Chuyên mục: Giáo dục – Education
An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học
Thứ tư, 26/04/2023 00:15 (GMT+7)
(ĐCSVN) – Đưa giáo dục di sản văn hoá tới học sinh, ngay tại khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê là một phương pháp rất hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa; giúp thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết, thêm tự hào về di tích, thêm trân trọng tiền nhân và cùng ra sức giữ gìn các di tích của địa phương.

Điệu múa Óc Eo do diễn viên Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật An Giang biểu diễn
Nghệ thuật múa Óc Eo
Theo một nghiên cứu của TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, khoảng 2.000 năm trước, vùng đất An Giang từng là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Óc Eo, với sự xuất hiện của một “đô thị” quan trọng của quốc gia cổ Phù Nam vào đầu Công nguyên.
Nơi đây từng có một thời hoàng kim với những hoạt động kinh tế nông nghiệp và thương mại sôi động, là điểm dừng quan trọng của những tuyến hàng hải đường dài kết nối phương Đông và phương Tây.
Tiếp tục đọc “An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học”
Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số
phunuvietnam – 15/03/2023 09:00

Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án AWEEV – “Nâng cao Quyền năng Kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” tại Hà Giang và Lai Châu chia sẻ.
Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao.
Sự phân bổ theo giới của công việc chăm sóc không được trả công cũng khác nhau tùy theo hộ gia đình và cộng đồng, trong đó các yếu tố như tôn giáo, văn hóa và mức thu nhập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đan xen nhiều nhất. Khi không có phụ nữ trong độ tuổi lao động chăm sóc, gia đình thường giao cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ lớn tuổi đảm nhận vai trò này.
Tiếp tục đọc “Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số”
English class for the visually impaired
VNN – March, 20/2023 – 15:24
Thousands of visually impaired students have been able to improve their English skills thanks to the dedication of staff at a free language centre in Hà Nội. Founded in 2011, Vietnam and Friends offers free classes to help students gain more confidence.
Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý
Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch
Đức Trí – 14/12/2022 11:27 (GMT+7)
GD&TĐ – Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp học sinh dân tộc học tốt kiến thức, thành thạo múa hát, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Biến trường học thành điểm du lịch hấp dẫn
Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà) dù nằm ở vùng cao, với gần 100% học sinh dân tộc nhưng ai tới đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện. Hoa Phong lữ kép nở đỏ thắm các tầng lớp học, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.
Đặc biệt hơn thế, học sinh của trường thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều câu dài trôi chảy; Học sinh biết múa hát các điệu truyền thống… Đây chính là thành quả từ mô hình trường học du lịch mà trường đã triển khai những năm qua. Tiếp tục đọc “Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý”
Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)
Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)
Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022
Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”
Cô giáo 18 năm chèo thuyền đưa học sinh qua sông
“cô giáo bán một đôi bò để có tiền mua thuyền chở học sinh”
https://www.facebook.com/vtv24caplayeuthuong/videos/162120163265253
VTV.vn – Thương trò vất vả, có một cô giáo suốt 18 năm đưa học sinh đi học qua sông.
Xóm Nhạc, xã Đồng Ruộng là vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Nằm lọt thỏm trong lòng hồ sông Đà, người dân chủ yếu phải di chuyển bằng thuyền, ghe. Thế nhưng, với gần 60% gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo, có những người chẳng thể mua nổi 1 chiếc thuyền. Con đường đến trường của những đứa trẻ cũng vì thế mà khó khăn hơn.

Thương trò vất vả, cô Quách Thị Bích Nụ – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Ruộng, Đà Bắc, Hoà Bình suốt 18 năm đưa học sinh đi học qua sông. Cần mẫn và bền bỉ từng ấy năm, cô Nụ đã chở biết bao lứa học sinh tới trường.

Lo trò nguy hiểm, cô Nụ bán đi đôi bò vốn được cha mẹ trang bị cho làm của hồi môn, để có phương tiện đưa học sinh đến lớp.
Cô Quách Thị Bích Nụ – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Ruộng, Đà Bắc, Hoà Bình chia sẻ: “Dù có 1 cháu, 10 hay 17 cháu, tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc này. Chưa bao giờ có ý nghĩ vất vả quá thì thôi. Nếu ngừng thì các cháu sẽ không được đến lớp. Tôi rất vui vì đã giúp chút chút cho các con được đến trường”.
Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non
VNE – Thứ sáu, 10/3/2023, 06:00 (GMT+7)
HÀ NỘI – Sắp phải đi làm sau 6 tháng nghỉ thai sản, Nhung, 31 tuổi, tìm chỗ gửi con, nhưng với đồng lương phụ bếp eo hẹp, gửi tư không thể, trường công không nhận.
Giữa những cánh cửa im lìm trong một dãy trọ cấp bốn ở thôn Nhuế, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội trưa 8/3, duy nhất cửa phòng của Vũ Thị Nhung mở, nơi cô đang cho con ăn bột. Bé Bơ, hơn 5 tháng tuổi, ăn loáng hết đĩa bột. Nết ăn, nết ngủ của con khiến Nhung bớt phần nào nỗi lo đi gửi trẻ những ngày sắp tới. Nhưng người mẹ quê Ba Vì, Hà Nội còn nhiều trăn trở khác.
Nhung là phụ bếp trong khu công nghiệp, lương 4,2 triệu đồng một tháng. Chồng cô là đầu bếp chính, tổng lương cả hai vợ chồng được hơn chục triệu. “Đi gửi trường tư có mà hết lương nhỉ?”, Nhung nhắc không dưới ba lần trong cuộc nói chuyện với phóng viên.

Gia Lai: Làng hiếu học ở Rbai
11/03/2022 10:22 | TTXVN
Làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), ngôi làng có 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nổi tiếng khắp vùng là ngôi làng hiếu học. Mặc cho cảnh đói nghèo bủa vây lấy đời sống người dân, nhưng họ vẫn đồng lòng cho con cái theo học cái chữ. Cũng bởi lẽ vậy, làng Rbai có rất nhiều người con hiện là cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu quốc hội đã và đang đóng góp xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.

Gia đình ông Nay Trơ là một trong những điển hình tiêu biểu của gia đình hiếu học trong làng với 8 đứa con đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Truyền thống hiếu học được người dân làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) lưu truyền từ nhiều đời nay. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN.
Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Thuyền năng lượng mặt trời cải tiến của nông dân Đồng Tháp
Để nâng công suất hoạt động của thuyền, ông Liêm cải tiến thân thuyền rộng lắp tấm pin năng lượng lớn, dùng thêm bộ phát điện chạy bằng sức nước.
Hơn hai tháng nay, “kỹ sư nông dân” Huỳnh Thiện Liêm (xã Trường Xuân, Tháp Mười, Đồng Tháp) đi sớm về khuya cùng cộng sự Huỳnh Văn Trăng và một số công nhân cải tiến chiếc thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời. Ông từng giới thiệu mô hình thuyền tại hội chợ công nghệ Techmart 2015 ở Hà Nội khiến nhiều người chú ý, một số đơn vị đặt hàng để phục vụ du lịch.

Chiếc thuyền ban đầu hoạt động trên nguyên tắc tích trữ năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua tấm pin rồi nạp vào bình ắc quy, giúp chạy khoảng 30 km liên tục trong 3 tiếng với vận tốc 8-12 km/giờ. Thuyền được đánh giá là phương tiện đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng được năng lượng xanh để khai thác du lịch.
Tiếp tục đọc “Thuyền năng lượng mặt trời cải tiến của nông dân Đồng Tháp”
Cô giáo ‘nuôi’ tiếng Anh ở vùng biên
Vũ Thơ – 18/11/2021 11:22 GMT+7
TN – 20 năm gắn bó với các trường học vùng biên giới , cô giáo Bành Ngọc Thủy đã kiên trì dạy hàng nghìn học sinh dân tộc thiểu số biết tiếng Anh, có em trở thành học sinh giỏi quốc gia.
Giúp học sinh dân tộc đoạt giải quốc gia
Cô Bành Ngọc Thủy (40 tuổi, TT.Lộc Bình, H.Lộc Bình, Lạng Sơn) là giáo viên Trường THCS TT.Lộc Bình. Suốt 20 năm qua, cô đã kiên trì đến các trường vùng khó khăn của huyện biên giới này để dạy tiếng Anh cho học sinh, giúp các em theo kịp các bạn miền xuôi. Trong 5 năm học vừa qua, trong công tác ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn tiếng Anh, cô đã đóng góp cho ngành giáo dục địa phương với thành tích 43 học sinh đoạt giải cấp huyện, 18 em đoạt giải cấp tỉnh, 3 em đoạt giải quốc gia môn tiếng Anh trên internet – IOE gồm: Lương Ngọc Diệp (dân tộc Tày), Dương Tùng Sơn và Đàm Thị Anh Thư (dân tộc Nùng).
![]() |
Cô Bành Ngọc Thủy trong một buổi dạy tiếng Anh cho học sinh |
V.T |
Migration, kids’ education and the future of the Mekong Delta
February 7, 2022 | 10:05 am GMT+7 Truong Chi Hung
Bang was my schoolmate back in middle school. After finishing ninth grade he dropped out though his results were the second best in the entire school.
At the time Uncle Sau, his father, said his family had plenty of farmlands, and so there was no need to study, and staying at home and farming was enough for him to live a healthy life.
At the age of 16 Bang just did as he was told by the adults. A few years later he became his family’s breadwinner. He was by himself taking care of two hectares of lands and growing three crops a year, and so there was never a shortage of food.
Then he got married, had children and built a family like all others in my hometown.
People in the Mekong Delta have a saying: “Barrels can be used to measure rice but no one uses barrels to measure letters,” meaning food and clothing are always top priority, but getting an education, while nice, is not an imperative.
Tiếp tục đọc “Migration, kids’ education and the future of the Mekong Delta”
Ký túc xá vùng biên – Ngôi nhà thứ hai của 64 học sinh dân tộc Đan Lai
VNN – 26/12/2022 09:38 (GMT+07:00)
Đã 3 năm nay, tổ công tác đặc biệt gồm 3 cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn nhận nhiệm vụ chăm sóc, rèn rũa kỹ năng sống cho 64 học sinh người dân tộc Đan Lai tại ký túc xá do trường THCS Môn Sơn phối hợp với Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức.

Tiếp tục đọc “Ký túc xá vùng biên – Ngôi nhà thứ hai của 64 học sinh dân tộc Đan Lai”
Bóng đá Nhật: Vào đại học để thành ngôi sao
HUY ĐĂNG 18/02/2023 20:12 GMT+7
TTCT – Hầu hết những cầu thủ trẻ trên khắp thế giới khát khao tìm được một bản hợp đồng chuyên nghiệp ngay từ độ tuổi U18. Nhưng Kaoru Mitoma ngược lại, anh đã từ chối cơ hội sớm đổi đời để vào đại học…
Chính xác hơn, tiền vệ người Nhật chỉ tạm hoãn hành trình cầu thủ chuyên nghiệp. Anh chọn con đường giống như bao cầu thủ chuyên nghiệp khác của Nhật.

Artificial Intelligence and education: Guidance for policy-makers
SHORT SUMMARY
AI and education: Promise and implications
Artificial Intelligence (AI) has the potential to address some of the biggest challenges in education today, innovate teaching and learning practices, and ultimately accelerate the progress towards SDG 4. However, these rapid technological developments inevitably bring multiple risks and challenges, which have so far outpaced policy debates and regulatory frameworks. This publication offers guidance for policy-makers on how best to leverage the opportunities and address the risks, presented by the growing connection between AI and education. It starts with the essentials of AI: definitions, techniques and technologies. It continues with a detailed analysis of the emerging trends and implications of AI for teaching and learning, including how we can ensure the ethical, inclusive and equitable use of AI in education, how education can prepare humans to live and work with AI, and how AI can be applied to enhance education. It finally introduces the challenges of harnessing AI to achieve SDG 4 and offers concrete actionable recommendations for policy-makers to plan policies and programmes for local contexts.