“Vương quốc” pơmu Chư Yang Nia

10/12/2015 13:50 GMT+7

TT – Pơmu ở đây nhiều như mía. Chỉ riêng ở đỉnh Chư Yang Nia này có lẽ phải mất cả tháng trời mới đếm hết pơmu. 

Một cây pơmu cổ thụ có đường kính hơn 1,5m, cao hơn 15m trên đỉnh Chư Yang Nia được đánh dấu - Ảnh: Tiến Thành
Một cây pơmu cổ thụ có đường kính hơn 1,5m, cao hơn 15m trên đỉnh Chư Yang Nia được đánh dấu – Ảnh: Tiến Thành

Vừa lên tới độ cao 1.700m, anh Bùi Văn Hải, kiểm lâm viên trạm 4 thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk), mở máy định vị GPS, mừng rỡ nói lớn: “Chúng ta đã tới đỉnh Chư Yang Nia, vùng đất của pơmu, mây và sương mù”.

Quả nhiên lẫn trong lớp sương mù, mây và mưa, những cây pơmu có bộ rễ cuồn cuộn bám đầy rêu, thân đỏ sẫm hiện ra, vút cao như chào đón khách. Tiếp tục đọc ““Vương quốc” pơmu Chư Yang Nia”

Cần chính sách rõ rệt về tâm lý học đường

10/12/2015 11:38 GMT+7

TTCTTS Lê Nguyên Phương – người Việt ở Hoa Kỳ, chủ tịch Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường quốc tế (CASP-I*) – là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach, California và là giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman, California, trò chuyện với TTCT về việc đào tạo các chuyên gia tâm lý học đường.

Minh họa: DAD
Minh họa: DAD

Năm 2007, TS Lê Nguyên Phương về làm việc với Viện Tâm lý Hà Nội, sau đó tại ĐH KHXH&NV TP.HCM năm 2008, rồi tổ chức Hội thảo tâm lý học đường quốc tế lần 1 tại Hà Nội năm 2009 (với sự tham gia của ba trường đại học Hoa Kỳ).

Hội thảo là tiền đề cho việc ra đời Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường tại Việt Nam (Consortium to Advance School Psychology in Vietnam – CASP-V) vào năm 2009. Ở Việt Nam, CASP-I có các thành viên: ĐH Giáo dục Hà Nội, ĐH KHXH&NV Hà Nội, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH KHXH&NV TP.HCM. CASP-I đã xây dựng các chương trình đào tạo về tâm lý học đường, thực hiện các dự án phát triển những chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, trao đổi giảng viên, đào tạo giảng viên nguồn. Tiếp tục đọc “Cần chính sách rõ rệt về tâm lý học đường”

Hỗ trợ trẻ Điếc giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu

10 Tháng 8 Năm 2015

Một dự án giúp hơn 250 trẻ em Điếc ở Việt Nam sử dụng ngôn ngữ ký kiệu và có sự chuẩn bị tốt hơn cho học tập và cuộc sống.

WB – Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ Điếc và giúp trẻ Điếc phát triển đầy đủ khả năng nhận thức

Hà Nội, 10/8/2015 – Dự án giáo dục đã giúp cho 255 trẻ Điếc dưới 6 tuổi tại 4 tỉnh/thành phố cua Việt Nam được học ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) tại nhà, qua đó, trẻ Điếc được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào môi trường học tập.

“Giai đoạn 6 năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ” – theo bà Vũ Lan Anh, Chuyên gia về Phát triển Con người, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Việc hỗ trợ trẻ em Điếc phát triển khả năng nhận thức một cách hoàn chỉnh trong những năm đầu đời là rất quan trọng.” Tiếp tục đọc “Hỗ trợ trẻ Điếc giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu”

Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam

NN – Trong vùng Tam Đảo thuộc tỉnh Quảng Tây, bên Tàu có ba làng người Việt, gọi là Jing (Kinh). Tài liệu tại địa phương cho biết họ đã rời Việt Nam và định cự tại đây khoảng 500 năm. Tuy nhiên, đồng bào Việt vẫn giữ gần như hầu hết các nét đặc thù của dân tộc Việt mặc dù áp lực đồng hóa thường trực của văn hóa Trung Hoa.

Bác sĩ Lê Văn Lân đã đi thăm tận nơi 3 làng Việt bên Tầu vẫn được sống như tự trị ở vùng duyên hải Quảng Tây. Tên ba làng đó là Ô Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm, thuộc huyện Giang Bình, quen gọi là Kinh Tộc tam đảo. Dân trong ba làng vẫn giữ tiếng nói, kiểu ăn mặc, phong tục Việt, vẫn ăn tết, hát dân ca cổ truyền, dùng đàn bầu, đàn nhị, sáo, trống, cồng. Đồ ăn của họ thì cơm vẫn là chính, dùng nước mắm, lại có xôi chè, bánh tráng nướng, bún riêu, bún ốc. Họ vẫn dùng chữ nôm, và dĩ nhiên cũng nói tiếng Tầu địa phương.

Tiếp tục đọc “Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam”