English: How Big Banks Bled A Tiny Island Nation
Kỳ 3: Những ngân hàng lớn hút máu một quốc đảo nhỏ ra sao
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Ngành công nghiệp tài chính đang đẩy các đòi hỏi ISDS mới mà các nước không bao giờ có thể ngờ tới – các đòi hỏi, màtrong một số vụ, sẽ bị cấm tại các tòa án Hoa Kỳ và toà ở các nước phát triển khác, hoặc đánh vào các quyết định khẩn cấp mà quốc gia thực hiện để đối phó với khủng hoảng. Khi Tây Ban Nha, trong đau đớn của khủng hoảng kinh tế, tuyên bố sẽ giảm trợ cấp cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, hơn 20 doanh nghiệp – phần nhiều là các quỹ đầu tư gắn với ngân hàng lớn hoặc công ty đầu tư mạo hiểm – đưa ra đòi hỏi ISDS, cáo buộc rằng chính phủ đã phá lời hứa và khiến các khoản đầu tư của họ không có lợi nhuận.
Sự thực, một số trường hợp liên quan đến các công ty tài chính là rõ ràng. Đôi khi các nước ngược đãi các công ty hoạt động trong phạm vi biên giới của họ, cố tình làm hại công ty nước ngoài để ủng hộ đối thủ cạnh tranh trong nước, hay chính xác là trả thù về chính trị, hoặc trắng trợn ăn cắp lợi nhuận. Chỉ ra những vụ như vậy, những người bảo vệ ISDS nhấn quyết rằng đó là một kiểm soát quan trọng chống hành vi lừa đảo của chế độ chuyên quyền hay tham nhũng.
Nhưng những người phê phán cho rằng ISDS quá dễ bị khai thác bởi luật sư tinh hoa của các công ty và các khách hàng cuả họ trong ngành tài chính. Tòa trọng tài gồm ba người phán quyết các vụ có xu hướng được lập lên từ các luật sư công ty; họ có thể tranh tụng đại diện một công ty ở vụ này và ngồi phán quyết ở một vụ khác. Và các ông toà không bị ràng buộc bởi tiền lệ; họ có giấy phép rộng để diễn giải các quy tắc theo bất cứ cách nào mà họ muốn. Phần lớn, thậm chí sự minh bạch cũng không được dùng để kiểm soát quyền lực của họ, bởi vì các phiên tòa, bằng chứng, và trong một số vụ, ngay các phán quyết được giữ bí mật. Và ISDS bị thiên vị một cách khác nữa: Chỉ có các công ty có thể đâm đơn kiện ISDS. Các quốc gia không thể kiện các công ty hoạt động trong phạm vi biên giới của họ. Các nước chỉ có thể cố gắng để bảo vệ mình, mà thường phải trả giá tới hàng triệu đô la.
ISDS mang lại một đòn bẩy đặc biệt cho thương nhân và các nhà đầu cơ theo đuổi lợi nhuận khổng lồ ở các nước đang phát triển. Họ có thể mua đường vào các tranh chấp địa phương mà họ không có liên hệ nào, sau đó biến các vụ tranh chấp thành những cuộc chiến quốc tế tốn kém.
Standard Chartered, ví dụ, mua nợ của một công ty Tanzania đang trong tình trạng tài chính thảm hại và sụp đổ bởi các vụ bê bối; bây giờ, Standard Chartered đâm đơn yêu cầu bồi thường ISDS đòi người nộp thuế của Tanzania trao toàn bộ số tiền mà công ty tư này đã làm chủ – hơn $ 100 triệu. Khi được hỏi bình luận, Standard Chartered cho biết đòi hỏi của mình là “hợp lệ”.
“Tôi xem nó như là một hình thức đầu tư mới, đó là, hãy làm cho họ nghèo hơn, và ta sẽ giàu lên.”
Chiến thuật này đặc biệt gây tổn hại cho quốc gia phải chiến đấu với khủng hoảng kinh tế hoặc vùng vẫy để đưa dân của họ ra khỏi cảnh nghèo triền miên. Các công ty trong khủng hoảng có thể tuyên bố phá sản, buộc người đòi nợ phải rút đi, nhưng các nước không thể làm được điều này, mà có thể dẫn đến một tiệc ăn điên loạn.
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có một chương trình xoá nợ cho các quốc gia nghèo. Khi một quốc gia trong khủng hoảng nợ nhiều hơn số có thể trả, các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp một cuộc đàm phán, trong đó tất cả các chủ nợ cùng chia sẻ nỗi đau đớn.
ISDS, tuy nhiên, cho phép các nhà đầu tư cách đi vòng khỏi những nỗ lực xoá nợ này và đòi khoản nợ của họ được trả tiền bất chấp vấn đề gì. Họ không đòi hỏi gì trong quá trình công khai – trong đó có đánh giá lợi ích của những người dân đang phải chịu đau – và thay vào đó đặt khoản nợ trước một tòa án tư nhân được thiết kế chỉ để bảo vệ các nhà đầu tư.
Michael Waibel, một luật sư chuyên về kinh tế quốc tế, đã cảnh báo trong một bài viết trên tạp chí pháp luật 2006 có tựa đề “Mở chiếc hộp phiền toái – Openning Pandora’s box” viết rằng việc cho phép các chủ nợ sử dụng ISDS có thể “thổi một lỗ hổng” vào các đàm phán quan trọng nhằm giúp các quốc gia đứng dậy từ các cuộc khủng hoảng.
Georges Abi-Saab
Tuy nhiên, năm 2011, một ban trọng tài làm chính điều đó. Sau khi Argentina rơi vào tình trạng lao dốc không phanh của nền kinh tế, chính phủ đàm phán về một thỏa thuận tái cấu trúc kinh tế. Tuy nhiên, một nhóm các nhà đầu tư từ chối thỏa thuận và đến với ISDS, cho rằng Argentina đã đàm phán với ý xấu.
Ban trọng tài đã cho phép vụ này tiến hành, khiến Georges Abi-Saab, trọng tài chỉ định bởi Argentina và là một luật sư quốc tế kỳ cựu, đã từ chức khỏi vụ này. Trong một bất đồng gay gắt, ông cảnh báo rằng việc cho phép các chủ nợ sử dụng ISDS theo cách này mở ra một “lĩnh vực mới khổng lồ” về kiện tụng đề hỗ trợ “tất cả các cách giao dịch tài chính, bao gồm các hình thức đầu cơ nhất.” Các thương vụ này, ông nói, là “nhiều năm ánh sáng cách xa các đầu tư kinh tế ” mà ISDS đã được thiết kế để bảo vệ.
Trong giới ISDS, một số lo rằng vụ đó đã trao một quả đạn trái phá đến cái gọi là “quỹ kền kền” – các nhà đầu tư ăn thịt người mua nợ xấu bằng vài đồng xu và kiện để thu lại toàn bộ số nợ.
Thậm chí một số luật sư và trọng tài ISDS cho rằng sử dụng hệ thống cho mục đích này là đang đi quá xa. “Tôi xem nó như là một hình thức đầu tư mới, đó là, hãy làm cho họ nghèo hơn, và ta sẽ giàu lên”, Mark Cymrot, một luật sư tại BakerHostetler nói. “Tôi thấy hình thức này kém hiệu quả kinh tế và nguy hiểm về địa chính trị.”
Matthew Gearing
Nhiều luật sư ISDS biện hộ cho các loại đòi hỏi mới mà họ đang mang lại cho ngành công nghiệp tài chính. Vấn đề, họ nói, là sự công bằng cơ bản: Các quốc gia nên giữ lời hứa của họ và trả nợ của mình.
“Thực là một cái nhìn cổ lổ khi nói rằng đầu tư chỉ có tính chất vật lý, như là gạch-và-vữa “, Matthew Gearing nói, người đồng đứng đầu của ban trọng tài quốc tế tại công ty Allen & Overy và một trong những luật sư đại diện cho Deutsche Bank chống Sri Lanka.
Nhưng Abi-Saab cho biết những trường hợp này đi xa hơn sự diễn tiến tự nhiên của bất kỳ hệ thống pháp lý nào đã trải qua. “Hệ thống đã đạt đến điểm mà hệ thống đã mất tính chính đáng của nó”, ông nói với BuzzFeed News. Chủng loài mới của các vụ kiện này, ông nói, là “một loại đầu cơ để hút cạn xu cuối cùng hoặc những giọt máu cuối cùng của các nước nghèo.”
Mike McQuade for BuzzFeed News