Điều tra tình trạng môi trường tại Việt Nam, những chuyện nực cười


Hình ảnh banner: Một nông dân đang cho ngựa ăn cỏ voi ở tỉnh Cao Bằng, cỏ được trồng để người nông dân không cho gia súc ăn cỏ bên trong một khu rừng được bảo vệ gần đó. Ảnh của Michael Tatarski / Mongabay.

English: Environmental reporting in Vietnam often a comedy of errors

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 1 năm 2018

  • Việt Nam đứng gần cuối Bảng thế giới trong xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí
  • Tờ Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam ở vị trí 175 trên 180 về chỉ số tự do báo chí năm 2017.
  • Các nhà báo môi trường ở Việt Nam, bao gồm cả các nhà báo công dân và blogger, thường phải đối mặt với nhiều rào cản, đôi khi là cả bị giam giữ.

Tuy không phải là một điều đáng ngạc nhiên, nhưng viết báo về môi trường ở Việt Nam không phải là một việc dễ dàng. Nhà nước một đảng Việt Nam gần đây đã được xếp hạng 175 trên 180 về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017 của Tờ Phóng viên Không Biên giới, nằm giữa Sudan và Trung Quốc.

Tiếp tục đọc “Điều tra tình trạng môi trường tại Việt Nam, những chuyện nực cười”

Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi – Trích Hướng dẫn tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh (P2)

>> Phần 1: Giới thiệu về Hướng dẫn Tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh
>> Phần 2: Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi

1. CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 

Như đã nêu ở phần trước, các nhà đầu tư luôn đánh giá một loạt các yếu tố thông thường cho tất cả các thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thẩm định tính khả thi và giám sát đầu tư điển hình ở các thị trường mới nổi, sẽ có sự nhấn mạnh đặc biệt vào một loạt các rủi ro cần đượcthận trọng giảm thiểu:

• Sự ổn định và trưởng thành của hệ thống chính trị: điều này ảnh hưởng đến khả năng các dự án đạt được kết quả thành công, vì sự bất ổn càng lớn thì lượng vốn mà các nhà đầu tư và các nhà cho vay thương mại tài trợ cho dự án càng nhỏ. Rủi ro chính trị, ví dụ như sự bế tắc của hợp đồng (CF- contract frustration) và tịch thu, quốc hữu hóa, sung công và cách chức (CNED- confiscation, nationalization, expropriation and deprivation), có thể được chuyển giao cho một loạt các công ty bảo hiểm tư nhân và công lập, bao gồm Cơ quan Bảo đảm Bảo hiểm Đa phương (MIGA, một phần của Nhóm Ngân hàng Thế giới), Lloyd’s of London và thị trường bảo hiểm quốc tế. Khả năng hoặc sự sẵn sàng của các nhà cung cấp dịch vụ này trong việc chấp nhận rủi ro và phí bảo hiểm cho rủi ro sẽ được xác định bởi sự ổn định và sự trưởng thành của hệ thống chính trị. Tiếp tục đọc “Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi – Trích Hướng dẫn tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh (P2)”

Hướng dẫn tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh (P1)

>> Phần 1: Giới thiệu về Hướng dẫn Tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh
>> Phần 2: Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi

Giới thiệu về Hướng dẫn Tài chính

bloomberg_Hiệp định Khí hậu Paris vào tháng 12 năm 2015 tập trung chú ý vào nhu cầu huy động các dòng vốn tư nhân lớn cho vào các giải pháp khí hậu với tốc độ và quy mô cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu ở mức độ cấp thiết.

Việc thực hiện các kế hoạch quốc gia về năng lượng sạch hoặc cơ sở hạ tầng “xanh” sẽ đòi hỏi mức độ đầu tư chưa từng có, không chỉ vì lý do khí hậu, thông qua quyết tâm đóng góp quốc gia (Nationally determined contributions – NDC), mà còn đảm bảo an ninh năng lượng và tiếp cận năng lượng cho những người thiếu thốn, cũng như cho phát triển bền vững.

Bây giờ, hơn bao giờ hết, một điều vô cùng quan trọng là các nhà hoạch định chính sách và các bên khác không-phải-nhà-tài-trợ phải cần hiểu và giao tiếp với cộng đồng tài chính để thiết lập các điều kiện hiệu quả ở cấp quốc gia, cấp mà việc đầu tư sẽ phải được thực hiện.

Là một đóng góp thực tiễn, Hướng dẫn Tài chính cung cấp cái nhìn tổng quan thực tiễn về bối cảnh tài chính – nguồn vốn, cách thị trường hoạt động, cách các giao dịch vận hành và rộng hơn nữa để thiết lập các điều khoản tài chính chung trong bối cảnh đặt ra.

Hướng dẫn này phản ánh những thay đổi gần đây về điều kiện thị trường, cơ cấu tài chính và các cuộc tranh luận chính sách có liên quan. Các chủ đề của Hướng dẫn bao gồm:

Tiếp tục đọc “Hướng dẫn tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh (P1)”

Báo động tình trạng lao động nô lệ của người Việt ở các tiệm làm móng tại Anh

English: Slavery report sounds alarm over Vietnamese nail bar workers

Lời kêu gọi có một cơ chế cấp phép để ngăn chặn tội ác buôn người nhập cư để làm việc trong điều kiện nô lệ

Nail bar
Nghiên cứu phân tích những kinh nghiệm từ hơn một chục cá nhân đã trải qua chế độ lao động nô lệ hiện đại trong các cửa hiệu làm móng. Hình ảnh: Graham Turner của the Guardian

Thứ Hai, 11 Tháng 9 năm 2017

Các cửa hiệu làm móng tại Anh đang đối mặt với nguy cơ cao về tình trạng lao động nô lệ hiện đại, mà cần phải có một cơ chế cấp phép nhằm ngăn chặn những người Việt nhập cư bị buôn bán làm việc trong điều kiện như nô lệ, theo một cố vấn chống buôn người tại Anh. Tiếp tục đọc “Báo động tình trạng lao động nô lệ của người Việt ở các tiệm làm móng tại Anh”

Ngoài tầm kiểm soát: Lộ ra các khoản đầu tư quá bất cẩn của Ngân hàng thế giới cho các công ty ở Đông Nam Á

English: Out of control: The World Bank’s reckless private sector investments in Southeast Asia exposed

Các dự án này bao gồm các đập thủy điện lớn ở Việt Nam và Campuchia, các nhà máy nhiệt điện than ô nhiễm, các dự án khai thác mỏ ở Philippin, Việt Nam và Myanma, và thâu tóm các vùng đất công nông nghiệp khổng lồ ở Campuchia và Lào.

Hàng chục các dự án gây thiệt hại và mạo hiểm cao ở Đông Nam Á đã nhận được các khoản tài trợ ẩn từ Nhóm Ngân hàng Thế giới, một cuộc điều tra đang được tiến hành bởi Tổ chức  Inclusive Development International (IDI) đã tiết lộ điều này. Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một nhánh tư nhân của Ngân hàng Thế giới, đang bí mật chuyển tiền đến các dự án này thông qua các tổ chức tài chính trung gian có lợi nhuận, như các ngân hàng thương mại hay các quỹ đầu tư tư nhân.

Những công ty là khách hàng trong lĩnh vực tài chính của IFC đã tài trợ cho một số dự án có tính huỷ hoại lớn nhất trong  khu vực, trái ngược với các Tiêu chuẩn thực thi cũng như hướng dẫn về xã hội và môi trường của tổ chức này.

Các dự án này bao gồm các đập thủy điện lớn ở Việt Nam và Campuchia, các nhà máy nhiệt điện than ô nhiễm, các dự án khai thác mỏ ở Philippin, Việt Nam và Myanma, và thâu tóm các vùng đất công nông nghiệp khổng lồ ở Campuchia và Lào.
Tiếp tục đọc “Ngoài tầm kiểm soát: Lộ ra các khoản đầu tư quá bất cẩn của Ngân hàng thế giới cho các công ty ở Đông Nam Á”

Xử lý vấn nạn rác thải nilon/nhựa ở các Đại dương trên thế giới

English: Solving the Problem of Plastic Waste in the World’s Oceans

Là sản phẩm hợp tác với Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinseyMcKinsey Center for Business and Environment, báo cáo vạch ra một số giải pháp trên đất liền cụ thể cho vấn đề rác thải ô nhiễm plastic ở đại dương, bắt đầu với việc loại bỏ rò rỉ rác plastic ở 5 nước cần ưu tiên (Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Việt Nam, Thái Lan)

DOWNLOAD báo cáo tại ĐÂY

Đây là báo cáo, lần đầu tiên, vạch ra một con đường cụ thể nhằm giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ, rác nilon – plastic ở các đại dương”, Andreas Merkl, CEO của Tổ chức Bảo tồn Đại dương phát biểu.

“CÁC KẾT QUẢ CỦA BÁO CÁO KHẲNG ĐỊNH NHIỀU ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC NGHĨ ĐẾN TỪ LÂU – RẰNG CÁC GIẢI PHÁP VỚI PLASTIC TRÊN ĐẠI DƯƠNG THẬT RA BẮT ĐẦU TỪ ĐẤT LIỀN. ĐIỀU NÀY SẼ CẦN ĐẾN SỰ NỖ LỰC HỢP TÁC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ CHÍNH PHỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐANG GIA TĂNG VỀ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG NÀY.

Tám triệu khối tấn nilon – plastic rò rỉ ra đại dương mỗi năm và lượng này vẫn tiếp tục gia tăng. Nếu không có hành động phối hợp toàn cầu, có thể sẽ có 1 tấn plastic trên mỗi 3 tấn cá vào năm 2025, dẫn tới các vấn đề trầm trọng về sức khoẻ, kinh tế và môi trường. Tiếp tục đọc “Xử lý vấn nạn rác thải nilon/nhựa ở các Đại dương trên thế giới”

Lập kế hoạch tiếp cận năng lượng bền vững – Sustainable energy access planning

ENGLISH: SUSTAINABLE ENERGY ACCESS PLANNING

Tóm tắt

Lập kế hoạch tiếp cận năng lượng bền vững (SEAP) nhằm phát triển một hệ thống cung cấp năng lượng mà có khả năng mang đến cho tất cả các đối tượng trong xã hội trong đó cả người nghèo và người không nghèo có thể tiếp cận bền vững với ít nhất một lượng năng lượng tối thiểu cho những nhu cầu thiết yếu. Loại kế hoạch này cũng sẽ nhận biết các công nghệ và lựa chọn nguồn tài nguyên thân thiện với khí hậu và môi trường để cung cấp năng lượng, và các các lĩnh vực liên quan đến cơ hội đầu tư.

Không giốn như lập kế hoạch về năng lượng và điện năng truyền thống, SEAP cân nhắc một cách rõ ràng

(i) mức độ tối thiểu chấp nhận được của dịch vụ năng lượng sạch hơn tới các hộ gia đình nghèo, cũng như nhu cầu năng lượng của những hộ khá giả;
(ii) mối liên hệ tương hỗ giữa khả năng chi trả và khả năng tiếp cận của năng lượng sạch hơn đối với người nghèo, sau đó là nhu cầu tạo lập dịch vụ năng lượng sạch hơn mà người nghèo có thể chi trả;
(ii) chi phí cho các lựa chọn để tiếp cận năng lượng của cả phía cung cấp và phía có nhu cầu (bên thứ hai có đặc thù là bị bỏ qua trong các kế hoạch cung cấp năng lượng truyền thống) nhằm xác định tổng chi phí và khả năng chi trả dịch vụ năng lượng cơ bản đối với hộ gia đình; và
(iv) sự bền vững của công nghệ và lựa chọn nguồn tài nguyên và những lợi ích của chúng. Tiếp tục đọc “Lập kế hoạch tiếp cận năng lượng bền vững – Sustainable energy access planning”

Trung Quốc được cảnh báo về những kế hoạch “điên rồ” cho các nhà máy điện hạt nhân mới

English: China warned over ‘insane’ plans for new nuclear power plants

He Zuoxiu, nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc hiện đầu tư không đủ về kiểm soát an toàn (hạt nhân) sau khi dỡ bỏ lệnh cấm sau vụ thảm họa Fukushima.

 Changjiang nuclear power plant

Công việc xây dựng tại nhà máy hạt nhân Changjiang ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ba tỉnh của Trung Quốc đã chọn địa điểm cho các nhà máy mới, một phần của kế hoạch mở rộng sử dụng điện hạt nhân của nước này. Ảnh: AP

Các kế hoạch nhanh chóng mở rộng các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc thật là “điên rồ” bởi đất nước này chưa đầu tư đủ vào kiểm soát an toàn, một nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc đã cảnh báo.

Các đề xuất xây dựng nhà máy trong đất liền là đặc biệt mạo hiểm, nhà vật lý He Zuoxiu phát biểu, khi mà Trung Quốc cho chấm dứt lệnh tạm ngừng hoạt động của các máy phát điện mới, lệnh này được áp đặt từ sau thảm họa Fukushima vào tháng 3 năm 2011. Bởi chỉ cần một sự cố sẽ gây ô nhiễm các dòng sông mà ở đó hàng trăm triệu người sống phụ thuộc vào nguồn nước đó và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho một diện tích vô cùng lớn của một vùng đất nông nghiệp quan trọng. Tiếp tục đọc “Trung Quốc được cảnh báo về những kế hoạch “điên rồ” cho các nhà máy điện hạt nhân mới”

VEF – Quỹ Giáo dục Việt Nam lấy tiền từ đâu?

Mark Ashwill là nhà giáo dục người Mỹ, tiến sĩ, và cựu giám đốc của Học viện Giáo dục Quốc tế – International Institute for Education (IIE) – , trước khi ông và vợ ông sáng lập Capstone Việt Nam vào năm 2009, một cơ sở tư vấn giáo dục đặt tại Hà Nội. Khi Mark diễn thuyết tại một Diễn đàn Giáo dục cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông rất ngạc nhiên khi thấy gần như không ai trong số 150 thính giả biết rằng một chương trình học bổng rất nhiều danh tiếng – Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) – được cho rằng được bảo trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ – thực ra là chính do Chính phủ Việt Nam gây quỹ bằng một thỏa thuận hoán đổi nợ. Chính phủ Việt Nam đã đồng ý, như một phần của tiến trình bình thường hóa quan hệ 20 năm trước, để trả lại khoản nợ 146 triệu USD trong nông nghiệp và các khoản nợ khác mà Mỹ đã cấp cho bên bại trận – Chính quyền Sài Gòn. Với khoản nợ và khủng hoảng của Hy Lạp gần đây, chi tiết của điều khoản Việt Nam trả nợ cho Mỹ dưới đây do Mark Ashwill đưa ra có thể khiến nhiều người Mỹ cũng như người Việt Nam bất ngờ.

11-29-2010 http://markashwill.com/2010/11/25/vef-from-vietnam-with-money/

VEF: Tiền đến từ Việt Nam Tiếp tục đọc “VEF – Quỹ Giáo dục Việt Nam lấy tiền từ đâu?”

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?

Washingtonpost – By Amy Joyce July 18, 2014

Click vào link để xem video

Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học của Đại học Harvard, tốt nghiệp ngành giáo dục, và Dự án “Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường” đã đưa ra lời khuyên làm thể nào để nuôi dạy những đứa trẻ khi trưởng thành sẽ trở thành người biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm (The Washington Post).

Đầu năm nay, tôi đã viết – dạy về “Biết cảm thông, liệu bạn có phải một phụ huynh như vậy”. Ý tưởng đằng sau điều này là từ Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học tốt nghiệp ngành giáo dục của đại học Harvard, người vận hành Dự án ” Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường “, mục tiêu hướng đến là dạy trẻ em trở nên tốt bụng.

Tôi biết, bạn sẽ nghĩ các cha mẹ đang dạy hoặc đang tự dạy những đứa trẻ những điều đó, phải không? Không hẳn vậy – theo một nghiên cứu mới của nhóm. Tiếp tục đọc “Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?”

Sự cự tuyệt của người thổ dân làm lung lay niềm tin của châu Á vào các kế hoạch khí đốt của Canada

Bloomberg.com – Các nhà đầu tư châu Á đang mất dần niềm tin vào khả năng cung cấp dầu và khí tự nhiên xuyên Thái Bình Dương khi mà một dự án xuất khẩu lớn khác cũng đã sa lầy do sự phản đối của người thổ dân bản xứ.

Một cộng đồng thổ dân ở Bờ Tây đã từ chối gần 1 tỉ Đô la tiền đền bù từ Công ty Xăng Dầu Quốc gia Malaysia, khiến cho tương lai của một trong những sự đầu tư xuất khẩu khí đốt tiên tiến nhất của Canada rơi vào tình thế nguy khốn. Đây là khó khăn mới nhất ngăn cản sự tiếp cận của châu Á tới nguồn năng lượng của Canada khi mà các đường ống dẫn và các trạm tiếp nhận cần thiết để vận chuyển nhiên liệu thô qua biển gặp phải sự phản đối của cộng đồng người bản xứ.

Sự cự tuyệt tập trung vào những rào cản mà Canada phải đối mặt trong các nỗ lực cạnh tranh với Mỹ và Úc nhằm thu hút nhu cầu nhiên liệu đang tăng lên của châu Á, ví dụ như 19 đề xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu khí đốt Bờ biển Thái Bình Dương Canada.
“Điều này gửi một dấu hiệu rất xấu tới thế giới rằng Đó hãy nhìn vào Canada”, Gord Nettleton – một cộng sự tại Calgary của hãng luật McCarthy Tetraut nói. [Calgary là một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada]. Sự từ chối này đặt ra một câu hỏi: “Làm thế nào để kiểm soát được căn nhà của chính bạn?” Tiếp tục đọc “Sự cự tuyệt của người thổ dân làm lung lay niềm tin của châu Á vào các kế hoạch khí đốt của Canada”

Việc làm trong ngành năng lượng sạch tăng 18% trong năm 2014

Bài báo được đăng lần đầu tiên trên Business Green

Châu Á là một khu vực mà IRENA xác định thiết lập mức tăng trưởng đáng kể trong năng lượng xanh khi tiếp tục chuyển công việc sản xuất từ Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khi Trung Quốc dẫn đầu với 3,4 triệu việc làm, các nước láng giềng như Ấn Độ, Indonesia, Nhật và Bangladesh cũng nằm trong tốp 10 nước đứng đầu về việc làm trong ngành năng lượng xanh.

Chỉ riêng Trung Quốc đã có gần 3,4 triệu người trong ngành công nghiệp năng lượng xanh. Điều gì phía sau sự tăng trưởng việc làm này? Tiếp tục đọc “Việc làm trong ngành năng lượng sạch tăng 18% trong năm 2014”