The Power of Smallholder Land Rights to Combat Climate Change

CSIS

Photo courtesy of Groman123 from https://www.flickr.com/photos/pkirtz/21038826799/
Dec 16, 2015

Last weekend the world rejoiced over the historic, long-awaited climate-change agreement reached at the Paris Climate Conference (COP21). While the cooperation of 190 countries around a singular issue, especially one as pressing as climate change, should be applauded, the COP21 pact is missing something major: the role of agriculture.

This year is on target to be the hottest in recorded history. Just in the past few months, we have watched El Nino, which is likely to be one of the strongest on record, create unpredictable and chaotic weather patterns, taking a tremendous toll on harvests and pushing millions into extreme poverty and emergency levels of food insecurity. Ethiopia is experiencing its worst drought in decades, with predictions of at least 15 million people requiring emergency food assistance by early 2016. As climate change continues to threaten global stability, it pressures the international community to enact creative solutions. One solution that hasn’t received enough attention is increasing land rights for smallholder farmers, particularly for women in the developing world. Tiếp tục đọc “The Power of Smallholder Land Rights to Combat Climate Change”

Indonesia ra luật “thiến” kẻ hiếp dâm

16/12/2015 07:37 GMT+7

TTOBộ trưởng Phụ nữ và bảo vệ trẻ em Indonesia Yohana Yembisa ngày 15-12 nói bộ của bà đã hoàn thiện luật này và sẽ áp dụng ngay trong năm tới.

Dự kiến luật "thiến" tội phạm tình dục sẽ có hiệu lực ở Indonesia vào năm 2016 - Ảnh: AFP
Dự kiến luật “thiến” tội phạm tình dục sẽ có hiệu lực ở Indonesia vào năm 2016 – Ảnh: AFP

Theo đó, những kẻ phạm tội cưỡng hiếp – trong đó có cưỡng hiếp trẻ em, sẽ bị “thiến” hóa học. Theo bà Yohana, biện pháp trừng phạt mới này sẽ có tác dụng răn đe hữu hiệu hơn luật hiện hành.

“Chúng tôi hi vọng sẽ sớm công bố quy định này trong tương lai gần”, hãng tin Antara dẫn lời bà Yohana. Tiếp tục đọc “Indonesia ra luật “thiến” kẻ hiếp dâm”

Làng chỉ có trẻ em

06/12/2015 08:15 GMT+7

TTỞ khu tái định cư thôn Giang Đông, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) có hơn 100 trẻ em người Mông (6-18 tuổi) sinh sống, học tập và tự chăm sóc lẫn nhau.

Các em nhỏ ở khu tái định cư Giang Đông chơi trò kéo co - Ảnh: Tiến Thành
Các em nhỏ ở khu tái định cư Giang Đông chơi trò kéo co – Ảnh: Tiến Thành

Cha mẹ các em bỏ khu tái định cư quay lại thôn cũ cách đó 12km, nằm sâu trong rừng để kiếm sống và khoảng một tháng họ mới ra thăm, tiếp tế lương thực cho các em học hành.

Ông Giàng A Nụ – trưởng thôn Giang Đông – cho biết khu tái định cư được xây dựng từ năm 2004 với 87 căn nhà. Tiếp tục đọc “Làng chỉ có trẻ em”

Liệu SDGs có ảnh hưởng đến chính sách quốc gia? Một số bài học từ MDGs

ENGLISH: Will the SDGs influence domestic policy? Some lessons from the MDGs

Với thỏa thuận đạt được về Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals – SGDs), câu hỏi lớn tiếp theo là: chính phủ các nước có sẵn sàng sử dụng các mục tiêu này hay không?

Mặc dù có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện chương trình Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), thật ngạc nhiên chúng ta vẫn chỉ biết rất ít về việc làm thế nào chính phủ các nước thực sự sử dụng các mục tiêu ở khuôn khổ quốc tế này.

Các nước đã phản hồi như thế nào trước MDGs?

Một cuộc nghiên cứu định tính mới của chính phủ 5 nước tìm thấy rằng các nước sử dụng MDGs theo 3 cách sau:
• Các nước thiết lập một cơ quan mới để theo dõi tiến trình – ví dụ như, từ năm 2012 Nigeria đã triệu tập một hội đồng quý bao gồm hơn 25 thống đốc các bang, bộ trưởng và các quan chức chính phủ khác để theo dõi tiến trình của đất nước đối với chương trình MDGs;
• Một số nước, như Indonesia, tham khảo chương trình MDGs trong chiến lược phát triển quốc gia;
• Họ nhìn nhận chương trình MDGs như là một cơ hội để minh chứng sự lãnh đạo quốc tế – các nhà chính trị ở Mexico, ví dụ như, sử dụng chương trình này để cải thiện hồ sơ của nước họ trong khu vực.

Tuy nhiên, các nước phải mất lên đến 10 năm để chuyển chương trình MDGs thành những cam kết trong hiến pháp nội bộ – các nước thường đợi đến khi họ phải làm mới những mục tiêu hiện hành trong nước trước khi chuyển sang mục tiêu mới. Những nỗ lực do Liên Hiệp Quốc dẫn đầu, cụ thể là Khung đánh giá Pháp lý MDG thiết lập vào năm 2010, có thể hỗ trợ những hành động cuối cùng nhanh chóng.

Chương trình MDGs đã ảnh hưởng đến những ưu tiên và ngân sách của chính phủ?

Có- nhưng cụ thể ở những nước phụ thuộc nhiều vào viện trợ. Cuộc nghiên cứu thứ hai, dựa trên phân tích về Khảo sát Nỗ lực cải cách trong Dữ liệu về viện trợ (xem số liệu tại đây), cho thấy rằng các nhà làm chính sách ở hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp hơn ở khu vực phụ cận của Châu phi Saharan, Đông Á và Thái Bình Dương, báo cáo rằng chương trình MDGs ảnh hưởng đến những ưu tiên về chính sách của họ.

Trong khi các nước nghèo hơn với mục tiêu đạt được điều kiện kèm theo gói viện trợ và thu hút nhiều viện trợ hơn, cuộc khảo sát cho thấy rằng chương trình MDGs ít gây ảnh hưởng ở các nước có thu nhập cao hoặc vừa. Những nước này thường sử dụng MDGs để làm mạnh thêm các ưu tiên hiện có, hơn là thay đổi chúng. Tiếp tục đọc “Liệu SDGs có ảnh hưởng đến chính sách quốc gia? Một số bài học từ MDGs”

Chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam – sao chỉ có hạt gạo?

Trần Khắc Điền (*)Chủ Nhật,  6/12/2015, 08:08 (GMT+7)

(TBKTSG) – Làm thế nào để nâng cao giá trị hạt gạo và hơn thế nữa là chuỗi giá trị của ngành lúa gạo Việt Nam?

Các nước trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không mạnh về lúa gạo. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, đa dạng của mình, họ đã và đang tăng cường nhập khẩu gạo. Tuy có ưu thế nổi trội trong sản xuất lúa gạo và có cơ hội xuất khẩu lớn vào các nước TPP nhưng mặt hàng này của nước ta lại không có thương hiệu mạnh như Thái Lan, Ấn Độ – những nước nằm ngoài TPP. Và thương hiệu chỉ là một trong những vấn đề…

Nhìn vào chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới

Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm vi từ hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đến những hạt gạo trắng trên bàn ăn của các gia đình. Các thành phần còn lại sau thu hoạch – vốn là phụ phẩm của ngành này cũng không còn bị đánh giá thấp nữa. Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới đã mở rộng, phát triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao (xem hình). Tiếp tục đọc “Chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam – sao chỉ có hạt gạo?”

Không thể “câu giờ” hơn nữa với các DNNN

Phan Minh Ngọc – Thứ Năm,  3/12/2015, 08:25 (GMT+7)


Tổng nợ phải trả của 781 doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ trong năm 2014 đã lên tới 1.740.375 tỉ đồng, tăng 12,2% so với năm 2013, tương đương 44,2% GDP tính bằng tiền đồng theo giá hiện hành của Việt Nam năm 2014. Ảnh: T.L

(TBKTSG) – Trong “Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước” do Chính phủ báo cáo Quốc hội, có những con số “khổng lồ” về quy mô nợ phải thu và nợ phải trả.

Cụ thể, nợ phải trả của 119 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là các tập đoàn, tổng công ty và công ty mẹ lên tới 1.567.063 tỉ đồng tính đến năm 2014 (tăng 8% so với năm 2013). Ngoài ra, 662 DNNN là các công ty TNHH một thành viên độc lập với tổng nợ phải trả là 173.312 tỉ đồng (tăng 74% so với năm 2013). Như vậy, tổng nợ phải trả của 781 doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ này đã lên tới 1.740.375 tỉ đồng, tăng 12,2% so với năm 2013. Tiếp tục đọc “Không thể “câu giờ” hơn nữa với các DNNN”