới của ông vẫn tiếp tục mở rộng; tiếp theo có thể là các dự án tại Hoa Kỳ.

Heba Khalil, một nhà nghiên cứu của một tổ chức nhân quyền của Ai Cập, gần đây nhớ lại những ngày hỗn loạn nhưng đầy hy vọng sau sự sụp đổ của chính quyền  Mubarak. “Không ai biết Ai Cập sẽ như thế nào,” cô nói. “Các nhà đầu tư quốc tế lo sợ rằng loại giao dịch mà họ đã làm với chế độ Mubarak sẽ không còn trở thành hiện thực được nữa.”

Tiếp đó, những đòi hỏi ISDS đến. “Tôi nghĩ rằng tác động của trọng tài quốc tế”, Khalil cho biết, rằng người Ai Cập “bắt đầu biết rằng, ‘Oh, nếu chúng tôi cố gắng vạch trần tham nhũng, sau đó các nhà đầu tư sẽ đưa chúng tôi đến tòa án quốc tế, và chúng tôi sẽ thua kiện. Có nghĩa là chúng tôi tốt hơn chỉ im lặng và để cho những sai trái của Mubarak tiếp tục đi theo cách của chúng.'”

(Còn nữa)

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com

fud

1 bình luận về “Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới (Phần 1.3)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s