UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)

Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn

 
https://i0.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Giáo dục: Lý tưởng Utopia cần thiết

Để đương đầu với nhiều thách thức có thể xảy ra trong tương lai, nhân loại thấy được giáo dục là một vốn quý không thể thiếu trong nỗ lực để đạt được những lý tưởng của hòa bình, tự do và công bằng xã hội. Điều này được kết luận của báo cáo, Hội đồng Ủy ban [UNESCO] khẳng định niềm tin của Ủy Ban rằng giáo dục đóng một vai trò cơ bản trong phát triển cá nhân và xã hội. Ủy Ban không xem giáo dục như là một phép lạ chữa lành hay như một công thức ma thuật mở ra cánh cửa cho một thế giới mà trong đó tất cả những lý tưởng sẽ đạt được. Mà Giáo dục là một trong những phương cách chủ yếu sẵn có để nuôi dưỡng một hình thức sâu sắc hơn và hài hòa hơn của phát triển con người và từ đó để giảm sự nghèo đói, sự thanh trừ, sự thiếu hiểu biết, áp bức và chiến tranh.

Vào thời điểm khi các chính sách giáo dục đang bị chỉ trích gay gắt hoặc đang bị đẩy xuống dưới đáy của chương trình nghị sự – vì lý do kinh tế và tài chính, Ủy Ban mong muốn chia sẻ niềm tin này với đối tượng khán giả rộng nhất có thể, thông qua các phân tích của mình, các cuộc thảo luận và các kiến nghị.

Mục đích có cần phải được nhấn mạnh? Ủy Ban đã suy nghĩ chủ yếu về các trẻ em và người trẻ, những người sẽ tiếp quản từ thế hệ hôm nay của người lớn, thế hệ mà đang có khuynh hướng chỉ tập trung vào các vấn đề của riêng họ. Giáo dục cũng là một biểu hiện của tình cảm dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, những người mà chúng ta cần chào đón vào xã hội, cung cấp không hạn chế không gian cho họ bằng cách đặt họ vào đúng vị trí – một vị trí trong hệ thống giáo dục, chắc chắn rồi, mà còn trong gia đình, cộng đồng địa phương và quốc gia. Nhiệm vụ cơ bản này cần phải được liên tục gợi nhớ, để sự quan tâm nhiều hơn được dành cho nó, ngay cả khi phải lựa chọn giữa chính trị, kinh tế và tài chính. Theo lời của một nhà thơ: “Trẻ em là cha của nhân loại” (‘The Child is father of the Man’).

Thế kỷ của chúng ta cũng chứng kiến những tiến bộ dữ dội và mạnh mẽ cả về kinh tế và xã hội – tiến bộ trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được phân phối đồng đều. Vào buổi bình minh của thế kỷ mới với viễn cảnh đó gợi lên cả nỗi thống khổ và hy vọng, nó là điều cần thiết mà tất cả mọi người với một ý thức trách nhiệm chuyển sự chú ý của họ vào cả mục đích và phương tiện giáo dục. Đó là quan điểm của Ủy Ban rằng, trong khi giáo dục là một quá trình liên tục của việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, Giáo dục cũng là – có lẽ chủ yếu là – một phương tiện đặc biệt để mang đến sự phát triển cá nhân và xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm và các quốc gia.

Quan điểm này đã được thông qua một cách rõ ràng bởi các thành viên của Ủy ban khi họ chấp nhận nhiệm vụ của mình. Ủy Ban mong hơn nữa, bởi những lập luận viện dẫn, nhấn mạnh vai trò quan trọng của UNESCO, một vai trò mà bắt nguồn trực tiếp từ những ý tưởng mà từ đó UNESCO được thành lập, dựa trên niềm hy vọng cho một thế giới trở thành một nơi tốt hơn để sinh sống, nơi mà người dân sẽ học được cách tôn trọng các quyền của nữ giới và nam giới, thể hiện sự hiểu biết lẫn nhau, và sử dụng những tiến bộ trong kiến thức để thúc đẩy phát triển con người chứ không để tạo ra thêm sự phân biệt giữa mọi người.

Ủy ban của chúng tôi có nhiệm vụ có lẽ là bất khả thi về việc vượt qua những trở ngại do sự đa dạng bất thường của bối cảnh thế giới và cố gắng để đi đến các phân tích có giá trị phổ quát và là các kết luận có thể thỏa đáng cho tất cả mọi người.

Tuy thế, Hội đồng Ủy ban đã làm hết sức mình để phản ánh tư duy của mình về một tương lai được chi phối chủ yếu bởi sự toàn cầu hoá, để lựa chọn những câu hỏi mà tất cả mọi người đang yêu cầu và để thiết lập một số hướng dẫn có thể được áp dụng trong cả bối cảnh quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới.

 (còn tiếp)

Bình luận về bài viết này