ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Chương 9: Hợp tác quốc tế: ngôi làng giáo dục toàn cầu
-
- Chính những nhu cầu hợp tác quốc tế – phải được xem lại triệt để được nhận thấy trong lĩnh vực giáo dục. Hợp tác quốc tế là một vấn đề không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách giáo dục và nghề dạy học mà cho tất cả những ai đang tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng.
- Ở mức độ hợp tác quốc tế, một chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho giáo dục trẻ em gái và phụ nữ nên được đẩy mạnh, theo tinh thần của Hội nghị Bắc Kinh.
- Cái được gọi là chính sách viện trợ trong hàng loạt các chính sách nên được thực hiện để phát triển theo hướng hợp tác bằng cách nuôi dưỡng thúc đẩy, hợp tác và trao đổi trong các tổ chức khu vực.
- Một phần tư của viện trợ phát triển cần được dành cho kinh phí giáo dục.
- Hoán đổi nợ nên được khuyến khích để bù đắp ảnh hưởng bất lợi của các điều chỉnh về chính sách và các chính sách cho việc giảm thâm hụt ngân sách quốc nội và ngoại hối về chi tiêu giáo dục.
- Hệ thống giáo dục quốc gia cần được hỗ trợ để đạt được sức mạnh bằng cách khuyến khích các liên minh và hợp tác giữa các bộ ở cấp khu vực và giữa các quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự.
- Các quốc gia nên được hỗ trợ để nhấn mạnh tầm vóc quốc tế của nền giáo dục mà cung cấp (chương trình giảng dạy, việc sử dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế).
- Quan hệ hợp tác mới giữa các tổ chức quốc tế đối phó với giáo dục nên được khuyến khích thông qua, ví dụ, sự khởi động của dự án quốc tế cho việc phổ biến và triển khai thực hiện khái niệm về giáo dục và học tập suốt đời, giống sáng kiến liên quan đã đạt được tại Hội nghị Jomtien.
- Sự tập hợp, ở cấp độ quốc tế, các dữ liệu về đầu tư quốc gia cho giáo dục cần được khuyến khích, đặc biệt là bằng cơ sở của các chỉ số thích hợp: tổng số tiền của các quỹ tư nhân, đầu tư bởi công nghiệp, chi tiêu cho giáo dục không chính quy, vv.
- Một tập hợp các chỉ số cần được thiết lập để cho thấy các suy giảm nghiêm trọng nhất của hệ thống giáo dục, bởi các dữ liệu định lượng và định tính đa dạng liên quan chồng chéo đến nhau, chẳng hạn như: mức độ chi tiêu cho giáo dục, tỷ lệ bỏ học, bất bình đẳng trong quyền tiếp cập giáo dục, hiệu quả của các bộ phận khác nhau của hệ thống giáo dục, chất lượng giảng dạy kém, tình trạng giáo viên, vv.
- Hướng đến đến tương lai, tính chất quan sát viên của UNESCO cần được thiết lập để xem xét các công nghệ thông tin mới, quá trình phát triển của các công nghệ và tác động có thể dự đoán của công nghệ tới không chỉ hệ thống giáo dục mà còn ở các xã hội hiện đại.
- Hợp tác trí thức trong lĩnh vực giáo dục cần được khuyến khích thông qua trung gian UNESCO: giáo sư UNESCO, Trường học liên kết, chia sẻ công bằng kiến thức giữa các quốc gia, phổ biến công nghệ thông tin, và trao đổi học sinh, giáo viên và các nhà nghiên cứu.
- Hành động có tính cách quy chuẩn của UNESCO thay mặt các tổ chức thành viên, ví dụ liên quan đến sự hài hoà của pháp luật quốc gia với văn kiện quốc tế, cần được tăng cường.
Người dịch Phạm Thị Ngọc Nho
Biên tập Đào Thu Hằng
Phạm Thu Hường
Em cám ơn Nho, Hằng và chị Hường đã giúp mọi người được tiếp cận triết lý giáo dục này.
Chúc mừng team dịch đã hoàn thành chuỗi bài này ạ.
ThíchThích