Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com
Trong tiến trình hội nhập với đà tiến hóa của văn minh hiện đại, chúng ta cần phải nhìn lại một cách khác quan vài đặc tính của tư duy người Việt Nam qua các tập tục từ ngàn xưa và phản ánh qua ngôn ngữ cận đại, trọng tâm của loạt bài này. Có hiểu quá trình cấu tạo các khái niệm về thời gian như chữ thời thì mới hy vọng phần nào hiểu được tại sao người Việt Nam thường đi đến các buổi họp mặt (như làm việc, giỗ, tiệc trà, đám cưới …) không theo đúng thời hạn và sau đó là tìm ra các phương pháp cải cách lề lối suy nghĩ không hợp thời như vậy.
Các tính tốt hay tích cực như tinh thần cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau (Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn) thì ráng giữ lấy, còn một số tư duy không phù hợp với thời đại nữa thì cần phải xem lại như ‘chứng bệnh’ giờ cao-su (giờ dây thun). Tiếp tục đọc “Tản mạn về từ Hán Việt thời – thì (phần 6.2)”