English: How A Mississippi Funeral Home Showdown Freaked Out The White House
Kỳ 4: Lật tẩy vụ nhà tang lễ Mississippi khiến Nhà trắng hoảng sợ ra sao
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Khi các vụ bắt đầu xuất hiện, hệ thống này tiếp nhận đặc biệt thiên hướng Mỹ. Việc thực thi NAFTA năm 1994 là một sự kiện quan trọng. Mặc dù hiệp định tiếp tục gây giận dữ cho những người tin rằng nó đã huỷ hoại nền sản xuất của Mỹ, nhưng vai trò của NAFTA trong sự phát triển của ISDS ít được biết đến ngoại trừ những số tiền phạt khổng lồ. Sau khi hiệp định có hiệu lực, các luật sư bắt đầu nghĩ ra những quyền đòi bồi thường ISDS mới lạ hơn bao giờ hết. Các công ty luật lớn của Mỹ nhìn thấy một thị trường sinh lợi mới cho dịch vụ của mình. Những luật sư tranh tụng cho các công ty, những người đã từng lăn lộn ở các vụ kiện giá trị lớn xung quanh các dự án năng lượng và kết cấu hạ tầng bắt đầu đổ xô đến lĩnh vực mà trị giá của các vụ việc thậm chí còn cao hơn thế, mang theo chiến thuật đấm tay trần của mình.
Alvarez, cựu luật sư của Bộ Ngoại Giao, viết: những người đàm phán các hiệp định đầu tiên vào những năm 1980s “sẽ không bao giờ đoán được Mỹ sẽ thấy chính mình” bị kiện và bị thua bởi “sự cố chấp rằng thế giới tuân theo chuẩn mực ‘văn minh’ của các hiệp định của chúng ta”.
Nhưng ngay trong năm nay, công ty TransCanada đã đệ đơn ISDS đòi Mỹ bồi thường 15 tỉ đô với lập luận rằng việc chính quyền Obama bác bỏ dự án đường ống Keystone XL gây tranh cãi của công ty này là bất công và phân biệt đối xử. Người đại diện công ty cho biết dự án khổng lồ này sẽ có “tác động đến môi trường tối giản nhất”, và sự bác bỏ thật ra là bị tác động bởi yếu tố chính trị. Vào tháng một, một công ty Canada khác buộc tội Mỹ vi phạm NAFTA và đe doạ tiến hành một vụ kiện ISDS riêng rẽ nhắm vào Mỹ.
Công ty Khai khoáng Northern Dynasty đã đề xuất thực hiện dự án đào vàng và đồng từ mỏ Pebble, một dự án gây ra phản đối kịch liệt bởi vì nó nằm tại một trong những khu vực cá hồi sinh sản lớn nhất ở Alaska. Sau khi Cục bảo vệ môi trường cho biết họ có ý định bác bỏ dự án, luật sư tại DC của công ty đã gửi thư đến Bộ Ngoại Giao để cảnh báo: “Kể từ khi NAFTA đi vào có hiệu lực trong 21 năm qua, Mỹ – ngược lại với đối tác Canada và Mexico – chưa bao giờ thua” một vụ ISDS nào. “Tôi đang viết về một vụ việc mà chúng tôi tin rằng sẽ làm thay đổi kết quả đó, nếu đem nó ra toà”. Trong một văn bản gửi đến BuzzFeed News, đại diện công ty Northern Dynasty cho biết những cố gắng của Cục bảo vệ môi trường nhằm phong toả khu mỏ thậm chí trước khi công ty nộp đơn xin chấp thuận là “hấp tấp” và “chưa có tiền lệ”.
Các công ty nêu trên không đưa ra lập luận rằng họ xây một đường ống hay đào bới một hầm mỏ, rồi thấy chúng bị cướp đoạt bởi chính phủ Mỹ – một kiểu tước đoạt trắng trợn mà chính ISDS ban đầu được thiết lập ra để kiểm soát. Thay vào đó, những vụ kiện tấn công vào chính sách môi trường của Mỹ, chính sách mà những công ty này cho rằng đã được áp dụng theo cách không công bằng và có hại cho doanh nghiệp.
Ở khắp nơi trên thế giới, các quốc gia đang đối mặt với các phán quyết ISDS khổng lồ – lên đến mức 1 tỉ đô la ở các vụ lớn nhất – đã chọn tự bỏ luật của mình còn hơn là trả một khoản tiền khổng lồ và tiếp tục có nguy cơ vướng phải những phán quyết lớn hơn từ nhiều công ty khác cũng chịu tác động tương tự của luật. Ở Mỹ, một liên minh các nhóm hoạt động và công đoàn cảnh báo rằng các công ty có thể sử dụng ISDS để loại bỏ không chỉ các quy định về môi trường mà còn cả các quy định về lao động. Các chính trị gia như Elizabeth Warren cho rằng hệ thống này có thể gây nguy hại đến các quy định tài chính được ban hành sau cuộc khủng hoảng 2008. Và Bộ trưởng Tư pháp New York Eric Schneiderman cảnh báo rằng ISDS có thể cản trở những nỗ lực của cơ quan này nhằm chống nạn cho vay cắt cổ và lừa đảo người tiêu dùng. Năm ngoái, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, Laurence Tribe thuộc Trường Luật Harvard, và các học giả hàng đầu khác đã thúc giục các thành viên Quốc hội không đưa ISDS vào TPP. Cảnh báo cứng rắn của họ là: ISDS “có nguy cơ làm xói mòn quy tắc dân chủ bởi vì các luật và quy định được thi hành bởi các công chức nhà nước được bầu cử một cách dân chủ đang có nguy cơ gặp rủi ro”.
Phòng án dành cho Phường Tư pháp số 1 của quận Hinds, Mississippi, nơi O’Keefe và Loewen tranh tụng. Ảnh của William Widmer dành cho BuzzFeed News.
Abner Mikva là một người ủng hộ lớn của NAFTA ngay từ khi ông vào làm cố vấn cho Bill Clinton tại Nhà Trắng chỉ một thời gian ngắn sau khi thoả thuận thương mại này có hiệu lực. Tuy nhiên, ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước khi qua đời vào mùa hè năm nay rằng, ông đã rất ngạc nhiên khi nhân viên Bộ Tư pháp tìm đến ông với một đề nghị. Một công ty Canada đã viện dẫn một chương mờ nhạt của hiệp định đó để kiện đòi Mỹ bồi thường theo ISDS. Cách thức hoạt động của hệ ISDS là: công ty chỉ định một trọng tài, Mỹ chỉ định một trọng tài khác, và cả hai bên thống nhất một trọng tài thứ ba. Và Chính phủ Mỹ muốn biết liệu Mikva có thể làm trọng tài cho họ không? Phản ứng đầu tiên của Mikva, như ông nói với BuzzFeed News, là: “Tôi không biết là có một điều khoản về trọng tài” trong hiệp định. Tuy nhiên, ông vẫn đồng ý.
Abner Mikva. Ảnh của Danilo Agutoli dành cho BuzzFeed News
Khi Loewen và công ty nhà tang lễ của ông ta đệ đơn đòi bồi thường theo ISDS vào năm 1998, vụ việc đánh dấu lần đầu tiên Mỹ bị kiện theo hệ thống mà chính nước này đã cố gắng thúc đẩy. Loewen cho rằng phiên toà ở Mississippi vi phạm trắng trợn những bảo đảm của NAFTA về chống phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài và chống đối xử bất công nói chung. Ông cho biết toàn bộ phiên toà là sai trái, yêu cầu bồi thường quá lớn, và việc đòi hỏi ông phải trả khoản tiền lớn khủng khiếp 625 triệu đô chỉ để có quyền kháng án đã buộc ông ta phải chi ra 175 triệu đô la và gánh chịu các thiệt hại nghiêm trọng trong công việc kinh doanh cũng như uy tín của mình. Để bù đắp, ông yêu cầu bồi thường 725 triệu đô la.
Rất nhanh chóng, các quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao và Văn phòng đại diện thương mại được đặt vào báo động đỏ.
Trong các buổi họp, các công chức chính phủ viết vội các ghi chú cho thấy yêu cầu của Loewen gây chấn động như thế nào:
“Chẳng ai nghĩ đến điều này khi luật thi hành NAFTA được phê duyệt”.
“Rào cản cuối cùng, từ bỏ chủ quyền”.
“Bao nhiêu tiền? ai trả? biến cố lớn quá lớn!”
Khi thời hạn tháng 2 năm 2000 dần đến và Mỹ phải phản hồi yêu cầu của Loewen, một văn bản được đánh dấu “khẩn” đáp xuống bàn của trợ lý trưởng của Clinton, John Podesta, người hiện đang chạy chiến dịch tranh cử tổng thống của Hillary Clinton. (Chiến dịch khiến ông không có đủ thời gian tham gia phỏng vấn.) Được soạn bởi các cố vấn hàng đầu của tổng thống, văn bản này phác thảo một quyết định chiến lược tối quan trọng mà Nhà Trắng cần phải thực hiện, một quyết định có thể làm “ảnh hưởng đến khả năng tồn tại lâu dài của chính NAFTA”.
Tất cả các cơ quan liên bang khác nhau đồng thuận rằng Mỹ đang bị dồn tới chân tường. Phiên toà Mississippi được nhìn nhận rộng rãi “là một phiên toà sai trái về pháp lý”, văn bản đã mô tả, vì vậy, nếu các trọng tài ISDS có cơ hội đánh giá tính chất thật sự của vụ việc, Mỹ rất có khả năng sẽ thua. Chính phủ phải tìm ra cách để dìm vụ việc xuống.
Tuy nhiên các cơ quan không thống nhất được phải làm điều đó như thế nào.
(Còn nữa)