Phòng chống buôn bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động

Rồng xanh – Tài liệu chia sẻ dành cho cán bộ cấp cơ sở

Điều tra thông tin nhiều trẻ em bị bóc lột sức lao động - Ảnh 1

Download Phòng chống buôn bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động.-TÀI-LIỆU-CHIA-SE-DÀNH-CHO-CÁN-BỘ-CẤP-CƠ-SƠ

MỤC LỤC

Giới thiệu

CHƯƠNG 1 – Nhận biết

Buôn bán người là gì và làm thế nào để nhận biết hành vi buôn bán người

CHƯƠNG 2 – Phòng chống

Làm thế nào để phòng chống nạn buôn bán trẻ em nhằm mục đích bóc lột sức lao động trong cộng đồng Tiếp tục đọc “Phòng chống buôn bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động”

Thay đổi cách tiếp cận giảm nghèo đối với cộng đồng dân tộc thiểu số

December 19th, 2013 by Oxfam in Vietnam 

Tổ chức quốc tế Oxfam giới thiệu một số nghiên cứu sâu và gợi ý chính sách được tiến hành trong năm 2013, bên thềm Diễn đàn Quan hệ đối tác Phát triển Việt Nam 2013, tổ chức vào ngày 5 tháng 12 năm 2013,  tại Hà Nội.

“Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam”. Các thiết chế thôn bản mạnh tại các cộng đồng dân tộc thiểu số đóng vai trò thúc đẩy tiên phong và lan tỏa; thúc đẩy liên kết và hợp tác; thúc đẩy tiếng nói và trách nhiệm giải trình; thúc đẩy tham gia và trao quyền; gìn giữ và phát huy bản sắc; văn hóa dân tộc; thúc đẩy an sinh dựa vào cộng đồng. Do cải cách quản trị ở cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong giảm nghèo, nghiên cứu chú trọng phân tích các vai trò tích cực của thiết chế thôn bản. Nghiên cứu sâu này do Oxfam và ActionAid phối hợp thực hiện. Tiếp tục đọc “Thay đổi cách tiếp cận giảm nghèo đối với cộng đồng dân tộc thiểu số”

Báo cáo chương trình GROW – Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách.

September 10th, 2015 by Oxfam in Vietnam 

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam công bố báo cáo nghiên cứu về “Hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy Quyền, Tiếng nói, Lựa chọn của Nông dân: Hiện trạng và Khuyến nghị chính sách” do Oxfam, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển thực tiện tại 3 tỉnh mang tính đặc thù về sản xuất nông nghiệp và thị trường của 3 vùng khác nhau của Việt Nam: Ninh Bình (đồng bằng Bắc Bộ), Lâm Đồng (Tây nguyên) và Đồng Tháp (đồng bằng Sông Cửu Long), dựa trên các số liệu thu thập từ 360 hộ gia đình tham gia hợp tác xã và tổ hợp tác. Cục Kinh tế Hợp tác/ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Liên Minh Vì Quyền của Nông dân và Hiệu quả của Nền nông nghiệp Việt Nam đồng phối hợp công bố báo cáo này.

Tiếp tục đọc “Báo cáo chương trình GROW – Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách.”

Cẩm nang truyền thông có nhạy cảm giới

April 17th, 2015 by

Làm thế nào để phụ nữ không trở thành tù binh trong chính những lâu đài được dát vàng – với những lời ngợi ca về sự dịu hiền và đức hy sinh thầm lặng?

Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn cẩm nang dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dưới đây.

Cam nang truyen thong co nhay cam gioi 2015

Cam nang truyen thong co nhay cam gioi 2015-1 Tiếp tục đọc “Cẩm nang truyền thông có nhạy cảm giới”

Người Hàn đã xóa sổ tư tưởng trọng nam bằng cách nào

VEChỉ trong một thế hệ, Hàn Quốc từ một xã hội khát con trai trở thành một xã hội nơi các bé gái được chào đón tha thiết.

Văn hóa thích con trai đã ăn sâu, bám rễ quá lâu đời ở châu Á. Theo một vài tính toán, con số các trẻ gái không được chào đời vì phá thai chọn lọc, vì chết do bị bỏ rơi… đã vượt quá 100 triệu người trên ở châu lục này ngày nay. Sức ảnh hưởng của việc này về kinh tế và xã hội đối với một số quốc gia đang lớn đến mức khó mà đo đếm nổi.

Trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc là điển hình về xu hướng đáng buồn này. Năm 1990, khi các tiến bộ y học đã hỗ trợ việc chẩn đoán giới tính, tỷ lệ trẻ nam – nữ khi sinh ở nước này tăng vọt đến mức cao nhất thế giới, với 116,5 bé trai so với cứ 100 bé gái sinh ra.

Rồi một điều kỳ lạ đã xảy ra. Hàn Quốc đã đảo chiều điều này.

Tiếp tục đọc “Người Hàn đã xóa sổ tư tưởng trọng nam bằng cách nào”

UN: Sexual violence hidden

VNN – Shoko Ishikawa – UN Women Country Representative in Viet Nam

During the recent revision of the Penal Code, National Assembly Deputies debated whether or not the amended provision should explicitly include marital rape. Criminalisation of all forms of violence against women, including marital rape, was one of the recommendations coming from the UN committee of experts on women’s rights. No matter who the perpetrator is or where the incident takes place, rape is rape.

In Viet Nam, there is a common belief that sexual violence does not occur within the family or in locations considered to be ‘secure’ and ‘peaceful’. There is a myth that ‘real rape’ involves strangers, force and/or physical injury. However, a recent review of 462 rape and sexual assault case files tells a very different story. Tiếp tục đọc “UN: Sexual violence hidden”

Trường học của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm vô giá trị

17/12/2015 20:51 GMT+7

TTO – Ngày 17-12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định việc Trung Quốc xây dựng trạm xăng và trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN là bất hợp pháp và vô giá trị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định việc Trung Quốc xây dựng trạm xăng và trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN là bất hợp pháp và vô giá trị - Ảnh: TTO
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định việc Trung Quốc xây dựng trạm xăng và trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN là bất hợp pháp và vô giá trị – Ảnh: TTO

​“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN là hành động vi phạm chủ quyền của VN, bất hợp pháp và vô giá trị,” – Người phát ngôn Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ. Tiếp tục đọc “Trường học của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm vô giá trị”

Trẻ thơ Sa Pa mưu sinh ngày đông 

19/12/2015 11:00 GMT+7

TTONhững ngày mùa đông lên Sa Pa thật thú vị, trời mây như hòa vào với nhau. Nhưng cũng có nỗi băn khoăn khi nhìn thấy nhiều em bé ở Sa Pa phải xuống phố mưu sinh một mình hoặc đi cùng cha mẹ trong cái lạnh cắt da.

Hai em nhỏ bán hàng trong giá rét. Ảnh: Phạm Tô Chiêm 
Hai em nhỏ bán hàng trong giá rét. Ảnh: Phạm Tô Chiêm

Chèo kéo khách du lịch, bán hàng lưu niệm đó là việc mà các em phải làm.

Ban ngày ở các khu như Thác Bạc, Hàm Rồng…ban đêm trên các phố trung tâm, các em lê la trên các vỉa hè, xung quanh sân vận động, nhà thờ đá…Và đến khi sương đã xuống, đêm đã rất lạnh các em mới được về nghỉ. Tiếp tục đọc “Trẻ thơ Sa Pa mưu sinh ngày đông “

16 điều bạn có thể làm để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Thứ tư 16/12/2015 17:54

TCChiến dịch Đoàn kết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon hướng tới ngăn ngừa và xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi trên thế giới vào năm 2015.

16 things you can do to end violence against women and girls

Theo đó, toàn bộ hệ thống của Liên Hợp Quốc sẽ tham gia cùng với các chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức của phụ nữ, thanh niên, truyền thông và lĩnh vực tư nhân để nâng cao nhận thức chung của cộng đồng, tăng cường cam kết chính trị và nguồn lực, thúc đẩy quan hệ đối tác nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tiếp tục đọc “16 điều bạn có thể làm để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”

Bị quấy rối tình dục đừng im lặng nữa

27/11/2015 06:00 GMT+7

TTO87% phụ nữ và trẻ em từng bị quấy rối tình dục là con số được đưa ra từ một cuộc khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM do tổ chức ActionAid tại Việt Nam thực hiện và công bố.

Minh họa: DAD
Minh họa: DAD

Theo khảo sát này:

10%: bị bạn tình của họ cưỡng ép tình dục.

58%: trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần từ người thân tại một thời điểm nào đó (đối với phụ nữ Việt Nam đã từng kết hôn).

81% phụ nữ và trẻ em gái chia sẻ họ từng bị quấy rối hơn một lần trong đời. Trong đó, 51% đã trải qua từ 2 đến 5 lần bị quấy rối.

87%: đã bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng. Tiếp tục đọc “Bị quấy rối tình dục đừng im lặng nữa”

Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

ILO – Ngày 25/5/2015, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam. Cùng xem các nội dung chính của Bộ quy tắc.

CSIS: Asia Maritime Transparency Initiatie, Dec. 18, 2015 brief

A Case of Rocks or Islands?

This issue of AMTI explores the ongoing case between China and the Philippines at the arbitral tribunal at the Permanent Court of Arbitration in The Hague. The Philippines argued the merits of its case against China’s claims in the South China Sea before an arbitral tribunal at the Permanent Court of Arbitration in The Hague from November 24 to 30. As it has since the case was filed in early 2013, China refused to recognize or take part in the proceedings. Tiếp tục đọc “CSIS: Asia Maritime Transparency Initiatie, Dec. 18, 2015 brief”

Việt Nam: Kiểm soát sáp nhập – Điểm lại Chống độc quyền Châu Á Thái Bình Dương 2015

English: The Asia-Pacific Antitrust Review 2015 – Vietnam: Merger Control

Theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam (Vietnam’s Competition Law – VCL), tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, hợp nhất và mua lại công ty, và tạo ra các liên doanh. Kể từ khi Luật Cạnh tranh ra đời năm 2005, Cục Quản lý cạnh tranh của Việt Nam (Vietnam Competition Authority – VCA) chưa chính thức từ chối bất kỳ đề nghị nào về tập trung kinh tế được đề xuất. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa vấn đề này của luật cạnh tranh được bỏ qua ở Việt Nam.

Theo báo cáo của VCA, từ năm 2011, Cục Quản lý cạnh trạnh tiếp nhận và xử lý trung bình ba đến bốn hồ sơ thông báo về tập trung kinh tế mỗi năm. Ngoài ra, VCA đang giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán và sáp nhập ở trên thị trường bằng cách hợp tác với các cơ quan cấp phép và quản lý việc thay đổi cấu trúc của doanh nghiệp để đảm bảo tất cả các hoạt động tập trung kinh tế được kiểm soát một cách đúng đắn bởi cơ quan quản lý cạnh tranh. Đáng chú ý, ngày 22/12/2014, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 2327/QĐ-TTg (Quyết định 2327), cho hưởng miễn trừ để sáp nhập giữa hai liên minh thẻ duy nhất, dẫn đến độc quyền trong thị trường liên quan. Điều đáng chú ý đây là trường hợp miễn trừ đầu tiên được Thủ tướng cho phép sau 10 năm thi hành Luật Cạnh tranh.

Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét lại cách thức kiểm soát sáp nhập theo Luật Cạnh tranh, tập trung cụ thể vào việc áp dụng quy định miễn trừ. Chúng tôi sẽ bình luận về chính sách kiểm soát   sáp nhập ở Việt Nam thông qua tình huống sáp nhập của Liên minh Thẻ, và đề xuất một số giải pháp ít được biết đến mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc trong các giai đoạn đầu để đạt được các thỏa thuận.

Tổng quan về cơ chế tập trung kinh tế Tiếp tục đọc “Việt Nam: Kiểm soát sáp nhập – Điểm lại Chống độc quyền Châu Á Thái Bình Dương 2015”

Chăn dắt trẻ ăn xin

30/11/2014 09:09 GMT+7

TT Đứa nhỏ gầy gò, ốm yếu bị phơi giữa trời mưa nắng để người lớn kiếm chút tiền thương hại của người qua đường.

Đèn đỏ, xe cộ vừa dừng, những đứa trẻ nhào ra xin tiền
Đèn đỏ, xe cộ vừa dừng, những đứa trẻ nhào ra xin tiền

Những đứa lớn da sạm nắng, quần áo luộm thuộm, nhếch nhác đứng dọc các trụ đèn, chờ lúc đèn đỏ chạy ào ra xin tiền. Tối đến bọn trẻ tụ tập nhau ngủ qua đêm ở các sạp rau, hành lang chợ. Những hình ảnh tội nghiệp tràn lan xuất hiện trên đường phố trong thời gian dài khiến người đi đường không khỏi xót xa, quặn thắt.

Chúng tôi theo chân nhóm khoảng 18 người, hơn 2/3 là các em nhỏ thường tụ tập ăn xin ở ngã ba Long Cang, gần cầu Bến Lức (H.Bến Lức, Long An). Tiếp tục đọc “Chăn dắt trẻ ăn xin”

Cơ cực nơi Cổng Trời

21/06/2015 16:03 GMT+7

TTThiếu đất ở và đất sản xuất, hơn tháng nay, 62 hộ dân từ thôn Cổng Trời, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) di cư đến tiểu khu 111A, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), dựng lều sinh sống.

Trước khi trời tối, các gia đình thường đốt lửa bên ngoài lều để đuổi muỗi, giữ ấm. Tại đây, lửa là thứ ánh sáng duy nhất vào ban đêm của người dân
Trước khi trời tối, các gia đình thường đốt lửa bên ngoài lều để đuổi muỗi, giữ ấm. Tại đây, lửa là thứ ánh sáng duy nhất vào ban đêm của người dân

Ông Cil Ha Ba (58 tuổi) kể năm 1989, người dân từ xã Lát di cư sang thôn Cổng Trời, xã Mê Linh. Năm 1996, bà con khai hoang được khoảng 810 ha đất tại xã Mê Linh thì Nhà nước thu hồi đất và giao lại cho một công ty. Lúc ấy, mỗi hộ chỉ được cấp lại từ 2 – 4 sào đất vừa ở vừa sản xuất. Tiếp tục đọc “Cơ cực nơi Cổng Trời”