Định giá đúng cho giá năng lượng: Từ nguyên tắc đến thực tiễn

English: Getting Energy Prices Right : From Principle to Practice

Chương I: Tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách

Dữ liệu công bố tại đây

Các loại thuế năng lượng có thể mang lại lợi ích đáng kể về môi trường và doanh thu và là một thành phần quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia. Mặc dù nguyên tắc cũng được thành lập về việccác khoản thuế này cần phản ánh vấn đề nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn gia thông, và những tác động xấu đến môi trường khác của việc sử dụng năng lượng, rất ít các nghiên cứu và báo cáo trước trước đây cung cấp các hướng dẫn để các nước có thể đưa nguyên tắc này vào thực tế.

Cuốn sách này xây dựng một phương pháp thực tế, và các công cụ liên quan, để cho thấy những thiệt hại chủ yếu về môi trường từ nguồn năng lượng có thể được định lượng ở các quốc gia khác nhau và phương pháp được sử dụng để thiết kế các chính sách hiệu quả về thuế năng lượng.

Kết quả, được minh họa cho hơn 150 quốc gia, báo cáo đề cập đến sự đinh giá năng lượng chênh lệch một cách phổ biến về giá năng lượng giữa các nước phát triển và đang phát triển cũng như là sự chênh lệch trong trong các chính sách cải cách. Ở cấp độ toàn cầu, thực thi giá năng lượng hiệu quả sẽ làm giảm lượng khí thải cácbon ước tính đến 23% và giảm số lượng người tử vong do ô nhiễm không khí gây bởi nguyên liệu hóa thạch tới 63%, trong khi nâng cao doanh thu (rất cần thiết để củng cố tài chính và giảm các loại thuế) trung bình 2,6 % GDP. Tiếp tục đọc “Định giá đúng cho giá năng lượng: Từ nguyên tắc đến thực tiễn”

Tản mạn về tiếng Việt – “hiện tượng đồng hoá âm thanh” (phần 1)

Nguyễn Cung Thông

                                                            nguyencungthong@yahoo.com

 

Hiện tượng đồng hóa âm thanh (linguistic assimilation) trong ngôn ngữ rất thường gặp: từ thanh điệu (điều hòa thanh điệu) cho đến các âm đứng gần nhau, phụ âm hay nguyên âm, đều có thể ảnh hưởng qua lạ i- nhất là trong khẩu ngữ. Điều này không làm ta ngạc nhiên vì âm thanh phát ra cũng phải tuân theo một số định luật vật lí tự nhiên của con người, khi lưỡi và họng ở những vị trí phát âm sao cho trôi chảy (nói) thuận tai (nghe). Thành ra, ngoài các dữ kiện từ các tiếng nước ngoài, bài này còn đề cập đến một số liên hệ Hán Việt (HV), tuy không nhất thiết xác định nguồn gốc của các từ này (Việt cổ, Hán cổ). Các chữ viết tắt trong bài này là BK (Bắc Kinh), TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (từ điển Việt Bồ La, Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes/1651). Chỉ số sau một âm tiết là chỉ thanh điệu, khác với số phụ chú ghi theo thứ tự trong bài.

Hai nguyên tắc đồng hóa âm thanh ĐH1 và ĐH2 được đề nghị để giải thích các dạng khám phá/khán phá, khám bệnh/khán bệnh cùng cấu trúc từ láy ưng ức/phưng phức và ròng rọc. Ảnh hưởng của nguyên âm trước và sau, cũng như khuynh hướng điều hòa thanh điệu không nằm trong phạm vi bài viết nhỏ này (thường gặp trong các ngôn ngữ thanh điệu/tonal language hơn). Hi vọng loạt bài “Tản mạn về tiếng Việt” sẽ giúp người đọc tìm hiểu thêm về tiếng mẹ đẻ rất phong phú của chúng ta.

Download bài đầy đủ – Tản mạn về tiếng Việt-p1

Những đứa trẻ cho rằng (được dạy rằng) người khác có xu hướng thù ghét mình – bản thân trẻ sẽ có xu hướng hung hăng

English: Kids expecting aggression from others become aggressive themselves

Trẻ em được dạy phải cảnh giác với sự thù ghét từ người khác có xu hướng hành xử hung hăng

Việc cảnh giác quá mức tới lo lắng đối với sự thù ghét từ người khác sẽ kích hoạt thái độ hung hăng ở trẻ em, một nghiên cứu mới đây cho biết. Nghiên cứu bao gồm 1299 trẻ em và phụ huynh tham gia, được thực hiện theo chiều dọc -longitudinal study – (1) kéo dài trong 4 năm, nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về đề tài này. Phát hiện của nghiên cứu là một khuynh hướng đúng với 12 nhóm văn hoá khác biệt từ 9 nước khác nhau trên toàn thế giới.

Young people fighting.
Credit: © Monkey Business / Fotolia

Sciencedaily –

Khuynh hướng này phổ biến hơn ở một số quốc gia, so với các quốc gia khác khác, điều này giúp lý giải tại sao một số nền văn hoá có nhiều vấn đề trẻ em cư xử hung hăng hơn các nền văn hoá khác, theo như nghiên cứu cho biết.

Các phát hiện, được xuất bản trực tuyến vào ngày thứ hai trong Bản lưu của Học viện Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), chứa nhiều hàm ý. Hàm ý chỉ ra không chỉ đối với việc giải quyết các vấn đề về thái độ thù ghét ở các cá nhân, mà còn đối với việc hiểu rõ hơn về những mâu thuẫn có từ lâu và trên diện rộng giữa các nhóm như xung đột A rập – I-sa-rel và xung đột sắc tộc ở Mỹ.

“Nghiên cứu của chúng tôi nhận ra được quá trình tâm lý cơ bản để dẫn một đứa trẻ đến bạo lực,” Kenneth A. Dodge, giám đốc của Trung tâm Chính sách Gia đình và Trẻ em tại Đại học Duke đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu nói.

“Khi một đứa trẻ cho rằng mình đang bị đe doạ bởi ai đó và cho rằng người khác đang hành động với ý định gây hấn, thì đứa trẻ đó dường như sẽ phản ứng lại bằng sự hung hăng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng kiểu hành xử này là phổ biến đối với tất cả mọi người trong 12 nhóm văn hoá được nghiên cứu trên toàn thế giới.”
“Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng các nền văn hoá khác nhau trong cách tác động khiến trẻ em trở nên đề phòng theo cách này, và những khác biệt khác giải thích tại sao một số nền văn hoá có những đứa trẻ hành xử hung hăng hơn các nền văn hoá khác” Dodge nói. “Nó hướng đến nhu cầu thay đổi cách chúng ta tác động khiến những đứa trẻ của chúng ta trở nên ôn hoà hơn, khoan dung hơn và bớt phòng thủ hơn.” Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ cho rằng (được dạy rằng) người khác có xu hướng thù ghét mình – bản thân trẻ sẽ có xu hướng hung hăng”

Kháng kiện chống bán phá giá ở nước ngoài: Những hạn chế trong Hệ thống kế toán và Quản lý số liệu của Doanh nghiệp Việt Nam

29/12/2015 12:00

Công nhân chế biến tôm xuất khẩu trong một nhà máy – Ảnh: Trung Chánh.

CBPG – Kiện chống bán phá giá và thuế chống phá giá đã không còn là một khái niệm mới mẻ với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù vậy, các vụ kiện này vẫn tiếp tục là cơn ác mộng thực sự với không ít các doanh nghiệp xuất khẩu ở nhiều lĩnh vực sản xuất.[1]Trong phần lớn các vụ việc, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình kháng kiện để bảo vệ lợi ích của mình. Thống kê kết quả các vụ điều tra chống phá giá trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ thành công trong kháng kiện chống phá giá vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 20%. Tiếp tục đọc “Kháng kiện chống bán phá giá ở nước ngoài: Những hạn chế trong Hệ thống kế toán và Quản lý số liệu của Doanh nghiệp Việt Nam”

Nội chiến Syria trở thành xung đột toàn cầu như thế nào?

04/12/2015 17:34 GMT+7

TTOKhởi phát từ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ, mâu thuẫn giữa chính quyền đương nhiệm Syria với người dân nhanh chóng bùng phát thành nội chiến và ngày nay đã trở thành một cuộc xung đột quốc tế.

Quá trình trên đã diễn ra như thế nào?

Năm 2011:

Nội chiến Syria trở thành xung đột toàn cầu như thế nào?
Các phe phái manh nha hình thành ở Syria năm 2011

Tiếp tục đọc “Nội chiến Syria trở thành xung đột toàn cầu như thế nào?”

Donald Trump: Ác mộng sắp thành hiện thực

BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2016:

09/03/2016 06:16 GMT+7

TTCT – Lịch sử chính trị Mỹ từng có nhiều người lập dị ứng cử tổng thống. Nhưng có lẽ chưa ai như Donald Trump: bị thiên hạ cả trong lẫn ngoài Đảng Cộng hòa gán cho đủ loại tên xấu, từ “kẻ bất tài bịp bợm” tới một gã “Frankenstein”, nhưng lại liên tục dẫn đầu, nhiều cơ may đại diện cho một đảng lớn trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Donald Trump: Ác mộng sắp thành hiện thực
“Ác mộng” của phe Cộng hòa sắp thành hiện thực -AP

Tiếp tục đọc “Donald Trump: Ác mộng sắp thành hiện thực”