Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

English: Teaching Kids to Argue—Respectfully

>>  Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên

Khi các vấn đề nóng hổi đang tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội, trong tin tức hàng đêm và trong cả lớp học, là giáo viên bạn nên làm gì cho đúng? Bạn sẽ bỏ qua, vùi dập tất cả các lý lẽ, tranh luận vì sợ mất kiểm soát trong cuộc thảo luận? Hay bạn tìm kiếm cơ hội để học hỏi giữa những ồn ào đang diễn ra?

Tạo điều kiện tốt cho những cuộc thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi đưa ra “những cơ hội mang tính đòn bẩy cao để giúp học sinh mài giũa kỹ năng tư duy phản biện “, ông Sperry Sox từ dự án Project Look Sharp, một dự án phi lợi nhuận tại Ithaca College, New York đang đẩy mạnh các nhận thức trong truyền thông.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên không chắc phải làm thế nào để tạo ra không gian an toàn cho các tranh luận một cách công bằng và có tinh thần tương kính. Trong một cuộc khảo sát của Tuần Giáo dục – Education Week survey, gần đây, hơn một nửa giáo viên cho biết trong quá trình đào tạo họ không được chuẩn bị cho việc xử lý các cuộc thảo luận có khả năng gây tranh cãi.

“Câu hỏi đặt ra không phải là Có nên hay không nên dạy học sinh trở thành người tư duy tốt và công dân tốt hơn”, mà là “chúng ta làm điều đó như thế nào?” ông Chris Sperry, người lãnh đạo chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho Look Sharp dự án cho biết.

Nhiệt huyết nhưng không mang tính cá nhân

Học sinh lớp 8 tại Học viện Cary ở Bắc Carolina theo truyền thống mở đầu năm học với một dự án về các cuộc bầu cử được thiết kế để xây dựng các kỹ năng tranh luận của học sinh. Giáo viên Meredith Stewart có các học sinh tham gia đóng vai ứng cử viên, quản lý chiến dịch, hoặc công dân có quan tâm. Sau đó, các em viết tuyên bố nền tảng hoặc của chính các em về “tầm nhìn của nước Mỹ.” Bài tập cho phép các em chia sẻ quan điểm của mình , “nhưng các em phải biện hộ cho quan điểm của mình theo cách mà các biện luận được hỗ trợ bởi lập luận và lý trí,” giáo viên giải thích.

Khi dự án mở ra, học sinh viết thư thuyết phục, tạo ra các tin quảng cáo trên truyền hình và radio, và tham gia vào các diễn đàn và các cuộc tranh luận. Các cuộc bầu cử giả định có xu hướng đưa lên các vấn đề tương tự trên tin tức quốc gia. “Đó là một cách tốt để chúng ta tiếp cận các vấn đề quan trọng”, cô Stewart nói, “nhưng các học sinh nhận được hỗ trợ để đưa ra các lập luận của mình.”

Tiến hành các dự án như một quá trình mô phỏng “bỏ qua cá tính của chính mình”. “Bạn không tranh luận với người ngồi cạnh bạn, nhưng với một ứng cử viên hư cấu. Điều đó không có nghĩa là học sinh không quan tâm đến ý kiến ​​của mình, nhưng nó giúp các em tránh được những phản ứng thiếu suy nghĩ kiểu lấy đầu gối đập nhau. ”

Là một giáo sư lịch sử và tiếng Anh, có đào tạo về luật và thần học, cô giáo Stewart không né tránh những chủ đề gây tranh cãi. Khi cô nhìn thấy người lớn cư xử tồi tệ – nói chuyện qua lại trên tin tức hoặc lăng mạ qua Twitter, cô thường đưa ví dụ đó lên trên lớp để cho học sinh hiểu những điều không nên làm khi tham gia đàm luận vấn đề dân sự.

“Chính trị luôn luôn rất khó chịu”, cô nhắc nhở học sinh, với rất nhiều ví dụ về lời sự chửi bới, lăng mạ trong thế kỷ trước. “Nhưng giờ đây cảm thấy khác. Ngày nay chúng ta có truyền thông xã hội và những lời lăng mạ có thể lan truyền rất nhanh.”

Nếu không bị thách thức, những ví dụ về lăng mạ, làm nhục hay bắt nạt “có thể khiến những đứa trẻ nghĩ rằng đàm luận về các vấn đề dân sự cần phải lăng mạ như thế. Chúng ta cần nói chuyện với học sinh về lý do tại sao chửi bới, làm nhục là rất tồi, và những gì không thể chấp nhận được trong cộng đồng của chúng ta? Chúng ta không muốn học sinh bị đầu độc khi nghĩ rằng đây chỉ là cách mọi thứ trong đàm luận cần phải như thế.”

PHÂN TÍCH VỀ TRUYỀN THÔNG

Phân tích phương tiện truyền thông là một chiến lược để đưa những tranh cãi vào lớp học theo một cách có chủ ý, mà không đường đột.

Chris Sperry, dự án Look Sharp mô tả, trong một quỵ mô rộng, cách tiếp cận điều tra này dựa trên hoạt động ra sao: Ông gợi ý chọn một vài tài liệu, bài viết, tweet, video clip- trình bày quan điểm hay cái nhìn khác nhau về một vấn đề. Hướng dẫn học sinh thông qua quá trình giải mã. Yêu cầu các em đặt câu hỏi dẫn đến sự thấu hiểu. Thông điệp là gì? Thông điệp được truyền đạt như thế nào? Ai đứng sau nó? Và rất nhiều câu hỏi tiếp theo tham khảo tại đây.

Để giúp giáo viên tích hợp các phương tiện truyền thông qua chương trình học và qua các cấp lớp học, Dự án Look Sharp đã tạo ra hàng trăm tài nguyên để giải mã, cùng với các giao thức và các công cụ khác để hỗ trợ sự tự tin của giáo viên khi giảng dạy theo cách này.

Dự án Look Sharp sẽ thí điểm một khóa học trực tuyến vào đầu năm tới về cách tạo điều kiện cho các chủ đề đầy thách thức trong lớp học.

Các nguồn tham khảo thêm

·       Pro/Con:

·       Civil Discourse in the Classroom: Sổ tay hướng dẫn, Đàm luận các vấn đề dân sự trong lớp học

·       Socratic Seminar: Tổ chức seminar theo phương pháp Socratic, một cách thảo luận mà học sinh học cách lắng nghe quan điểm của nhau

1 bình luận về “Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

  1. Để day được trẻ em biết cách tranh luận, và kiểm soát được các bài tập tranh luận trong lớp học, thì trước hết người lớn phải học và biết cách tranh luận

    Mời các bạn tham khảo bài viết về tranh luận như thế nào của L.S Trần Đình Hoành

    TRANH LUẬN LÀ GÌ? https://dotchuoinon.com/2009/03/10/tranh-lu%E1%BA%ADn-la-gi/

    TRANH LUẬN DÂN CHỦ https://dotchuoinon.com/2010/01/26/tranh-lu%E1%BA%ADn-dan-ch%E1%BB%A7/

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s