Nhật Bản sau hai năm thực hiện Abenomics

Thứ hai, 27 Tháng 4 2015 17:15

NCBĐ – Khi Shinzo Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 12/2012, ông đã khơi dậy nhiều kỳ vọng lớn về chính sách kinh tế. Abe hứa hẹn một sự thay đổi triệt để trong chính sách tiền tệ, củng cố tài khóa trong dài hạn và các cải cách cấu trúc để hồi sinh nền kinh tế. Tuy nhiên sau năm sau, chính sách kinh tế Abenomics đã không đem lại kết quả như mong đợi.

Bất chấp sự mở rộng chính sách tiền tệ chưa từng thấy và kích thích tài khóa mạnh mẽ, Nhật Bản vẫn chưa vượt qua được tình trạng giảm phát và tăng trưởng yếu. Và cho dù thuế tiêu dùng đã được tăng lên, ngân sách quốc gia vẫn còn cách rất xa sự củng cố bền vững. Abe cũng đang nợ đất nước các cải cách mang tính đột phá khuyến khích tăng trưởng. Tại sao các mục tiêu đề ra lại không thể đạt được? Còn có những lựa chọn nào cho chính sách phát triển và kinh tế của Nhật Bản – khi xét tới tình hình nợ công đang tăng lên và sự già hóa không ngừng của xã hội. Tiếp tục đọc “Nhật Bản sau hai năm thực hiện Abenomics”

Ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng về đối ngoại lớn hơn so với những người tiền nhiệm

Thứ hai, 19 Tháng 10 2015 10:41 dinh tuan anh

NCBĐTrong thời kỳ các ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào nắm quyền, Trung Quốc đã thiết lập và nuôi dưỡng văn hóa vinh danh quyền lãnh đạo tập thể. Tuy nhiên, Tập Cận Bình là mẫu lãnh đạo khác biệt. Ngay cả người dân Trung Quốc cũng bất ngờ với thực tế này.

Bo chi huy lien hop - TQ.jpg

Hỏi: Có thể định nghĩa ý tưởng của ông Tập Cận Bình về “Giấc mơ Trung Hoa” như thế nào trên khía cạnh đối ngoại?

Trả lời: Chính sách ngoại giao trước đây của Bắc Kinh dựa trên cơ sở Trung Quốc còn là nước đang phát triển. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thay đổi từ nhận thức với tư cách là một cường quốc và bắt đầu nói với thế giới về “Giấc mơ Trung Hoa”. Nội dung của “Giấc mơ Trung Hoa” là Trung Quốc sẽ tìm cách trở thành một quốc gia đủ tự tin để khẳng định với bất kỳ đối tác nào về những lợi ích cốt lõi, lãnh thổ, chủ quyền và sự phát triển, cũng như về các vấn đề toàn cầu trên cơ sở bình đẳng. Tiếp tục đọc “Ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng về đối ngoại lớn hơn so với những người tiền nhiệm”

Đông Á: Tạm biệt vũ khí

Thứ hai, 25 Tháng 5 2015 08:22

NCBĐĐông Á đối mặt với rất nhiều thách thức. Các nước trong khu vực xung đột về lãnh thổ, tranh cãi về lịch sử, cạnh tranh giành các nguồn tài nguyên đang suy giảm, và tranh chấp về cán cân quyền lực dọc Vành đai Thái Bình Dương. Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu đang tới nhanh với chúng ta. Đã đến lúc giảng hòa ở một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới.

Phản ứng lại những thách thức này, Mỹ đã đề nghị một cách tiếp cận một mô hình phù hợp với tất cả: thương mại tự do và nhiều vũ khí hơn. Việc thông qua một thỏa thuận thương mại tự do mà Mỹ đang thúc đẩy ở khu vực này, được biết đến dưới cái tên Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vẫn khó có thể thành công. Trong khi đó, Washington đã nhờ cậy đến việc rao bán vũ khí và chia sẻ gánh nặng. Tiếp tục đọc “Đông Á: Tạm biệt vũ khí”