UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)

Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn

 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

PHẦN MỘT: TẦM NHÌN

Chương 1: Từ cộng đồng địa phương đến một xã hội toàn cầu

  • Sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn thế giới và toàn cầu hóa là những lực đẩy quan trọng trong cuộc sống đương đại. Sự liên hệ này đang vận hành và sẽ để lại một dấu ấn sâu sắc trong thế kỷ 21. Sự liên hệ này yêu cầu việc xem xét tổng thể, ngay từ bây giờ, việc mở rộng ra khỏi lĩnh vực giáo dục và văn hóa đến với vai trò và cấu trúc của các tổ chức quốc tế.
    • Mối nguy chính ở đây là một vực thẳm đang rộng ra giữa một bên là nhóm thiểu số mà có khả năng tìm ra con đường đến với thế giới mới này một cách thành công mà sự hình thành con đường này đang trở thành hiện thực – và một bên là phần lớn trong số những người cảm thấy rằng họ đang phải phó mặc cho những gì có thể xảy ra và không có tiếng nói trong xã hội tương lai. Điều lo ngại này liên quan đến những mối nguy về sự thất bại của nền dân chủ và sự chối bỏ tiếng nói của người tham gia dân chủ đang lan rộng.

  • Chúng ta phải được hướng dẫn bởi các mục tiêu Utopian không tưởng về việc hướng thế giới đến sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc hơn, một sự đảm nhận trách nhiệm lớn hơn và đoàn kết hơn, thông qua sự chấp nhận khác biệt về tinh thần, tâm linh và văn hóa của chính chúng ta. Giáo dục, bằng cách cung cấp cơ hội đến với kiến thức cho mọi người, chính là là nhiệm vụ toàn cầu trong việc giúp cho con người hiểu thế giới và hiểu về người khác.

Chương 2: Từ sự gắn kết xã hội đến tham gia dân chủ

  • Chính sách giáo dục cần phải đủ đa dạng và phải được thiết kế sao cho giáo dục không trở thành một nguyên nhân góp phần vào hiện tượng loại trừ xã hội. Sự hòa nhập xã hội của một cá nhân phải không mâu thuẫn với sự phát triển cá nhân. Do đó, làm việc hướng tới một hệ thống kiên quyết kết hợp các ưu điểm của hội nhập với sự tôn trọng quyền cá nhân là thực sự cần thiết.
  • Giáo dục không thể, tự mình, giải quyết những vấn đề nêu ra bởi sự tách rời của các liên kết xã hội (khi mà điều này xảy ra). Tuy nhiên giáo dục có thể được mong đợi để giúp cho việc nuôi dưỡng khát vọng sống cùng nhau, đó là một thành phần cơ bản của sự gắn kết xã hội và bản sắc dân tộc.
  • Các trường học không thể thành công trong nhiệm vụ này trừ khi trường học có đóng góp của chính mình cho sự tiến bộ và hòa hợp của các nhóm thiểu số. Trường học có thể thực hiện bằng việc huy động sự hòa hợp trong khi vẫn thể hiện sự quan tâm thích đáng đến đặc trưng riêng của các nhóm thiểu số.
  • Dân chủ dường như đang tiến triển, định hình và vượt qua các giai đoạn mà phù hợp với tình hình ở mỗi nước. Tuy nhiên sức sống của dân chủ vẫn liên tục bị đe dọa. Giáo dục về nhận thức và quyền công dân phải bắt đầu ở trường học.
  • Sự tham dân chủ, do đó, là vấn đề của thực hiện quyền công dân tốt, nhưng điều này có thể được khuyến khích hoặc kích thích bởi sự hướng dẫn và thực tiễn mà phù hợp và thích nghi trong truyền thông và trong xã hội thông tin. Điều cần thiết là phải cung cấp những thông tin có thể tham khảo và hỗ trợ cho sự diễn giải thông tin. Sự cung cấp thông tin này để làm mạnh khả năng hiểu biết và phán quyết của người dân trong sự tham gia dân chủ.
  • Vai trò của giáo dục là để cung cấp cho trẻ em và người trưởng thành nền tảng văn hóa mà sẽ cho phép họ, đi xa nhất có thể, hiểu được những sự thay đổi đang diễn ra. Điều này hàm ý rằng cả trẻ em và người trưởng thành có năng lực cần thiết cho việc phân loại khối lượng thông tin để diễn đạt thông tin một cách hiệu quả hơn và đặt các sự kiện trong cái nhìn mang tính lịch sử.
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s