ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn

Các giai đoạn và cầu nối của giáo dục: một cách tiếp cận mới
Bằng cách tập trung đề xuất vào khái niệm về giáo dục và học tập suốt đời, Ủy ban không có ý định truyền đạt ý tưởng rằng bằng một bước nhảy vọt về chất lượng như vậy ta có thể tránh việc suy nghĩ thấu đáo về các cấp học khác nhau. Trái lại, vấn đề học tập suốt đời đặt ra để tái khẳng định một số các nguyên tắc tiên tiến chính của UNESCO, như là nhu cầu thiết yếu cho giáo dục cơ bản, để thúc giục việc xem xét lại vai trò của giáo dục trung học và để kiểm tra các vấn đề nổi cộm bở sự phát triển của giáo dục đại học, đặc biệt là hiện tượng giáo dục đại học đại trà.
Khá là đơn giản, học tập suốt đời hiện thực hóa việc tổ chức các giai đoạn khác nhau của giáo dục để cung cấp cho sự chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và để đa dạng hóa các hướng đi thông qua hệ thống, trong khi tăng cường giá trị của mỗi giai đoạn. Điều này có thể là một cách để tránh một lựa chọn cam go giữa chọn lọc bởi khả năng – điều làm tăng lượng thất bại về học thuật và những rủi ro của sự loại trừ – và nền giáo dục tương đồng cho mọi người – điều mà có thể cản trở các tài năng. Tiếp tục đọc “UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)” →