Thay đổi cách tiếp cận giảm nghèo đối với cộng đồng dân tộc thiểu số

December 19th, 2013 by Oxfam in Vietnam 

Tổ chức quốc tế Oxfam giới thiệu một số nghiên cứu sâu và gợi ý chính sách được tiến hành trong năm 2013, bên thềm Diễn đàn Quan hệ đối tác Phát triển Việt Nam 2013, tổ chức vào ngày 5 tháng 12 năm 2013,  tại Hà Nội.

“Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam”. Các thiết chế thôn bản mạnh tại các cộng đồng dân tộc thiểu số đóng vai trò thúc đẩy tiên phong và lan tỏa; thúc đẩy liên kết và hợp tác; thúc đẩy tiếng nói và trách nhiệm giải trình; thúc đẩy tham gia và trao quyền; gìn giữ và phát huy bản sắc; văn hóa dân tộc; thúc đẩy an sinh dựa vào cộng đồng. Do cải cách quản trị ở cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong giảm nghèo, nghiên cứu chú trọng phân tích các vai trò tích cực của thiết chế thôn bản. Nghiên cứu sâu này do Oxfam và ActionAid phối hợp thực hiện. Tiếp tục đọc “Thay đổi cách tiếp cận giảm nghèo đối với cộng đồng dân tộc thiểu số”

Báo cáo chương trình GROW – Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách.

September 10th, 2015 by Oxfam in Vietnam 

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam công bố báo cáo nghiên cứu về “Hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy Quyền, Tiếng nói, Lựa chọn của Nông dân: Hiện trạng và Khuyến nghị chính sách” do Oxfam, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển thực tiện tại 3 tỉnh mang tính đặc thù về sản xuất nông nghiệp và thị trường của 3 vùng khác nhau của Việt Nam: Ninh Bình (đồng bằng Bắc Bộ), Lâm Đồng (Tây nguyên) và Đồng Tháp (đồng bằng Sông Cửu Long), dựa trên các số liệu thu thập từ 360 hộ gia đình tham gia hợp tác xã và tổ hợp tác. Cục Kinh tế Hợp tác/ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Liên Minh Vì Quyền của Nông dân và Hiệu quả của Nền nông nghiệp Việt Nam đồng phối hợp công bố báo cáo này.

Tiếp tục đọc “Báo cáo chương trình GROW – Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách.”