Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?

NGUYỄN VẠN PHÚ 4/12/2020 14:10 GMT+7

TTCTKhông có môn học nào gây ra sự phân biệt đối xử lớn đối với học sinh như môn ngoại ngữ. Không có môn học nào mà cha mẹ phải bỏ ra một khoản tiền lớn trong khoảng thời gian kéo dài có khi hơn chục năm cho con đi học ròng rã ở các trung tâm như môn tiếng Anh. Và kết quả là gì: trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam ngày càng giảm sút.

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này – đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?”

Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020

vietnam.vnanet.vn – 23/04/2020 09:01 GMT+7

29 tuổi, hiện là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ), cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng mới đây đã được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu”. Đây là những ghi nhận của Tổ chức này với những đóng góp của cô Hà Ánh Phượng khi đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới, mang lại lợi ích học tập cho học sinh nghèo tại 4 châu lục.

Cô Hà Ánh Phượng, giáo viên  trường THPT Hương Cần, Phú Thọ, người được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu” bởi những đóng góp cho học sinh nghèo tại 4 châu lục. Ảnh: Khánh Long

Với quan điểm “bất cứ học sinh nào, ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất”, cô giáo Hà Ánh Phượng đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới cho học sinh nghèo ở cả 4 châu lục. Tiếp tục đọc “Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020”

English teacher makes dream come true

Update: March, 03/2019 – 09:00
Inspiring: Teacher Trần Thị Thúy (left) talks with one of her students during an English lesson. — Photo baohungyen.vn
Viet Nam News by Mai Khuyên

HƯNG YÊN — Teacher Trần Thị Thúy, 32, from Đức Hợp High School in the northern province of Hưng Yên remembered how her dream started, when she got hold of a bilingual magazine in 1999.

“That was really an unforgettable moment. A new world opened up and I was inspired, so I pledged to study English as a way to help myself realise my dream,” said Thúy. Tiếp tục đọc “English teacher makes dream come true”

Hàng ngàn điểm liệt môn Văn, không thể không buồn

18/07/2019 07:11  NGUYỄN CAO

(GDVN) – Môn Ngữ văn đã “loại trực tiếp” 1.265 em không được xét tốt nghiệp và cũng đồng nghĩa không có cơ hội xét tuyển đại học năm 2019, cho dù các môn khác điểm cao.

So với những môn thi khác thì điểm môn Ngữ văn mấy năm nay vẫn là một môn thi có điểm trung bình chấp nhận được và điểm thi vẫn giữ được tính ổn định trong nhiều năm.

Song, kỳ thi năm 2019 này có tới hàng ngàn thí sinh bị điểm liệt, trong đó có nhiều thí sinh bị điểm 0 là điều đáng lo ngại. Vẫn biết, trong số gần 900 ngàn thí sinh dự thi thì chuyện hơn một ngàn thí sinh bị điểm liệt cũng không phải là chuyện quá lớn.

Thế nhưng, đây là chuyện không thể không buồn bởi chỉ mỗi một mình môn Ngữ văn đã “góp phần” làm cho hơn một ngàn thí sinh rớt tốt nghiệp và không có cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong năm nay.

Kỳ thi năm 2019 đã có hàng ngàn thí sinh bị điểm liệt môn Văn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Tiếp tục đọc “Hàng ngàn điểm liệt môn Văn, không thể không buồn”

Giáo viên tư duy như một huấn luyện viên trong bài tập kỹ năng viết cho học sinh

English: Thinking like a coach

Huấn luyện viên là người hình thành các kỹ và chỉ ra cho vận động viên cách cải thiện kỹ năng bằng thực hành. Các phản hồi về các bài viết của học sinh có thể cũng hiệu quả theo cách tương tự như là cách của một huấn luyện viên.

Các huấn luyện viên dạy các vận động viên cách cải thiện kỹ năng. Nhưng họ không đơn giản chỉ la hét, “ chơi đi tốt hơn phòng thủ”. “Phản hồi” đó thực sự nói cho người chơi cái gì?

Là giáo viên, chúng ta là huấn luyện viên của học sinh trong lớp học. Đưa các nhận xét chất lượng và quan trọng là những điều cần thiết giúp học sinh cải thiện. Cũng giống như một huấn luyện viên phải chỉ ra cho người chơi kỹ thuật phòng thủ dưới rổ ở trên sân bóng rổ, giáo viên phải làm mẫu và giải thích cho học sinh cách để cải thiện công việc của các em.
Tiếp tục đọc “Giáo viên tư duy như một huấn luyện viên trong bài tập kỹ năng viết cho học sinh”

Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

English: Teaching Kids to Argue—Respectfully

>>  Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên

Khi các vấn đề nóng hổi đang tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội, trong tin tức hàng đêm và trong cả lớp học, là giáo viên bạn nên làm gì cho đúng? Bạn sẽ bỏ qua, vùi dập tất cả các lý lẽ, tranh luận vì sợ mất kiểm soát trong cuộc thảo luận? Hay bạn tìm kiếm cơ hội để học hỏi giữa những ồn ào đang diễn ra?

Tạo điều kiện tốt cho những cuộc thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi đưa ra “những cơ hội mang tính đòn bẩy cao để giúp học sinh mài giũa kỹ năng tư duy phản biện “, ông Sperry Sox từ dự án Project Look Sharp, một dự án phi lợi nhuận tại Ithaca College, New York đang đẩy mạnh các nhận thức trong truyền thông.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên không chắc phải làm thế nào để tạo ra không gian an toàn cho các tranh luận một cách công bằng và có tinh thần tương kính. Trong một cuộc khảo sát của Tuần Giáo dục – Education Week survey, gần đây, hơn một nửa giáo viên cho biết trong quá trình đào tạo họ không được chuẩn bị cho việc xử lý các cuộc thảo luận có khả năng gây tranh cãi.

“Câu hỏi đặt ra không phải là Có nên hay không nên dạy học sinh trở thành người tư duy tốt và công dân tốt hơn”, mà là “chúng ta làm điều đó như thế nào?” ông Chris Sperry, người lãnh đạo chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho Look Sharp dự án cho biết.

Nhiệt huyết nhưng không mang tính cá nhân Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính”

Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà

English: Freeing Students—and Teachers—From Homework

Một giáo viên lớp hai giải thích cách cô đã bỏ việc cho học sinh bài tập bắt buộc về nhà và kết quả đáng ngạc nhiên cô nhậnthấy từ việc đó.

Tôi đã ngừng giao bài tập về nhà cho học sinh lớp hai từ năm ngoái và có một điều đáng ngạc nhiên: các em bắt đầu làm việc nhiều hơn ở nhà. Nhóm các em học sinh 8 tuổi đầy cảm hứng đã sử dụng thời gian rảnh rỗi mới có được để khám phá những môn học và chủ đề chúng quan tâm. Thậm chí, các em còn hào hứng báo cáo những phát hiện của mình cho các bạn cùng lớp – cứ thế các bạn cùng lớp được truyền cảm hứng khám phá những lĩnh vực mình thích. Tôi ước tôi có thể nói rằng đây là một phần trong kế hoạch vĩ đại của tôi và rằng tôi làm việc đó rất tốt, nhưng học sinh của tôi là tác giả của tất cả công trạng này.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về quá trình học tập chuyên sâu đã thực hiện tại nhà khi học sinh của tôi được trao tặng món quà thời gian:

Học sinh 1: Sau khi học về các mẫu thời tiết trong một bài giảng về khoa học của chúng tôi, em đã quyết định tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của Bão Sandy  tới cộng đồng địa phương. Em đã tạo ra một mô hình về hậu quả của bão xảy ra ở Belmar, New Jersey (bão Sandy là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở Đại Tây Dương năm 2012).
Tiếp tục đọc “Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà”

Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu

English: World Bank warns of ‘learning crisis’ in global education

Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018 kêu gọi những giải pháp hữu hiệu, hành động rõ ràng.

Hàng triệu học sinh, sinh viên ở những nước có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với nguy cơ bị tước đoạt các cơ hội hoặc chỉ nhận được mức lương thấp bởi ngay từ bậc tiểu học và trung học, trường lớp đã không dạy chúng thành công trong cuộc sống. Trong cảnh báo về khủng hoảng giáo dục toàn cầu, báo cáo cho rằng trường học mà không đi đôi với học tập và giáo dục thì không chỉ làm lãng phí cơ hội phát triển con người, mà còn là thiệt thòi lớn cho trẻ em và người trẻ nói chung toàn cầu.

Theo Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018: “Hiện thực hóa lời hứa Giáo dục” nhận định, nếu không có học tập và giáo dục, giáo dục sẽ không thể thực hiện mục tiêu xóa nghèo, tạo ra cơ hội và sự phồn vinh cho tất cả mọi người. Ngay cả khi đã được đào tạo ở trường nhiều năm, hàng triệu đứa trẻ vẫn không thể đọc, viết hay làm những con toán đơn giản. Khủng hoảng giáo dục đang nới rộng khoảng cách xã hội thay vì thu hẹp lại.  Những trẻ em vốn chịu thiệt thòi vì nghèo đói, xung đột vũ trang, phân biệt giới tính hay khuyết tật cơ thể nay trở thành những người trưởng thành trẻ tuổi không có cả những kỹ năng sống cơ bản nhất.

“Cuộc khủng hoảng giáo dục này đồng thời cũng là cuộc khủng hoảng đạo đức và kinh tế” Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nhấn mạnh. “Nếu đi đúng hướng, giáo dục tốt sẽ cho người trẻ một công việc tốt, thu nhập tốt hơn, sức khỏe tốt và một cuộc sống không còn nghèo khó.”
Với cộng đồng, giáo dục thúc đẩy sự đổi mới, củng cố tổ chức, và tăng liên kết xã hội. Nhưng tất cả lợi ích này có được nhờ việc học tập và giáo dục, và và trường học mà không có giáo dục chỉ làm ta bỏ lỡ những cơ hội. Hơn thế, đây là điều bất công tại các xã hội có khủng hoảng, trẻ em càng cần được hưởng nền giáo dục tốt để thành công trong cuộc sống sau này.
Tiếp tục đọc “Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Có một Đức Y lặng lẽ

 Ký sự
Hoàng Thiên Nga

          Đau lòng trước thực trạng quá nhiều người mắc bệnh tim nặng tại Tây Nguyên phải chuyển viện lên tuyến trên điều trị, những ca tử vong không đáng có do bệnh viện tỉnh nhà chưa đủ điều kiện triển khai, chuyên gia tim mạch Nguyễn Văn Điền đã thuyết phục 4 học trò của mình là các bác sĩ nội trú, cử nhân điều dưỡng cùng rời Huế lên Đắk Lắk cứu chữa cho bệnh nhân tim mạch, nhất là người bệnh nghèo khó.

Mọi người đã nghỉ Bs Điền vẫn một mình miệt mài nghiên cứu'
Mọi người đã nghỉ Bs Điền vẫn một mình miệt mài nghiên cứu

Tiếp tục đọc “Có một Đức Y lặng lẽ”

Compelling questions for young Vietnamese

1. On education

This was the note that I took in a class-discussion session (sinh hoạt lớp) in 10th grade at my high school. This was what my head teacher (giáo viên chủ nhiệm) talked about among many things he talked in the usual sessions. Back then, I had a habit of writing down things that were the most appealing to me during these sessions.

My head teacher was a gymnastic teacher (not a usual thing back then – being a gymnastic teacher and a head teacher of a leading class in a high school).

IMG_0271

Tiếp tục đọc “Compelling questions for young Vietnamese”

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14) Tạm kết phần giới thiệu báo cáo của Delors

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)

Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn

Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Chương 9: Hợp tác quốc tế: ngôi làng giáo dục toàn cầu

    • Chính những nhu cầu hợp tác quốc tế – phải được xem lại triệt để được nhận thấy trong lĩnh vực giáo dục. Hợp tác quốc tế là một vấn đề không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách giáo dục và nghề dạy học mà cho tất cả những ai đang tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng.

Tiếp tục đọc “UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14) Tạm kết phần giới thiệu báo cáo của Delors”

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?

Washingtonpost – By Amy Joyce July 18, 2014

Click vào link để xem video

Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học của Đại học Harvard, tốt nghiệp ngành giáo dục, và Dự án “Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường” đã đưa ra lời khuyên làm thể nào để nuôi dạy những đứa trẻ khi trưởng thành sẽ trở thành người biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm (The Washington Post).

Đầu năm nay, tôi đã viết – dạy về “Biết cảm thông, liệu bạn có phải một phụ huynh như vậy”. Ý tưởng đằng sau điều này là từ Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học tốt nghiệp ngành giáo dục của đại học Harvard, người vận hành Dự án ” Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường “, mục tiêu hướng đến là dạy trẻ em trở nên tốt bụng.

Tôi biết, bạn sẽ nghĩ các cha mẹ đang dạy hoặc đang tự dạy những đứa trẻ những điều đó, phải không? Không hẳn vậy – theo một nghiên cứu mới của nhóm. Tiếp tục đọc “Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?”