Vở diễn cưỡng đoạt chức “Trưởng nam của Ông Nam Hải”

Truyện ngắn

VỞ DIỄN CƯỠNG ĐOẠT CHỨC “TRƯỞNG NAM CỦA ÔNG NAM HẢI”

Vậy là hai chứng nhân/ứng viên hụt vào danh vị ‘trưởng nam của Ông’ đã được dàn xếp cho khỏi có mặt ở tang lễ của Ông, cũng như từ đây về sau, biến khỏi làng chài Bích Điệp…

1.

Cũng vào tháng 9 âm lịch như hiện tại nhưng lui về quá khứ  hơn 100 năm trước, bão tố cũng hoành hành dữ dội ở vùng biển tỉnh Khánh, miền trung Trung Việt. Riêng đối với một làng chài nằm trên hòn Bích Điệp ngoài khơi xa, trận bão cuối tháng 9 ta dù sao cũng được xem là “nhẹ tay” bởi chỉ có một ghe cá chìm, vài bạn (1) kéo lưới mất tích – đặc biệt là tàu cá của ông Bảy, chủ phường cá Bích Điệp, đã lọt vào tâm bão, tưởng chết mười mươi nhưng lại thoát, ông chủ cùng cả chục bạn đều bình an vô sự.

Tiếp tục đọc “Vở diễn cưỡng đoạt chức “Trưởng nam của Ông Nam Hải””

Ngôi chùa cổ trên núi Châu Thới

Chùa Châu Thới, thị xã Dĩ An, Bình Dương

Ký PHẠM NGA

Hôm qua rằm tháng Tám, cũng là Tết Trung Thu vốn rộn ràng vui vẻ, nhưng tiếc là cái dịch Covid 19 hiện vẫn còn đe dọa nên chùa Phổ Quang (Phú Nhuận) dù vẫn nghi ngút khói nhang nhưng rõ ràng là khá vắng khách thập phương.

Lâu nay, cứ ngày rằm hay mùng 1 là vợ chồng tôi đi chùa, riêng tôi còn có job riêng là chụp ảnh. Trong bộ sưu tập ảnh các chùa, đình, miếu, lăng, đền… của mình, tôi tâm đắc nhất là các ngôi chùa cổ. Từ lâu rồi, đã lặn lội săn ảnh khắp các vùng gần/xa Sài Gòn, trí nhớ tôi lại đặc biệt ghi đậm hình ảnh Châu Thới sơn tự ở thị xã Dĩ An, Bình Dương, mà tôi đã đến khoảng năm 2007, 2008… Tiếp tục đọc “Ngôi chùa cổ trên núi Châu Thới”

Đêm nằm nghe pê-đê hát

1.

Buổi chiều, nghe tiếng kèn lá “ò í e…” trong ngõ hẻm nhà mình là tôi nghĩ ngay tới một đêm mất ngủ. Ở những vùng ven thành phố như cái quận Gò Vấp này, nhất là trong những xóm lao động, đám ma nơi những gia đình theo đạo thờ cúng ông bà – hay người lương, phân biệt với nguời công giáo, Thiên Chúa giáo – thường buồn bã một cách hết sức ồn ào. Tiếp tục đọc “Đêm nằm nghe pê-đê hát”

 Bánh tráng và đủ thứ cuốn

Tản văn

 Phạm Nga

 

1.

Từ tấm bé tôi đã mê, rất mê ăn bánh tráng cùng đồ cuốn, tức món gì đó cuốn (hay quấn) với bánh tráng gạo. Già đầu một chút, từ khẩu vị đã biết chọn lọc, phân biệt, khen chê trong ăn uống, tôi bèn lý sự nhằm chính thống hóa cho sở thích ẩm thực của mình. Rằng, Việt Nam có thức ăn chính, làm căn bản hàng đầu cho người Việt no bụng là cơm, cơm làm nền cho vô số các món ăn khác, gồm: mặn, canh, xào, kho, chiên, nướng, hấp, luộc…, rất đa dạng, phong phú. Theo bản sắc ẩm thực Việt Nam, cơm không chỉ có mặt ‘làm nền’ trong các bữa ăn thông thường hằng ngày mà cả trong dịp tiệc tùng, người mình cũng hay dùng gạo ngon nấu thêm chút cơm trắng để sẵn đó, để dành cho khách thích dùng cơm  cho “chắc bụng”.   Tiếp tục đọc ” Bánh tráng và đủ thứ cuốn”

Một tiếng kêu “Thầy” (Bài 2)

Tản văn

 

1.

Sau biến cố 30 tháng 4, gặp thời thất nghiệp tôi đi phụ hồ, phụ mộc, phụ chạy ống nước… kiếm sống thì quen anh A Chúng, gốc người Quảng Đông, cũng dân học tập cải tạo, từng ở trại hơn chục năm bởi làm bên ngành ANQĐ. Trong đám thợ đi sửa nhà, cất nhà, anh cựu “mất dạy” là tôi khi làm thợ phụ, thợ vịn cho công việc nào đó thì phải mất một ít thời gian mới thạo việc. Còn anh Chúng, cũng gốc lính tráng chứ nào phải thợ thuyền nhưng đã tỏ ra là thợ chuyên nghiệp thật sự khi chúng tôi lãnh chạy ống nước. Đó là anh đã có thể vẽ ra giấy nhanh, gọn các sơ đồ hệ thống nước sinh hoạt sẽ làm và tính luôn ra sẽ cần bao nhiêu thước ống nhựa với kích cỡ nào, bao nhiêu cái cút, măng-xông, rôbinê, tê… (1). Tiếp tục đọc “Một tiếng kêu “Thầy” (Bài 2)”

Một tiếng kêu “Thầy” (Bài 1)

Ký:

Trong lúc gã trai trẻ 18 tuổi là tôi ngượng ngùng, không dám nhận danh xưng “ông thầy”  – trên đời, tôi chưa được ai gọi như vậy dù tôi từng đi kèm trẻ tại tư gia- thì anh Tư-taxi, thay vì để ông chủ tiệm tiếp tục đến bàn đong, rót từng shot rượu theo kiểu khách kêu từng ly –  đã gọi thêm nguyên chai Vĩnh Sanh Hòa,…

 

1.

Hồi tôi mới lên đại học là năm 1967, học lớp dự bị Triết trường Văn Khoa, có lần một ông anh rể đã dẫn tôi đi chơi, tập tành nhậu nhẹt với một loại rượu bình dân nhưng rất đả. Đó là nhãn rượu Vĩnh Sanh Hòa, còn gọi là Vĩnh Tồn Tâm, chai thủy tinh vuông 1 lít, uống với Soda thì tuy thoang thoảng mùi thuốc Bắc nhưng ngon không thua cho lắm nếu so với whisky soda, chẳng hạn như Bee Hive, Johnny Walker. Tiếp tục đọc “Một tiếng kêu “Thầy” (Bài 1)”

Người già…

Tản văn

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

(Tô Thùy Yên)

1.

Qua Úc lần này, tôi đành tạm giảm bớt việc đi bộ thể dục hằng ngày, bởi cột sống tuổi 70 đã thoái hóa nặng hơn, bước đi chừng 400 – 500m đã cảm thấy đau râm rang ở thắt lưng. Nói là “giảm bớt” thôi, bởi tôi không thể bỏ đi bộ, trừ khi bệnh nằm liệt giường hay quá bận việc. Lý do dẫn đến thói quen đã thành cố tật này một phần là do lời khuyên của cả bác sĩ trị huyết áp cao lẫn bác sĩ trị tiểu đường, phần khác là đã có hơn 30 năm qua, tôi vốn thích vừa đi bộ vừa suy nghĩ, trong công viên hay trên vỉa hè đều được.  Tiếp tục đọc “Người già…”

Đám giỗ nhà giàu

*Truyện ngắn PHẠM NGA

1.

Mấy ngày trước, nhà trên của từ đường họ Phạm, nhất là ở khu vực ngay chính giữa nhà là gian thờ tổ tiên, tất cả đều được quét dọn, lau chùi hết sức sạch sẽ, tươm tất. Phía trước gian thờ, cũng chính là mặt tiền nhà từ đường, đã lâu lắm rồi mới thấy cả ba bộ cửa bằng gỗ quí đồng loạt được mở hoác ra cho không khí, nắng gió bên ngoài được phép lùa vào, xua đuổi cái mùi ẩm mốc lưu niên của những thứ đồ nội thất cổ lỗ sĩ, nặng nề là bộ ván gõ cùng các thứ tủ, bàn, kệ thờ, hương án, tranh tứ bình, cặp liễng… Tiếp tục đọc “Đám giỗ nhà giàu”

Từ một chỗ khuất trong công viên

Phạm Nga

Trong công viên người ta mới nghe rõ được thứ âm thanh khá hiếm hoi giữa phố xá, đó là tiếng hót líu lo của chim chóc, có khi là tiếng kêu the thé của loài chim lạ nào đó trên đỉnh những cây sọ khỉ cao ngất. Vào mùa hè, lạ lùng là tiếng ve sầu, nghe cứ âm âm, mơ hồ ở cùng khắp những tán lá cây.

  Sau ngày công viên Gia Định 2 mở cửa phía bên kia đường Hoàng Minh Giám, rộng rãi hơn và cảnh trí cũng đẹp công viên cũ bên này đường, tôi vẫn tiếp tục đến chỗ cũ mà từ dạo ấy, tên nó dài hơn một chút cho phân biệt: công viên Gia Định 1. 

 Có thể là do sức ì tâm lý của tuổi già mà người ta cứ trung thành với một quán cà phê, một sạp báo, một tiệm hớt tóc quen thuộc nào đó của mình, như riêng tôi cứ tiếp tục chọn “sân gôn” cũ – như dân địa phương quen gọi. Đúng ra, còn vì tôi ngại đi bộ băng qua đường. Thật ngán khi công viên của tôi mở cửa lúc mờ sáng, không khí đã nặng ô nhiễm mùi xăng dầu, bụi bậm và tiếng động vì sát bên là một cái ngã năm náo nhiệt – được mở rộng ra từ ngã ba Chú Ía Gò Vấp, một xóm mại dâm nổi tiếng thời chiến tranh –  đã rất đông xe cộ các loại rồi. Tiếp tục đọc “Từ một chỗ khuất trong công viên”

Bữa cơm bình dân đường phố

PHẠM NGA

<Quán cơm đã đóng cửa này nằm gần bến xe Pétrus Ký cũ, chỉ thu 1.000 đồng nếu khách quá nghèo, chỉ đủ tiền cho dĩa cơm chan chút nước cá kho; đặc biệt hơn là sẵn sàng chấp nhận những đồng bạc rách nát. Do vậy dân ăn xin, bụi đời,thất nghiệp,tứ cố vô thân, lang thang, cơ nhỡ cứ sáng chiều tấp nập đến hàng cơm “siêu” bình dân này.> Tiếp tục đọc “Bữa cơm bình dân đường phố”

Công viên, quãng nhớ mông lung

?

Sáng này, nghe tôi than cái cột sống lưng thoái hóa, không thể đi bộ quãng đường xa, anh sui Ngọc Thành chỉ đưa tôi ra trạm xe bus ngay trước nhà để lên Cabramatta uống cà phê. Ngồi cà phê Nhớ cả buổi, anh mới hỏi tôi có thể đi dạo công viên ở… hơi xa một chút được không. “Đi dạo mấy cái công viên ở vùng Cabramatta, Liverpool này thì không có gì lạ nhưng công viên ở Parramatta thì đặc biệt tĩnh lặng. Thú vị lắm, ông đến sẽ ưng ý liền!”, anh Thành diễn giải thêm. Tiếp tục đọc “Công viên, quãng nhớ mông lung”

Đà Lạt: Lữ quán thơ mộng dưới thung lũng

So với những điểm du lịch quen thuộc của Đà Lạt như hồ Hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, Vườn Hoa TP…, Ma Rừng Lữ Quán, ở cách trung tâm thành phố chừng hơn 20km, là một điểm tham quan khá mới cho du khách. Thật hiếm có nơi đâu, giữa chốn thâm u cùng cốc là đáy một thung lũng kín ẩn lại mở ra một khung cảnh thần tiên đến vậy. Tiếp tục đọc “Đà Lạt: Lữ quán thơ mộng dưới thung lũng”

Tản mạn về thú chơi thư pháp ở Sài Gòn

*Ký PHẠM NGA

1.

Đến những năm cuối thập niên 90, đời sống trong nước, cái ăn cái mặc đã dễ thở đôi chút nhờ “mở cửa”, phong trào viết, chơi thư pháp (calligraphy) tiếng Việt mới lần hồi xuất hiện tại các thành phố lớn trong nước mà đi đầu là Sài Gòn. Cạnh đó, cố đô Huế cổ kính và thủ đô Hà Nội “ngàn năm văn vật” – so với Sài Gòn “đất phương Nam” hẳn là gần gũi hơn với cái nôi của thư pháp là nghệ thuật viết chữ Hán của Trung Quốc –  lại chậm chân hơn về việc thành hình những các câu lạc bộ, phòng tranh thư pháp, tức những “tụ điểm” sinh hoạt, tập luyện, đàm đạo, trao đổi kinh nghiệm… của những người xem thư pháp như một bộ môn nghệ thuật cùng là một thú vui tao nhã. Tiếp tục đọc “Tản mạn về thú chơi thư pháp ở Sài Gòn”

Mẩu chuyện đứt quãng sau 30–4

Phạm Nga

1.

Nhớ mấy ngày đầu sau 30/4, có một ông “nón cối” thường xuất hiện ở nhà tôi. Tội nghiệp ba mẹ tôi đã tốn nhiều quà cáp, trọng vọng quá sức người bà con mới nhận lại này, chỉ mong dựa hơi cán bộ để kiếm việc làm cho con cái. Do đó, không ai được phép nhắc tới cái thời ông này đi tập kết năm 54, làm việc mấy năm trên lưng mấy con bò ở nông trường Sơn La hay Mộc Châu gì đó rồi được đề bạt đi học, rồi cũng thành y sĩ ngành răng-hàm-mặt, tức rành rành thuộc giới trí thức miền Bắc. Nghe nói thằng cháu dạy học ở chế độ cũ đang thất nghiệp ở chế độ mới, ông bảo gọi tôi tới. Chăm chú ngắm tôi vài giây – chắc ông xem tôi có “trí thức miền Nam” chút nào không  – rồi ông lấy ngón trỏ vỗ vỗ vào màng tang mà phán rằng: Tiếp tục đọc “Mẩu chuyện đứt quãng sau 30–4”

Vất vả nghề bán vé số dạo

Chú Sáu, 65 tuổi, quê ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long, vợ bị tai biến ở quê, lên Sài Gòn bán vé số dạo kiếm sống đã 3 năm. Ban đầu, chú xin vô bán vé số và lưu trú ở đại lý của anh Quân, gần trường ĐH Lạc Hồng, Biên Hòa. Rồi bị xe đụng gãy chân, chữa chưa lành hẳn chú đã chuyển qua 1- 2 đại lý khác ở Sài Gòn, Bình Dương. Hiện nay, mỗi ngày từ 2 giờ sáng chú đã thức dậy, đi bộ bán vé số từ Bình Dương về đến Sài Gòn (khoảng 30km), sẩm tối lại quay về Bình Dương. Tuy nhiên, có khi vì mệt quá chú ngủ lại ở ngôi chùa nào đó bên Gò Vấp khi đêm xuống, chứ không có sức đi bộ trở về cái đại lý ở Bình Dương liền trong ngày… Tiếp tục đọc “Vất vả nghề bán vé số dạo”