Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la (Phần 2.3)

English: The Secret Threat That Makes Corporations More Powerful Than Countries

Kỳ 2: Những đe doạ bí mật khiến cho các công ty quyền lực hơn các quốc gia

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

Hai tháng sau khi các vụ bạo lực đập vỡ ý chí của dân làng, các đe dọa từ ISDS tiếp đó đã đập tan ý chí của chính phủ Indonesia.

Tổng thống đã ban hành một nghị định khẩn cấp, mà kết hợp với một sắc lệnh tiếp theo, miễn trừ cho công ty Newcrest và 11 công ty khai mỏ khác khỏi luật môi trường mới.
Soetisna Prawira, luật sư hàng đầu của Bộ khai thác mỏ tại thời điểm đó, cho biết ông đã giúp soạn thảo nghị định để tránh các chi phí thảm họa tiềm tàng bởi tuyên bố ISDS.
“Đây là tình trạng đặc biệt khẩn cấp: thực tế là các công ty sẽ đưa vụ án ra trọng tài quốc tế,” Soetisna nói. “Trọng tài là lý do duy nhất” mà Indonesia đã ban hành Nghị định này.

Ông nói thêm, “Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi không có sự lựa chọn khác.

Quốc hội vẫn phải đồng ý với các dàn xếp. Các nhóm môi trường, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu thúc giục các nhà lập pháp không phê duyệt nghị định, cảnh báo rằng khai thác mỏ lộ thiên trong khu rừng đang được bảo tồn không chỉ sẽ phá hủy một nguồn tài nguyên quý giá, mà còn  làm ô nhiễm nước của người dân và khiến khu vưc bị lở đất và lũ lụt. Một chính trị gia nài nỉ các đồng nghiệp của mình hãy kiên định, nói rằng, “Chúng ta không cần phải bị ám ảnh bởi trọng tài.”

Nhưng, trong các cuộc họp và các buổi điều trần, các nhà lập pháp lo ngại về khả năng Indonesia sẽ mất một khoản nặng nề khác về tài chính.

Trong một buổi điều trần, Bộ trưởng lâm nghiệp gọi tòa trọng tài quốc tế là một ” đe dọa thực sự” rằng “bắt buộc” Indonesia phải làm theo ý muốn của các công ty khai thác mỏ. Sau đó, bộ trưởng dẫn chứng thảm hoạ khổng lồ của công ty Karaha Bodas và nói rằng nếu Indonesia không đáp ứng nhu cầu của họ, nước này sẽ “đối mặt với một tình huống tương tự.”

Syahrir và các quan chức từ bốn công ty khai thác mỏ khác Newcrest của nói tại phiên điều trần, và một cảnh báo các nhà lập pháp rằng nếu họ không ký vào nghị định, họ nên “chuẩn bị cho cảnh ngân sách nhà nước bị cạn kiệt.”

Vào ngày 15 tháng 7 năm 2004, Quốc hội đã cho Newcrest và các công ty khai thác mỏ khác những gì họ muốn, bỏ phiếu phê chuẩn nghị định và cho phép các công ty đục khoét các khu rừng đang được bảo tồn.

Tới nay, 8 trong số 12 công ty được miễn trừ (bởi luật môi trường) đã được khai thác ở khu vực rừng đã được bảo tồn, theo lời Bộ khai thác mỏ. Khi kết thúc, họ có nghĩa vụ phải phục hồi khu đất đã khai thác.

Đến cuối năm 2006, vàng đã biến mất, và đỉnh núi còn là một hố sâu hoắm.

Newcrest lãng phí chút thời gian để bắt đầu. Ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu, công ty thông báo rằng họ đã đào được vàng và bán trị giá hơn $ 30 triệu tiền từ vàng trong núi và nói với các nhà đầu tư đây là một lý do quan trọng cho năm “nhiều con số lợi nhuận được cải thiện.” Năm tài chính sau, ngọn núi này mang lại giá trị lên đến 90 triệu USD trị giá của vàng cho Newcrest.

Một biển cảnh báo những người xâm phạm khu hố rác thải vủa công ty Newcrest . Chris Hamby / BuzzFeed News

Khi một vài chính phủ trên thế giới đang tìm cách để tháo gỡ những di sản phá hoại của những nhà độc tài hay tìm cách hiện đại hóa luật lệ của chế độ cũ, họ đã vấp phải một tình thế khó khăn tương tự như Indonesia: ISDS trao cho công ty một công cụ đầy quyền lực để bảo vệ các lợi thế mà họ giành được dưới chế độ cũ.

Trong cuộc nổi dậy mùa xuân Ả Rập, chẳng hạn, Libya phải đối mặt với tuyên bố về các hợp đồng từ chế độ độc tài cũ Muammar al-Qaddafi. Ai Cập đã bị ngập lụt với tuyên bố của các công ty đã có những biệt đãi từ chế độ Hosni Mubarak, một số công ty đã sử dụng ISDS để giúp bòn rút các khoản lớn và các đòi hỏi khác.

Cái nhìn thống trị trong giới ISDS là – một thương vụ là một thương vụ. Trừ khi có bằng chứng vững rằng thương vụ này đã đạt được một cách bất hợp pháp, bất chấp thương vụ đã được ký bởi lãnh đạo đã từng vô đạo đức, không đủ năng lực, hoặc bóc lột như thế nào hoặc là những dàn xếp đã hãm hại các công dân như thế nào. Luật pháp quốc tế, họ nói, phụ thuộc vào cách tiếp cận đó.

“Người dân đã phải gánh chịu từ khi có chế độ độc tài,” Paulsson, luật sư và trọng tài ISDS cho biết. Những ảnh hưởng của bất cứ hợp đồng nào mà chế độ cũ chuyển lại “sẽ là một điều nữa mà họ phải gánh chịu do hậu quả của hợp đồng. Những người đã bị giết hại bởi chế độ độc tài đó thì đã chết. Các thương vụ khốn khổ được thực hiện dưới thời chế độ đó thì vẫn còn ở đó. Những thương vụ tạo ra nợ. Vì vậy, chúng ta không thể giả vờ rằng đó không phải là nợ, bởi vì, nếu chúng ta lờ đi, chúng ta sẽ phải trả một cái giá là tiêu diệt sự hiển nhiên trong thương mại. ”

Trong nhiều năm, một số quốc gia châu Phi đã chứng kiến tài nguyên khoáng sản giàu có của mình chảy ra nước ngoài cho các công ty tư nhân, thậm chí khi mà công dân của chính các quốc gia vẫn trong cảnh nghèo đói cùng cực, nhờ vào phần lớn bởi các thương vụ tồi tệ cắt xén bởi các nhà lãnh đạo hoặc quá lộng quyền hoặc chỉ để làm giàu cho bản thân. Hiện  nay các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc đang cố gắng để giúp các nước này nhận được phần chia công bằng của mình, chủ yếu bằng cách cập nhật các điều khoản về thuế và các luật khác.

Nhưng các công ty đang sử dụng ISDS để làm yếu đi những cải cách, để kiện thậm chí các nước nghèo mà đang cố gắng để nâng doanh thu thuế, theo các tổ chức phát triển bền vững và một báo cáo mới đây của South Centre, một nhóm nghiên cứu tại Geneva.

Thật vậy, một số luật sư ISDS đã cảnh báo khách hàng của công ty rằng dịch vụ của họ là “quan trọng hơn bao giờ hết,” ví dụ một công ty luật hàng đầu tại London đã đưa ra. Trong một bài thuyết trình năm 2014, công ty đã cho các doanh nghiệp một cuốn sổ tay chiến thuật để đồng thời giảm thiểu thuế và đảm bảo họ có thể kiện nếu các chính phủ cập nhật luật thuế của nước họ.

Khi Algeria thông qua luật đánh thuế cho các lợi nhuận bất thường, Maersk Oil khẳng định rằng thuế đã chạm vào “vi phạm hợp đồng” và sử dụng ISDS để đạt được một dàn xếp mà công ty cho biết sẽ cung cấp cho công ty khoảng 920 triệu USD lợi nhuận. Khi Uganda cố gắng để thu thập một hóa đơn thuế hơn 400 triệu USD từ Tullow Oil, công ty dầu mỏ của Anh tuyên bố họ đã được miễn thuế và nộp đơn một vụ bồi thường bằng ISDS. Trong một dàn xếp, Uganda đã đồng ý để xóa 150 triệu USD trong tổng số tiền đó. Trả lời câu hỏi từ BuzzFeed News, Tullow chỉ lại một tuyên bố đưa ra tại thời điểm đó, mô tả việc giải quyết là “tin tốt cho Tullow và Uganda.” Công ty Maersk cũng nhắc lại một thông cáo báo chí trước đó, trong đó Giám đốc điều hành của công ty được gọi dàn xếp đó là “một cơ sở vững chắc để tiến lên với các hoạt động tại Algeria của chúng tôi.”

Và ISDS đã đặt Romania trong một tình huống bất lợi vì Romania đã cố gắng để làm theo luật của Liên minh châu Âu. Trong thời khủng hoảng, những ngày mới hậu cộng sản, chính phủ đã ban hành một loạt các ưu đãi hào phóng về thuế. Khi đang cố gắng  gia nhập EU, Romania đã được chỉ định để chấm dứt các ưu đãi này, mà các nhà chức trách châu Âu coi là “viện trợ nhà nước bất hợp pháp.”. Sau khi chính phủ chấp dứt các ưu đãi, các chủ sở hữu của một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – anh em song sinh người Romani sau này trở thành công dân Thụy Điển – đã đệ đơn ISDS yêu cầu bồi thường vào năm 2005.

Ủy ban châu Âu nói với ban trọng tài rằng các ưu đãi thuế vi phạm luật của EU. Không xê dịch bởi thực tế này, ban trọng tài đã phán quyết thưởng hai anh em này khoảng 250 triệu USD. Và khi Ủy ban châu Âu ra lệnh Romania không phải trả tiền, anh em này quay sang tịch thu tài sản của Romania ở nước ngoài. Trong một tuyên bố, công ty của hai anh em, European food SA, cho biết phán quyết của tòa án là hợp lý vì Romania nợ phần thiệt hại của công ty khi loại bỏ các ưu đãi.

Những vụ này và nhiều vụ khác phản ánh một sự thay đổi cơ bản tạo ra sức mạnh cho các đe dọa đơn thuần. Hệ thống này được thiết lập để đảm bảo rằng các doanh nghiệp không bị gánh chịu việc tích thu sản hoàn toàn hoặc phân biệt đối xử trắng trợn, theo những người nghiên cứu nguồn gốc của ISDS. Nhưng ngày nay, đa số các trường hợp ISDS không phải là về loại hành vi nghiêm trọng rõ ràng đó của chính phủ; mà là về việc làm của chính phủ – rất nhiều hành động trong số đó bình thường và tương tự như việc thực hiện bởi các chính phủ nước phát triển và dân chủ – mà các doanh nghiệp lập luận rằng việc làm đó là không công bằng. Một số trọng tài hiện nay coi hệ thống ISDS như là để bảo vệ không chỉ các quy tắc pháp trị mà còn là những “kỳ vọng chính đáng” của công ty và thậm chí là một “tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư.

(Còn nữa) 

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s