Hàng gỏi cuốn, bì cuốn ngon nổi tiếng, chỉ bán qua ô cửa sổ

Xem toàn bộ Gallery

Đã có mặt hơn chục năm ở một quãng vỉa hè đường Lê Văn Sỹ (quận 3), một hàng gỏi cuốn, bì cuốn được dân ăn vặt ở Sài Gòn đánh giá là rất hấp dẫn, ngon miệng.

Gọi là “hàng gỏi cuốn” nhưng thật ra đây chỉ là một cái gánh nhỏ với lỉnh kỉnh đủ thứ “đồ nghề” dành cho món cuốn. Trong tủ kính bày hàng, hàng trăm cuốn gỏi hay cuốn bì được làm sẵn dành cho khách mua đem đi cùng các loại nước chấm thích hợp cho từng loại cuốn… Rồi hai cái bàn nhỏ, chỉ cùng lúc đủ chỗ ngồi khoảng 5 – 10 người. Đó cũng là lý do khiến đa số khách chỉ ghé mua đem về. Tiếp tục đọc “Hàng gỏi cuốn, bì cuốn ngon nổi tiếng, chỉ bán qua ô cửa sổ”

Ảnh sinh hoạt hàng ngày – Mar.18, 2019 – Ly café bị méo đáy và ống hút bằng tre

Xem toàn bộ Gallery

Một buổi chiều giữa tháng 3, nắng nóng đến 35-36 độ C, đang chạy công việc đến đường Trần Quang Diệu Q.3., tôi mệt nhoài và khát nước nên ghé vô tránh nắng ở một quán cà phê trong một con hẻm hẹp. Đây là lần đầu tiên tôi đến cái quán nhỏ xíu, mặt bằng chỉ đủ kê 3-4 bộ bàn ghế này bởi cái tin hay hay trên mạng, rằng có thể ghi nhận Passengers là một trong những quán/cửa hàng ăn uống đầu tiên ở Sài Gòn đã từ bỏ ống hút nhựa, chuyển qua dùng các loại ống hút thân thiện với môi trường, như ống hút làm từ giấy, tre, cỏ bàng… Tiếp tục đọc “Ảnh sinh hoạt hàng ngày – Mar.18, 2019 – Ly café bị méo đáy và ống hút bằng tre”

Tản mạn về con đường đẹp nhất, sang nhất Sài Gòn xưa

La Pagode

1.

Xưa nay, đường Tự Do (tên hiện nay là Đồng Khởi) ở khu trung tâm Quận 1 Sài Gòn dù chỉ là một con đường ngắn và hẹp nhưng vẫn được tiếng là con đường đẹp nhất, sang nhất, đông người nước ngoài nhất thành phố Sài Gòn xa xưa và cũng có thể nói như thế về quãng thời gian sau tháng 4-75 cho đến nay.

Vừa qua, trên trang trithucvn.net (*), trong bút ký tựa là “Văn hóa không tên tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa”, nhà văn Văn Quang đã ghi nhận  trên con đường Tự Do đẹp, sang ấy lại có một chuỗi 3 nhà hàng/quán cà phê là La Pagode, Givral, Brodard đã tỏ lộ cái hồn văn hóa đầy sức sống tự tại của Sài Gòn xưa. Tiếp tục đọc “Tản mạn về con đường đẹp nhất, sang nhất Sài Gòn xưa”

Chuyện cậu nhóc đi “giang hồ” gần nhà rồi xa hơn nữa

Thời niên thiếu, vừa vào lớp đệ thất ở tuổi 11 là thật may mắn, ba mẹ tôi cho đi hướng đạo, còn gọi là chơi xì-cút (scout). Phong trào hướng đạo có những hoạt động rất thú vị, gần gũi với thế giới tự nhiên, như thám du, tập quan sát thiên nhiên, học mưu sinh thoát hiểm – như trong tình huống lạc vào rừng sâu thì phải làm sao cho an toàn và sống sót…, thật hợp với tính tò mò, thích khám phá ngoại cảnh của lứa tuổi mới lớn. Tiếp tục đọc “Chuyện cậu nhóc đi “giang hồ” gần nhà rồi xa hơn nữa”

Sài Gòn vào mùa Noel

Ký, Phạm Nga

1.

Hằng năm, cứ khi khí trời chợt se lạnh, vào sáng sớm vài khi còn có những làn sương mỏng lãng đãng ngoài đường phố, nguời dân Sài Gòn không khỏi chợt nhớ “Noel đến rồi!”. Nhiều ngõ ngách, phố phường ‘Hòn ngọc Viễn Đông’- như mỹ danh thật xưa mà người Pháp đã trìu mến đặt cho thủ đô cũ của Việt Nam – bắt đầu có vẻ đổi khác, sinh động hẳn lên bởi việc chuẩn bị đón mừng mùa Giáng sinh, cũng là đón năm dương lịch mới. Tiếp tục đọc “Sài Gòn vào mùa Noel”

Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn (tiếp theo + hết)

* Ký PHẠM NGA

Tình yêu tinh khôi, hồn hậu đã khiến cái ly nhựa đựng cà phê bình dân, giá bèo kia bỗng ngon lên gấp bội, bỗng ngào ngạt hương vị không kém gì cái tách sứ kiêu kỳ chứa loại cà phê thượng hảo hạng…

>> Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn – phần đầu

2. Cà Phê Hạng Trung Trung Và Hạng Sang Trọng

Về cà phê hạng trung trung, có thể hình dung đó là những quán giá cả trung bình, vừa phải, phần trang trí cũng giản dị. Trong quán có thể có mở nhạc hay… im lìm, bởi tâm lý thành phần khách đến các quán này là để uống cà phê, còn ngồi máy lạnh cho mát, nghe nhạc, ngắm tranh, ngắm cô ngồi caisse… đều không thành vấn đề hay chỉ là chuyện phụ. Tiếp tục đọc “Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn (tiếp theo + hết)”

Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn

1. Cà phê “vợt” bình dân

Trong cõi nhân sinh đầy triền phược, bất công này lại có một điều bình đẳng thật hay ho là mọi người chúng ta, bất kể giàu hay nghèo, đều có thể uống cà phê. Từ những người nghèo, thật nghèo hèn như anh xe ôm, cậu sinh viên, dân lượm ve chai cho đến những người giàu, thật giàu có như ngài tổng giám đốc ngân hàng, ông chủ hãng xe hơi, vị trưởng phòng kinh doanh công ty nước ngoài…, đến cơn ghiền hay khi chợt nghĩ mình nên đi uống cà phê, hoặc vào bất cứ lúc nào đó rảnh rang, đều có thể đi một mình hay cùng bạn bè, đồng nghiệp ghé một quán cóc thật xập xệ bên đường hay một quán cà phê giá vửa phải hoặc một quán máy lạnh thật sang trọng, để mỗi người có thể nhâm nhi, thưởng thức món cà phê theo ý mình. Tiếp tục đọc “Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn”

Nghe “La mer” khi bồng bềnh trên vịnh biển Botany

Một Ca Khúc Tuyệt Hay Về Biển Cả

Vào một đêm hạnh ngộ (tháng 1-2016), được ra một vịnh biển nước Úc, tôi đã nghĩ ngay đến “La mer”, một ca khúc Pháp quốc mà tôi cho là đã chuyên chở toàn vẹn cái đẹp kỳ vĩ của biển cả xưa nay, nhưng khi đó, trên tàu không có máy gì để mở nghe. Nay – vừa hồi tưởng vừa giả tưởng – rằng mình đã làm được điều đó giữa biển khơi đêm nào …

Nghe “La mer” khi bồng bềnh trên vịnh biển Botany

*Ký PhạmNga

Biển cả ru tâm hồn tôi bằng khúc tình ca bất tận…

(Ca từ trong bản “La Mer” của Charles Trenet, 1945)

Tiếp tục đọc “Nghe “La mer” khi bồng bềnh trên vịnh biển Botany”

Ảnh sinh hoạt hàng ngày – Oct.22, 2018 – Vỉa hè tu viện, giấc trưa lặng lẽ…

Xem toàn bộ Gallery

Đã nhiều năm nay, dọc theo con đường vừa rộng, vừa đẹp Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp) luôn bị nhiều người chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán. Suốt ngày, nhất là vào chiều tối, nhiều đoạn vỉa hè bị chiếm hết bởi những quán nhậu, quán cà phê, xe bán trà sữa… kê bàn ghế ra tận lề đường hay tự “khoanh vùng” thành bãi giữ xe riêng cho khách của mình, khiến người đi bộ chỉ còn cách bước hẳn xuống lòng đường. Tiếp tục đọc “Ảnh sinh hoạt hàng ngày – Oct.22, 2018 – Vỉa hè tu viện, giấc trưa lặng lẽ…”

Ăn don Quảng Ngãi chạnh nhớ quê nghèo

Phạm Nga

Đầu tháng 5, vài cơn mưa chuyển mùa, chiều xuống thì trời xám xịt, buồn buồn… Một anh bạn, gốc dân Quảng Ngãi, kiếm sống chỉ bằng mấy giờ dạy kèm Anh ngữ, có nhã ý mời tôi đi ăn một món đặc sản quê anh. Ngại cho túi tiền eo hẹp của anh, tôi từ chối thì anh nói ngay “rẻ thôi mà!”. 

Cái quán xập xệ nằm ở đầu đường Bình Giả, quận Tân Bình. Chị chủ quán có vẻ trầm lặng, không đon đả chuyện trò với khách nên chúng tôi cũng ngại dù muốn gợi chuyện, hỏi vài câu, rằng chị ở vùng nào ngoài đó, cái món don hiếm thấy ở Sài Gòn này được chuyển vào như thế nào… Kìa, khá gây ấn tượng là mấy chữ “Don Quảng Ngãi” được ghi dõng dạc, to nét trên đầu cái bảng lớn treo trước quán. Rồi hầu như để cho đồng bộ, bên trong quán lại có thêm hai poster quảng cáo “Bia Dung Quất – Bia Quảng”, và tuyệt nhiên không thấy nhãn bia nào khác có mặt trên vách.  Tiếp tục đọc “Ăn don Quảng Ngãi chạnh nhớ quê nghèo”

Ảnh sinh hoạt hàng ngày – Oct.10, 2018 – Mộng dừa, món hiếm mắc gấp 30 quả dừa vẫn đắt hàng

       Xem toàn bộ Gallery

Mộng dừa

Lâu nay, có một số người Sài Gòn, cứ vào mùa hè nóng nực là đi tìm mua mộng dừa, do đây là món ăn khoái khẩu gắn liền với tuổi thơ của họ ờ dưới quê. Nếu ngày nhỏ ở quê nhà, họ có thể khá dễ dàng tìm thấy mộng dừa trong những trái dừa già để nhấm nháp thì ngày nay, ở Sài Gòn họ phải trả tới 300,000 đồng mới mua được 1kg mộng dừa, trong khi quả dừa chỉ 7,000 – 10,000 đồng. Tiếp tục đọc “Ảnh sinh hoạt hàng ngày – Oct.10, 2018 – Mộng dừa, món hiếm mắc gấp 30 quả dừa vẫn đắt hàng”

Thời tuổi nhỏ rong chơi khu Đa Kao – Tân Định

Ký PHẠM NGA

Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt,
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
*Phạm Hữu Quang

1.

Hồi tôi 11 – 12 tuổi, tức khoảng các năm 1960 – 61, ba mẹ tôi ngụ ở quãng giữa đường Trần Quang Khải, khu Tân Định, thời đó vẫn thuộc quận Nhứt, đô thành Sài Gòn. Hằng ngày, ngoài việc đi học ở trường Les Lauriers bên đường Đinh Công Tráng, thỉnh thoảng tôi hay rong chơi loanh quanh các khu phố gần nhà. Thường đi cùng tôi là vài đứa trẻ nhà hàng xóm, có khi có cả Dũng, em trai kế của tôi. Tiếp tục đọc “Thời tuổi nhỏ rong chơi khu Đa Kao – Tân Định”

Ảnh sinh hoạt hằng ngày – May 4, 2018 – Ngày rằm, khó kiếm ghẹ ngon

Xem toàn bộ Gallery

Xưa nay, trong dân gian có câu “Cua tối trời, ghẹ sáng trăng”, nghĩa là vào những ngày tối trời, không có trăng như ngày 30 âm lịch, cua, ghẹ thường ngon do chắc thịt; ngược lại là vào ngày rằm trăng sáng, cua, ghẹ dở do thường bị óp. Theo giải thích của ngư dân thì trăng sáng là thời điểm cua, ghẹ giao phối hoặc nhịn ăn nên cua, ghẹ óp, ít thịt.

Như vào ngày rằm tháng 3 vừa qua, nhiều ngư dân cùng giới đầu nậu cua, ghẹ ở Hà Tiên khá bối rối. Ghẹ ngon đã hiếm, lượng hải sản tươi sống lại giảm đi do một số ngư dân cũng nghỉ ra biển, ở nhà đi chơi lễ 30-4 và 1-5. Tiếp tục đọc “Ảnh sinh hoạt hằng ngày – May 4, 2018 – Ngày rằm, khó kiếm ghẹ ngon”

Tháng Tư được tin mất nhà

Tản văn

1.

Ủy ban phường vừa mời một số hộ trong khu phố lên họp để nghe ngành đường sắt công bố lịch cắm mốc giới tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng. Đúng hơn đây là buổi thông báo gián tiếp về tình hình giải tỏa nhà đất ở phường, sẽ thực hiện nhằm phục vụ dự án làm đường hành lang an toàn song song đoạn đường sắt chạy ngang đất phường mà việc cắm mốc nay mai là để xác định trước vùng cần giải tỏa. Tiếp tục đọc “Tháng Tư được tin mất nhà”

Ngày Xuân xem phim hay: Chuyện tình lãng mạn lại ngọt nồng rượu nho

Tản văn Phạm Nga

1.

Ba ngày Tết “trà dư tửu hậu”, nếu tình cờ có bạn nào bàn vô đề tài điện ảnh, xem phim thì nhất định tôi sẽ tuyên dương cho bộ phim A Good Year (*), tạm dịch: Mùa tình yêu. Khi ra mắt khán giả năm châu vào năm 2006, phải nói ngay là bộ phim này rất đáng xếp vào hàng tác phẩm điện ảnh kinh điển của dòng phim tâm lý – tình cảm Âu Mỹ xưa nay. Nhìn chung, phim hay, đáng xem bởi nhiều yếu tố thuộc nghệ thuật điện ảnh cổ điển – đó là: kịch bản sâu sắc, diễn viên đẹp (nhất là cô đào Pháp Marion Cotillard, vai nữ chính), cảnh trí thơ mộng, phần thoại dí dỏm, nhạc nền chọn lọc với những ca khúc Pháp xưa…Nhưng độc đáo nhất là các tác giả làm phim đã nhân vật hóa rượu – rượu nho biến thành/trở nên một trong những nhân vật chính của phim. Tiếp tục đọc “Ngày Xuân xem phim hay: Chuyện tình lãng mạn lại ngọt nồng rượu nho”