5 dự đoán về năng lượng năm 2030

English: 5 predictions for energy in 2030

Ngành năng lượng có lẽ đã trải qua những thay đổi nhanh chóng hơn trong 10 năm qua so với 50 năm trước. Trong một thập kỷ, sản xuất khí đốt từ đá phiến sét ở Mỹ tăng gấp mười, đưa mức nhập khẩu khí đốt của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 80. Giá năng lượng mặt trời đã đi xuống đáng kể, năng lượng mặt trời rẻ như điện lưới thông thường ở một số nơi trên thế giới, mặc dù trước đây được dự báo là giá sẽ tăng so với cùng kỳ do có sự thiếu hụt nguyên liệu silicon. Sau cú sốc của thảm họa Fukushima, nhiều quốc gia phát triển đang từ bỏ điện hạt nhân, mặc dù có vẫn sự hỗ trợ của công chúng và chính phủ ở mức nhất định trước khi xảy ra thảm họa.
Tiếp tục đọc “5 dự đoán về năng lượng năm 2030”

Đông Nam Á cần tái thiết lập các thỏa thuận thương mại

English: South-east Asia needs a reset on trade deals

Singapore đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương với New Zealand vào năm 2000. Sau đó không lâu, các quốc gia khác như Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu vào cuộc.

Năm 2003, ASEAN 10 quyết định biến các hiệp định thương mại của mình về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong những năm 1990 thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế khu vực.

Trong khi Singapore tăng số lượng thỏa thuận thương mại song phương qua các năm, những quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực, như Lào và Campuchia, trở thành một phần của các Hiệp định Thương mại tự do thông qua các thể chế của khu vực của Asean thực hiện các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tiếp tục đọc “Đông Nam Á cần tái thiết lập các thỏa thuận thương mại”

Nước bơm ở đô thị làm tăng nguy cơ ô nhiễm Asen ở Đông Nam Á

English: Urban water pumping raises arsenic risk in Southeast Asia

Nước sông hiện đang chảy vào tầng ngậm nước qua các trầm tích bị ô nhiễm cao.

ldeo.columbia.edu – Việc bơm nước ngầm với quy mô lớn đang tạo điều kiện cho mức Asen cao đến mức nguy hiểm thâm nhập vào một số tầng ngậm nước của Đông Nam Á. Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đài quan sát Trái đất của Đại học Columbia Lamont-Doherty, Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) và Đại học Bách Khoa Hà Nội, nước hiện đang thấm vào tầng ngậm nước qua các lòng sông với nồng độ Asen cao hơn 100 lần so với giới hạn an toàn.
Tiếp tục đọc “Nước bơm ở đô thị làm tăng nguy cơ ô nhiễm Asen ở Đông Nam Á”

RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH VÌ MÔI TRƯỜNG 2015: Dự án

English: NARROW THE GAP 2015 FOR ENVIRONMENT

Vương Thảo Vy – Điều phối viên LIN

Quỹ Cộng đồng Rút ngắn Khoảng cách (điều hành bởi Trung tâm LIN) tập hợp lại các nguồn lực địa phương nhằm hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận (NPO) địa phương đang giải quyết những vấn đề cấp bách nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và để giúp cho việc tham gia của của người dân một cách dễ dàng hơn và xứng đáng hơn theo một cách có chiến lược hơn với những đóng góp của mình. Thông qua Quỹ Cộng đồng Rút ngắn Khoảng cách, LIN thu thập những đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau và quản lý việc lựa chọn và phân bổ các khoản tài trợ nhỏ, ba lần mỗi năm, tới các tổ chức phi lợi nhuận địa phương đang đối mặt với những nhu cầu của cộng đồng.Từ năm 2009, LIN đã mời các tổ chức phi lợi nhuận (NPOs) nộp đơn xin các khoản tài trợ nhỏ (lên đến 600 triệu đồng, tương đương 28.500 USD) để hỗ trợ các hoạt động của họ.

Đơn xin được gửi đến LIN để sàng lọc. Các đơn đủ điều kiện sau đó được trình bày trước một Ủy ban xét duyệt, trong đó bao gồm các thành viên Hội đồng LIN và tình nguyện viên luân phiên – là các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh môi trường. Ủy ban đọc và xếp hạng các đơn đủ điều kiện và sau đó sẽ cùng nhau gặp gỡ với các ứng viên.

Các khoản tài trợ của LIN cũng kết hợp hội thảo xây dựng năng lực những tổ hợp tình nguyện viên có tay nghề cao, nhằm mục đích nâng cao chất lượng của đơn xin tài trợ và giúp NPO địa phương vượt qua khó khăn mà họ gặp phải trong truyền đạt ý tưởng của mình các bên liên quan. Tiếp tục đọc “RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH VÌ MÔI TRƯỜNG 2015: Dự án”

Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ: Tốt cho kinh doanh

English:UN Sustainable Development Goals: Good For Business

Khi nghĩ về từ “bền vững” điều gì ập tới trong tâm trí? Đối với nhiều người, từ đó có nghĩa là “xanh”, chấp nhận sự cần thiết phải sử dụng cẩn trọng hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn. Cụ thể hơn, nó là từ đồng nghĩa với các chương trình năng lượng mới và hiệu quả, khai thác năng lượng ánh nắng mặt trời, nước và gió.Những người ủng hộ các chương trình này cho rằng các chương trình là nền tảng tốt cho những điểm mấu chốt. Tuy nhiên, có những người – và còn nhiều người ở khắp các phòng họp trong những doanh nghiệp toàn cầu – đã cảnh báo rằng sự bền vững có thể là một sườn dốc trơn tuột, khiến tập đoàn thực hiện những khoản đầu tư có thể có ích cho xã hội, nhưng lại gây bất lợi cho cổ đông.

Động lực chuyển biến: Vai trò của khu vực tư nhân thúc đẩy bước đi ngắn và dài hạn của Hiệp định Khí hậu Paris

English: Driving Transformative Change: The Role of the Private Sector in Advancing Short-term and Long-term Signals in the Paris Climate Agreement

Download paper here

Những quyết định được đưa ra trong Hội nghị Khí hậu COP21 sắp tới đem đến một cơ hội đưa cộng đồng toàn cầu vào con đường đúng, cung cấp bước đi ngắn hạn thích hợp cho các nhà đầu tư và nhà sáng chế cũng như một bước đi dài hạn mạnh mẽ để dẫn đến việc loại bỏ dần ô nhiễm khí nhà kính. Khu vực tư nhân có thể đóng một vai trò lớn trong việc xây dựng kết quả này, và họ nên quan tâm đến việc đóng góp vào quá trình này, dựa vào những lợi ích tiềm năng đáng kể.

Những rủi ro và cơ hội liên quan đến việc giải quyết biến đổi khí hậu đang dần được hiểu rõ hơn trong các cuộc họp nội các và hội đồng quản trị trên toàn thế giới. Điều này dẫn đến sự gia tăng cả về số lượng và mức tham vọng của kế hoạch hành động khí hậu quốc gia và một sự chuyển đổi đầu tư từ carbon cao sang carbon thấp trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn. Khu vực tư nhân cũng đang có những hành động khí hậu tích cực hơn so với trước đây, chẳng hạn như việc thông qua các mục tiêu giảm khí thải, các chương trình để nâng cao hiệu quả năng lượng, và chuyển đổi nhiên liệu sang các nguồn năng lượng tái tạo. Tiếp tục đọc “Động lực chuyển biến: Vai trò của khu vực tư nhân thúc đẩy bước đi ngắn và dài hạn của Hiệp định Khí hậu Paris”

Những điểm chính trong tuyên bố khí hậu Mỹ – Trung (9/2015)

English: CSIS – Key Takeaways from Today’s U.S.-China Climate Announcement

Ngày 25/9/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch nướcTrung Quốc Xi Jinping nhân dịp cuộc gặp mặt song phương cấp cao của hai nước để một lần nữa gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Mỹ và Trung Quốc trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Hai nhà lãnh đạo, trong một tuyên bố chung, vạch ra một loạt các hành động trong nước và đóng góp tài chính nhằm thực hiện công bố chung lịch sử về khí hậu được đưa ra tháng mười một năm ngoái 2014. Trung Quốc quyết định công bố các chính sách mới đầy tham vọng của mình tại Washington hơn là ở Bắc Kinh, có vẻ như định gửi một thông điệp tới cả Quốc hội Mỹ và các nhà đàm phán khí hậu trên toàn thế giới rằng họ không thể tiếp tục lấy Trung Quốc làm cái cớ để không hành động.

Câu hỏi 1: Thông báo ngày hôm nay được xây dựng từ cuộc gặp song phương cấp cao tháng 11 năm ngoái – 2014 như thế nào? Tiếp tục đọc “Những điểm chính trong tuyên bố khí hậu Mỹ – Trung (9/2015)”

An ninh mạng tại cơ sở điện hạt nhân dân sự: Hiểu về các rủi ro

ENGLISH: Cyber Security at Civil Nuclear Facilities: Understanding the Risks

Theo một báo cáo mới của Chatham House, nguy cơ xảy ra tấn công mạng nghiêm trọng vào các cơ sở hạ tầng hạt nhân dân sự đang lớn dần, khi các cơ sở ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kỹ thuật số và tăng mức độ sử dụng phần mềm thương mại hàng loạt sẵn có.

Báo cáo cho thấy xu hướng số hóa kết hợp với sự thiếu nhận thức ở cấp điều hành về các rủi ro liên quan, nghĩa là nhân viên nhà máy hạt nhân có thể không nhận ra ở mức độ đầy đủ về những nguy cơ về an ninh mạng ở nhà máycủa họ, do đó không chuẩn bị đầy đủ để đối phó với các cuộc tấn công có thể xảy ra.

Workers of Korea Hydro and Nuclear Power Co participate in an anti-cyber attack exercise at the Wolsong nuclear power plant in Gyeongju, South Korea. Photo by Korea Hydro and Nuclear Power Co via Getty Images.


Những phát hiện cụ thể bao gồm:

• Quan niệm thông thường rằng tất cả các cơ sở hạt nhân là ‘air gapped’ (cách ly khỏi hệ thống internet công cộng) thực ra chỉ là lời đồn. Những lợi ích thương mại từ việc kết nối internet nghĩa là một số cơ sở hạt nhân hiện nay có lắp đặt kết nối VPN, mà nhà vận hành cơ sở đôi khi không biết.

• Các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng xác định các thành phần cơ sở hạ tầng quan trọng với các kết nối như vậy.

• Thậm chí, tại các cơ sở được coi là air gapped – cách ly với hệ thống internet công cộng, bộ phận bảo về này này có thể bị chọc thủng chỉ với một ổ đĩa flash.

• Những nguy cơ và lỗ hổng trong chuỗi cung ứng có nghĩa là thiết bị được sử dụng tại một cơ sở hạt nhân có nguy cơ thỏa hiệp bất kỳ lúc nào. Tiếp tục đọc “An ninh mạng tại cơ sở điện hạt nhân dân sự: Hiểu về các rủi ro”

Biến đổi khí hậu đe dọa sụp đổ tài chính toàn cầu

ENGLISH: Climate change threatens global financial crash

Các giám đốc ngân hàng có ảnh hưởng nhất thế giới cho biết một sự chuyển đổi trật tự từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo là cần thiết để tránh tình trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán thế giới.

Climate change threatens global financial crash

Mark Carney, Chủ tịch Ủy ban ổn định tài chính các nước G20 đã đưa ra một cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể làm cho thị trường chứng khoán thế giới và các ngân hàng không ổn định, dẫn tới một sự sụp đổ tài chính.

Carney, cũng chính là Thống đốc Ngân hàng Anh, đặc biệt cảnh báo về những ảnh hưởng lên thị trường nếu xảy ra bán tháo và có một sụt giảm giá trị cổ phần trong những công ty nhiên liệu hóa thạch và các ngành công nghiệp tạo ra rất nhiều carbon dioxide. Tiếp tục đọc “Biến đổi khí hậu đe dọa sụp đổ tài chính toàn cầu”

Năng lượng bền vững, biến đổi khí hậu và những thảm họa

ENGLISH: Sustainable energy, climate change and disasters

Năm 2007, hiện tượng thiếu mưa gây hệ quả là mực nước thấp ở các sông, hồ tại Albania, gây trở ngại nặng nề cho ngành thuỷ điện và dẫn đến mất điện thường xuyên trên cả nước. Tình trạng mất điện lên tới 3,7 giờ mỗi ngày trong năm đó, và Bộ Tài chính Albania ước tính rằng việc này này làm tổn thất 1 phần trăm tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Những ví dụ như trên là điển hình của mối quan hệ giữa năng lượng và phát triển, làm nổi bật việc tiếp cận năng lượng không đầy đủ và liên tục gây cản trở tiến trình phát triển, đồng thời, phát triển kém hoặc dễ bị rủi ro có thể phơi bày các hệ thống năng lượng với các hiểm họa tự nhiên hay các tác động của biến đổi khí hậu.

Có một số bài học ở đây: Tiếp tục đọc “Năng lượng bền vững, biến đổi khí hậu và những thảm họa”

Google hiển thị các “điểm nóng” chặt phá rừng đã bị bỏ sót

ENGLISH: Google lays bare overlooked deforestation ‘hotspots’

Người khổng lồ trong việc tìm kiếm và các nhà nghiên cứu lập bản đồ các cụm rừng nhiệt đới bị mất đang nổi lên ở khu vực Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi.

Deforestation in Bhutan. Forests are vital stocks of carbon and water resources (Flickr/ World Bank)

Dữ liệu từ Đại học Maryland và Google cho thấy những khu rừng đang bị chặt phá với tốc độ chóng mặt ở những vùng được coi là rừng dự phòng trước đây.

Bản đồ vệ tinh có độ phân giải cao công bố bởi Global Forest Watch cho thấy những điểm nóng mới đang xuất hiện ở lưu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, khu vực Gran Chaco của Nam Mỹ và Madagascar.

Thế giới mất hơn 18 triệu ha rừng trong năm 2014 tương đương một vùng có diện tích gấp đôi đất nước Bồ Đào Nha.

Giá trị trung bình qua ba năm 2012-14 là xấu nhất kể từ năm 2001, với một xu hướng đáng lo ngại là tỷ lệ đã đảo ngược sau nhiều năm suy giảm. Tiếp tục đọc “Google hiển thị các “điểm nóng” chặt phá rừng đã bị bỏ sót”

Năng lượng tái tạo có thể cung cấp 48% nhu cầu năng lượng của ngành công nghệ thông tin – viễn thông vào năm 2020

English: Renewables Could Generate 48% of ICT Industry’s Power Supply By 2020

Gia tăng truy cập Internet, cộng thêm với điện thoại thông minh phổ biến đang tiếp tục làm gia tang nhu cầu năng lượng của ngành công nghệ thông tin và truyền thông – ICT – 1.5% tổng điện năng tiêu thụ của nước Mỹ năm 2014 là nhu cầu từ 113 công ty công nghệ thông tin và truyền thông.

Khi nhu cầu năng lượng của ngành này tăng lên, lượng năng lượng cung cấp bởi năng lượng tái tạo cũng tăng đáng kể, và theo như một nghiên cứu bởi Phòng Thí nghiệm Quốc gia về năng lượng tái tạo (NREL), năng lượng tái tạo có thể cung cấp một lượng khổng lồ lên đến 48% nhu cầu điện năng cho ngành công nghiệp này vào năm 2020, tăng từ ở mức chỉ 14% vào năm ngoái.

Tiếp tục đọc “Năng lượng tái tạo có thể cung cấp 48% nhu cầu năng lượng của ngành công nghệ thông tin – viễn thông vào năm 2020”

Putrajaya Declaration: Zero Tolerance for Impunity – Tuyên bố Putrajaya: Tuyệt đối không chấp nhận miễn phạt

Tuyên bố Putrajaya: Tuyệt đối không chấp nhận miễn phạt

Gần 1200 người từ 130 quốc gia đã quy tụ tại Putrajaya, Malaysia để thảo luận về một trong những thách thức lớn nhất của thế giới: sự miễn phạt (không trừng phạt) làm tham nhũng lan rộng như thế nào. Các đại biểu đã cùng nhau tìm ra các chiến lược hiệu quả nhất để chấm dứt miễn phạt và truy tố những người được hưởng lợi từ lạm dụng quyền lực, những phi vụ đen và hối lộ.

Các chính phủ bị tràn ngập bởi chủ nghĩa băng nhóm, các lãnh đạo sửa hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ, các nền dân chủ mong manh bị những nhóm lợi ích nắm trong tay tạo ra môi trường cho tham nhũng nở rộ và miễn phạt lên ngôi. Miễn phạt nuôi nấng đại tham nhũng: lạm dụng quyền lực cấp cao đem lại lợi ích cho một số ít người với cái giá phải trả của nhiều người, gây ra thiệt hại nghiêm trọng và rộng lớn cho từng cá nhân và xã hội. Tiếp tục đọc “Putrajaya Declaration: Zero Tolerance for Impunity – Tuyên bố Putrajaya: Tuyệt đối không chấp nhận miễn phạt”

Tương lai của giao thông đường bộ cacbon thấp: Vai trò của nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai là gì?

English: “The Future of Low-Carbon Road Transport:
What Role for Second-Generation Biofuels?”

Tháng 6/2015 – Báo cáo của nhóm nghiên cứu chính sách đổi mới công nghệ năng lượng, Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế, Trường Harvard Kennedy.

Các tác giả: Cựu nghiên cứu viên sau tiến sỹ Joern Huenteler, thuộc nhóm nghiên cứu công nghệ năng lượng chính sách đổi mới, Henry Lee, Giám đốc Chương trình Môi trường và Tài nguyên.

SƠ LƯỢC

BelfercenterNhững hứa hẹn, triển vọng và chính sách công đánh đổi liên quan đến nhiên liệu sinh học thế hệ hai trong giao thông đường bộ đã được đề cập trong một phiên họp cấp cao tại Bảo tàng Henry Ford, Dearborn, bang Michigan ngày 7-8/4/2015. Tại cuộc hội thảo này, 28 chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực, chính sách, khoa học và kinh doanh cùng gặp mặt trong phiên họp cường độ cao kéo dài 2 ngày (xem Phụ lục để biết danh sách những người tham dự). Những cuộc thảo luận tại cuộc họp không chính thức với các đại biểu tham dự với tư cách cá nhân hơn là đại diện cho tổ chức nơi họ làm việc. Báo cáo này tóm tắt những điểm và vấn đề chính được đưa ra trong 2 ngày. Báo cáo đã được thông qua bởi tất cả các đại biểu. Bản tóm tắt nhằm mục đích phản ánh nội dung bề rộng của cuộc thảo luận hơn là đưa ra bất kỳ hình thức đồng thuận chung nào giữa các bên tham gia. Tiếp tục đọc “Tương lai của giao thông đường bộ cacbon thấp: Vai trò của nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai là gì?”