Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ: Tốt cho kinh doanh

English:UN Sustainable Development Goals: Good For Business

Khi nghĩ về từ “bền vững” điều gì ập tới trong tâm trí? Đối với nhiều người, từ đó có nghĩa là “xanh”, chấp nhận sự cần thiết phải sử dụng cẩn trọng hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn. Cụ thể hơn, nó là từ đồng nghĩa với các chương trình năng lượng mới và hiệu quả, khai thác năng lượng ánh nắng mặt trời, nước và gió.Những người ủng hộ các chương trình này cho rằng các chương trình là nền tảng tốt cho những điểm mấu chốt. Tuy nhiên, có những người – và còn nhiều người ở khắp các phòng họp trong những doanh nghiệp toàn cầu – đã cảnh báo rằng sự bền vững có thể là một sườn dốc trơn tuột, khiến tập đoàn thực hiện những khoản đầu tư có thể có ích cho xã hội, nhưng lại gây bất lợi cho cổ đông.

Cho phép tôi cung cấp một từ khác để xem xét – “. Phát triển”. Có lẽ bạn sẽ liên kết từ này với một điều gì đó mà chính phủ phải chịu trách nhiệm – sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước thông qua các chính sách hợp lý, cả trong và ngoài nước. Các công ty, tất nhiên, cần phải tuân thủ với bất cứ bộ luật nào nhằm thực thi các chính sách này, nhưng họ không phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho phát triển, phải vậy không?Điều này đưa chúng ta đến Mục tiêu Phát triển bền vững của tháng trước, được phê chuẩn bởi tất cả 193 quốc gia trong Liên Hiệp Quốc với mục tiêu bao gồm loại bỏ đói nghèo, giảm bất bình đẳng, giải quyết biến đổi khí hậu, tạo ra các thành phố và cộng đồng bền vững và khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm.

Bạn hầu như có thể nghe thấy tiếng chuông cảnh báo từ xa của trong cộng đồng doanh nghiệp.”Ồ, không,” một số giám đốc điều hành các tập đoàn và các nhà đầu tư sẽ nói, “Liên Hợp Quốc đang cố gắng để khiến các công ty, trong trường hợp xấu nhất, phải làm nhiều hơn những gì họ có nghĩa vụ phải làm hoặc, trong trường hợp tốt nhất, can thiệp vào khả năng tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ. “Tuy nhiên, thực tại tàn nhẫn chính là chính phủ không thể một mình đảm bảo việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững – tất cả đều có những mục tiêu định lượng rất cụ thể – mà không cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể, tôi đang nói về 1000 (hoặc hơn thế) tập đoàn lớn nhất thế giới, tập đoàn lớn nhất trong số đó có nguồn tài chính và nhân lực còn cao hơn so với một số nước vừa và nhỏ. Dù bằng cách nào, những quốc gia mà những công ty này có trụ sở chính và kinh doanh, rải khắp các nơi trên thế giới, được kỳ vọng sẽ đóng góp vào Mục tiêu Phát triển bền vững.Như Lise Kingo, Giám đốc điều hành của Hiệp ước Toàn cầu Liên Hiệp Quốc giải thích: “Các doanh nghiệp ngày nay được kỳ vọng sẽ là một phần của giải pháp cho những thách thức lớn nhất của thế giới chúng ta – từ các cuộc khủng hoảng khí hậu và nước, bất bình đẳng và nghèo đói – như được đưa trong các Mục tiêu Phát triển bền vững. Đối với các công ty đã sẵn sàng để đưa vào chương trình nghị sự, các Mục tiêu Phát triển bền vững cung cấp một nền tảng để thể hiện trách nhiệm, theo đuổi cơ hội và đổi mới, và truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khách tham gia hành động. “Thật vậy, các chương trình nghị sự năm 2030 là một tin rất tốt cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mục tiêu của chương trình đại diện cho các cơ hội kinh doanh rõ ràng đối với những công ty mà hiểu được sự thay đổi bền vững có thể được đáp ứng thông qua các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ. Tất nhiên, mỗi công ty phải chọn phần của mình. Không có công ty có thể đóng góp có ý nghĩa cho tất cả 17 mục tiêu phát triển bền vững.Một số mục tiêu có tính cụ thể về ngành công nghiệp, chẳng hạn như sức khỏe tốt (địa bàn của các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe), hoặc nước sạch và vệ sinh môi trường (địa bàn của các công ty sản xuất các giải pháp công nghệ để giải quyết những nhu cầu). Các mục tiêu khác có thể được hỗ trợ bởi tất cả các công ty và không bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp. Bình đẳng giới và giảm sự bất bình đẳng là những vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Sau cùng thì, một lực lượng lao động đa dạng hơn sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy đổi mới.

Sẽ có nhiều cơ hội ngắn hạn mà giám đốc điều hành công ty có thể xác định. Nhưng đó cũng là lợi ích cá nhân lâu dài của công ty, đại diện bởi Ban Giám đốc. Một cộng đồng doanh nghiệp bền vững, trên hết phụ thuộc vào một xã hội bền vững. Nhiệm vụ ủy thác của Ban Giám đốc là nhận ra điều này và đảm bảo rằng công ty của mình đáp ứng các Mục tiêu Phát triển bền vững theo một cách có ý nghĩa với ngành nghề và chiến lược của công ty, nhờ đó bảo vệ cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn của công ty.

Tốt cho kinh doanh, trên mọi phương diện.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s