Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới (Phần 1.7)

ENGLISH: Inside The Global “Club” That Helps Executives Escape Their Crimes

Bên trong “Câu Lạc Bộ” toàn cầu giúp các giám đốc điều hành thoát khỏi tội ác 

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

Lập luận then chốt mà Burn đã lên kế hoạch thực hiện là phiên tòa hình sự ở Jakarta đã vi phạm quyền của Al-Warraq về việc đối xử công bằng với nhà đầu tư nước ngoài. Sự bảo vệ này hiện nay là một điểm phổ biến trong các hiệp định đầu tư và giao dịch thương mại, và điểm này đã trở thành một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất của ISDS.

Đảm bảo các doanh nghiệp nước ngoài được “Đối xử công bằng và hợp lý” nghe có vẻ như là một lẽ thường tình. Nhưng nhiều hiệp định thương mại không nói chính xác ý nghĩa đó là gì, do đó trọng tài đã thấy rằng các chính phủ đã hành động không công bằng ngay cả khi họ điều chỉnh giá nước hoặc chỉ là tuân thủ luật của Liên minh châu Âu. Người người chỉ trích lập luận rằng các bản án như thế đã chuyển đổi một hệ thống đáng nhẽ là để duy trì pháp trị thành một hệ thống đặt các doanh nghiệp nước ngoài lên trên cả luật pháp, tạo khả năng thoát khỏi việc tuân thủ gần như là đối với bất kỳ đạo luật hoặc quy định nào, không kể luật lệ đó đáng giá thế nào, nếu nó cắt vào phần lợi nhuận.

Nhiều học giả và các nhà hoạt động nói rằng điều khoản “Đối xử công bằng và hợp lý” – đã được đưa vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiện đang được xem xét bởi Quốc hội, là yếu tố bị lạm dụng rộng rãi nhất của các hiệp định chứa ISDS. Những con số thống kê của Chương trình cơ quan thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc cho thấy các trọng tài xác nhận có vi phạm điều khoản gây tranh cãi này nhiều hơn so với bất cứ điều khoản nào [trong các hiệp định].

Như đã xảy ra, mặc dù, hiệp định mà Burn đã viện dẫn không bao gồm điều khoản đó (Đối xử công bằng và hợp lý). Nhưng thỏa thuận này đã có một điều khoản chung khác và thường gây tranh cãi, là nó đòi hỏi chính phủ phải đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài trong một hiệp định cũng công bằng ít nhất như các doanh nghiệp trong  bất kỳ hiệp định nào khác.

Vì vậy, Burn đã kéo điều khoản về đối xử công bằng từ một hiệp định khác và áp dụng nó vào hiệp định của các nước Hồi giáo. Trong thực tế, ông đã thiết lập siêu hiệp ước của chính mình.

Và các trọng tài viên ISDS chấp nhận điều đó, cho chính họ quyền phán quyết về những giá trị thực tế của vụ kiện.

George Burn

Burn đã tuyển mộ được một luật sư với kinh nghiệm hoàn hảo cho vụ kiện này: Rutsel Martha, một cựu cố vấn của Interpol hiện đang chuyên về, trong số những thứ khác, thách thức việc làm của cơ quan cảnh sát hình sự quốc tế Interpol.

Martha lập luận rằng các nhà chức trách Indonesia đã phạm nhiều lỗi quy trình,  như là không chứng thực được rằng Al-Warraq đã nhận được giấy triệu tập của tòa án và không yêu cầu chính quyền Ả rập Saudi thẩm vấn Al-Warraq. Ông cũng lập luận rằng Indonesia đã không đáp ứng được các tiêu chí theo luật quốc tế để tiến hành một phiên toà vắng mặt và rằng toà đã không đảm bảo Al-Warraq được thông báo kịp thời về các phán quyết buộc tội ông. Martha thậm chí còn lập luận rằng toàn bộ truy tố là một thủ đoạn với động cơ chính trị để cho Rizvi và Al-Warraq giơ đầu chịu tội thay cho những quyết định gây tranh cãi của chính phủ trong việc ra tay cứu trợ ngân hàng.

Về phần mình, chính phủ Indonesia đưa ra bằng chứng rằng họ đã thực hiện rất nhiều việc trong những điều mà chính phủ đã bị buộc tội là đã bỏ bê: Chính phủ đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính phủ Ả Rập Saudi, và chính phủ cũng đã truy tìm Rizvi và Al-Warraq ở rất nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Hơn nữa, chính phủ đã hoàn thành việc này, Rizvi và Al-Warraq đã yêu cầu luật sư của mình viết thư cho các quan chức chính phủ, và họ đã cử đại diện để gặp gỡ với các nhà chức trách Indonesia khi mà phiên toà đang đến gần. Những hành động, chính phủ cho biết, đã làm cho vụ việc rõ ràng rằng Rizvi và al-Warraq đã biết về vụ kiện chống lại họ và họ có thể quay trở lại để đối mặt ở tòa án, để tránh một phiên toà xét xử khi vắng mặt, nhưng họ đã quyết định không làm như vậy.

Cuối cùng, tòa trọng tài đã không thấy rằng việc truy tố bị thúc đẩy bởi động cơ chính trị. Nhưng đồng ý với phía Martha và Burn, rằng toà đã có một phát hiện quan trọng: Indonesia đã phạm lỗi quy trình và, do đó, vi phạm quyền của Al-Warraq về đối xử công bằng. Tuy nhiên, các trọng tài đã không phán quyết về số tiền, vì họ cũng xác định rằng Al-Warraq đã “vi phạm luật pháp địa phương và đẩy lợi ích công cộng vào các nguy cơ.”

Nhưng, Burn nói, thắng kiện hoàn toàn và nhận được bồi thường bằng tiền chưa bao giờ là “mục tiêu chính”. Trên hết, ông cho biết, ông muốn có một phát hiện rằng các quyền của Al-Warraq đã bị vi phạm. Và các trọng tài viên ISDS đã cho Burn chính xác điều đó.

Martha đã lấy phát hiện quan trọng đó và trình bày điều này cho chủ nhân cũ của mình (Interpol). Ông lập luận rằng, trừ khi Interpol bỏ cảnh báo đỏ của chống lại Rizvi và Al-Warraq, chính cảnh sát quốc tế sẽ bị vi phạm luật pháp quốc tế. Interpol buộc phải, xóa đi các thông báo đỏ.

“Nhượng bộ chưa từng có của Interpol,” một thông cáo báo chí của công ty của Martha thổi kèn. Các cảnh sát quốc tế cũng đồng ý xóa thông tin về hai tù nhân khỏi các hồ sơ của mình và gửi thư cho một số cơ quan lưu trữ thông tin nguy cơ và điều tra an nguy [đầu tư], cũng như khoảng 190 quốc gia thành viên của Interpol, thông cáo báo chí này cho biết.

“Kết quả là, ông Rizvi và ông Al-Warraq sẽ có thể đi du lịch và hoạt động kinh doanh không hạn chế,” thông cáo khoe khoang. “Kết quả này chưa từng bao giờ có được từ INTERPOL.” Tiếp cận bởi BuzzFeed News, Martha lúc đầu đã đồng ý một cuộc phỏng vấn nhưng không trả lời tin nhắn tiếp theo.

Bây giờ các nhóm pháp lý đang cố gắng sử dụng các quyết định ISDS để chặn Indonesia thu giữ các tài khoản ngân hàng nước ngoài của Rizvi và Al-Warraq. Ban đầu, nhà chức trách Indonesia đã giành được một chiến thắng nhỏ khi một tòa án Hồng Kông cấp cho Indonesia truy cập vào một tài khoản 4.000.000 USD. Nhưng chiến thắng này được đặt trong vòng nghi vấn.

“Chính quyền Hồng Kông hiện đang rất thận trọng, và họ đang thuê các chuyên gia quốc tế,” Cahyo Muzhar, một quan chức trong Bộ Luật và Quyền con người của Indonesia đã và đang theo đuổi tài sản của Rizvi và al-Warraq trong nhiều năm qua cho biết.

Cuộc đụng độ về pháp lý tiếp tục, nhưng Rizvi và al-Warraq đã thắng cuộc. Rizvi, ở hầu hết các mặt, đã trở lại đi du lịch và kinh doanh, Burn nói. Rizvi không trả lời câu hỏi chi tiết trong thư được gửi đến địa chỉ email của ông, hay thư chuyển tay đến một ngôi nhà ở London được liệt kê dưới tên ông, và các thư được đưa tới Burn và các trung gian khác.

Al-Warraq đã có một thời gian khó khăn hơn nhiều so với Rizvi, Burn cho biết, mặc dù, như là “anh chàng mới vào nghề” ông “không thực hiện bất kỳ quyết định thương mại nào.” Ngoài các thông báo đỏ của Interpol, Burn cho biết, Indonesia kiến nghị  Ả Rập Saudi để dẫn độ al-Warraq, sau đó đề nghị Ả Rập Saudi truy tố “Al-Warraq có lẽ trong bốn năm qua đã phải trình báo với cảnh sát vào mỗi tuần,” Burn nói. Nhưng, ông nói thêm, phán quyết ISDS là chìa khóa để thuyết phục tòa án Ả Rập Saudi cuối cùng từ bỏ vụ kiện.

“Tôi đang cố gắng chôn vùi phần đời này của tôi”, Al-Warraq viết trong một email gửi BuzzFeed News nhưng “ngày này tôi đang bị cấm và không thể đi đâu ra ngoài Ả Rập Saudi.” Tham chiếu đến một bản tóm tắt chi tiết về các sự kiện trong câu chuyện này, Al-Warraq cho biết “rất nhiều điểm” là “không đúng”, nhưng ông không trả lời câu hỏi tiếp theo yêu cầu cụ thể các điểm. Tự xưng là “bị buộc tội sai,” ông cho biết đó là “một sai lầm suốt đời là tôi đã tham gia vào ngân hàng thế kỷ.”

Đối với Burn, “Tôi nắm một niềm kiêu hãnh lớn trong việc phán xét các quốc gia như Indonesia trong việc thiếu nguyên tắc pháp trị,” ông nói. “Không có bằng chứng có ý nghĩa nào cho rằng Rizvi và Al-Warraq đã tham gia vào bất kỳ gian lận nào, nhưng, ngay cả khi họ có tham gia, bản chất hoàn toàn không trong sạch của quá trình qua nhiều năm có nghĩa là sẽ không ai được biết sự thật.”

Nhưng đối với Cahyo (một quan chức trong Bộ Luật và Quyền con người của Indonesia) người đã nói rằng nhiều năm nỗ lực của nhóm ông đã không dẫn đến sự thu hồi lại một đồng đô la nào từ tiền cứu trợ, nước cờ đầu của ISDS nhìn khá là khác đi.

“Họ đang chơi trò chơi này như thể là họ là các nhà đầu tư trung thực đến với Indonesia cố gắng để làm kinh doanh,” ông nói. “Vụ này không phải vậy. Nó thực sự là ai đó cướp tiền của người dân. “●
________________________________________

Sarah Esther Maslin ở El Salvador và Maged Atef ở Ai Cập, đóng góp báo cáo cho câu chuyện này.

Hết Kỳ 1

Kỳ 2: Những đe doạ bí mật khiến cho các công ty quyền lực hơn các quốc gia

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s