Báo động tình trạng lao động nô lệ của người Việt ở các tiệm làm móng tại Anh

English: Slavery report sounds alarm over Vietnamese nail bar workers

Lời kêu gọi có một cơ chế cấp phép để ngăn chặn tội ác buôn người nhập cư để làm việc trong điều kiện nô lệ

Nail bar
Nghiên cứu phân tích những kinh nghiệm từ hơn một chục cá nhân đã trải qua chế độ lao động nô lệ hiện đại trong các cửa hiệu làm móng. Hình ảnh: Graham Turner của the Guardian

Thứ Hai, 11 Tháng 9 năm 2017

Các cửa hiệu làm móng tại Anh đang đối mặt với nguy cơ cao về tình trạng lao động nô lệ hiện đại, mà cần phải có một cơ chế cấp phép nhằm ngăn chặn những người Việt nhập cư bị buôn bán làm việc trong điều kiện như nô lệ, theo một cố vấn chống buôn người tại Anh.

Một báo cáo mới của chuyên viên cố vấn chống nô lệ – Kevin Hyland vẽ nên một bức tranh chi tiết về việc bóc lột các công dân Việt Nam trên những con đường đến và ở trong lòng Vương quốc Anh. Báo cáo nhấn mạnh số lượng lao động người Việt Nam đang bị bóc lột trong các tiệm làm móng đang ngày càng tăng, bên cạnh việc sử dụng lao động người Việt trong các trang trại cần sa.

Trong khi nhiều người lao động đã phải trả tiền cho bọn buôn lậu để đưa họ đến Anh từ những vùng nghèo khổ ở của nông thôn Việt Nam, những người khác, chủ yếu là trẻ em, đã bị lừa bán đi và bị bóc lột. Báo cáo cho biết rằng có bằng chứng cho thấy một số đã bị bắt cóc và đưa đến Vương quốc Anh trái với mong muốn của họ.

Mặc dù không có con số cho thấy đủ quy mô của vấn đề, nhưng Việt Nam đã luôn luôn đứng đầu hoặc thứ hai về số người nhập cư được đưa đến cho đơn vị chống buôn người của cảnh sát; gần một nửa trong số đó là người trẻ vị thành niên.

Báo cáo, với tựa đề Cuộc chiến Chống Chế độ Nô lệ Hiện đại mà những Công dân Việt Nam sống tại Anh đã trải qua, kêu gọi Văn phòng Nội trú làm việc với Hiệp hội Kỹ thuật viên làm móng để thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng nô lệ hiện đại trong lĩnh vực này. Hướng dẫn chi tiết sẽ được xuất bản để đào tạo cảnh sát với nội dung “tiềm ẩn chế độ nô lệ hiện đại trong ngành làm móng”.

Trong thập niên vừa qua, cộng đồng người Việt đã thiết lập trong những mảng kinh doanh hẹp quan trọng, “trước tiên là trong ngành làm móng”, theo Hyland, người mà bà Theresa May đã bổ nhiệm làm cố vấn về chống buôn người đầu tiên của Anh. Báo cáo đã đưa ra rằng hầu hết các doanh nghiệp này chỉ sử dụng tiền mặt và không được kiểm soát. Không có số liệu về số lượng doanh nghiệp, nhưng đây được cho là hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất do các thành viên cộng đồng người Việt ở Anh thực hiện.

“Đây là dạng tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức, trong đó con người đang bị buôn bán như hàng hóa”, Hyland nói. “Chúng tôi đã nhìn thấy mối liên hệ giữa các cửa hàng làm móng và việc nhập cư bất hợp pháp. Chúng ta biết một số kẻ đang nuôi dưỡng và tài trợ tội phạm có tổ chức. Chúng ta cần làm gì đó và loại bỏ tội ác này. ”

Báo cáo viết: “Các nhân viên hầu như phải làm việc 6 ngày mỗi tuần và ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Nhiều công việc có cung cấp chỗ cho dù vô cùng chật hẹp.”

Phân tích các báo cáo về chống buôn người của cảnh sát cho thấy các tiệm làm móng “có thể trở thành không chỉ là nơi làm việc bất hợp pháp mà còn là nơi bóc lột”, nhìn vào kinh nghiệm của hơn một chục người đã từng trải qua chế độ nô lệ hiện đại trong các tiệm làm móng, mà hầu hết trong số đó trẻ vị thành niên. Trích đoạn báo cáo: “Một nạn nhân đã bị buộc phải làm việc bảy ngày một tuần từ sáng đến 6 giờ chiều hoặc 7 giờ tối. Họ được trả 30 bảng một tuần cho công việc này.”

Một nạn nhân được phỏng vấn khác đã nói rằng anh phải tự xoay xở khi còn mồ côi ở Việt Nam và bị bọn buôn lâu bắt cóc tới Anh, sau đó bị nhốt trong một căn phòng để đào tạo sơn móng. Sau đó anh phải làm việc trong hai cửa hàng làm móng và được trả 6,50 bảng một giờ. “Thay vì được giữ số tiền này, anh bị buộc phải đưa nó cho những kẻ buôn người, những kẻ đã ép anh đến các cửa hàng làm móng sau đó đem anh ta về nhốt mỗi ngày”.

Nghiên cứu đã nói rằng một cửa hàng làm móng tại trung tâm thành phố Bath đã bị đóng cửa vào tháng 3 và người chủ người Việt bị buộc tội âm mưu kiểm soát những người khác nhằm bóc lột sức lao động, và âm mưu tổ chức hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển phụ nữ vào Anh nhằm trấn áp và bóc lột họ.

Các nỗ lực để giải quyết nạn bóc lột trong lĩnh vực này trở nên kiệt quệ vì sự thật là “mặc cho sự phổ biến của chúng và số lượng lớn người có liên quan, các tiệm làm móng vẫn là một ngành công nghiệp hầu như không được kiểm soát ở Anh.”

Tại New York, thị trưởng thành phố đã đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo rằng nhân viên làm móng không bị bóc lột và phải được trả lương ít nhất là ở mức tối thiểu, vì vậy các cửa hàng làm móng bây giờ cần trưng bày bản “danh sách các quyền của người lao động” bằng nhiều thứ tiếng.

Ông Hyland cũng kêu gọi khách hàng của các tiệm làm móng cần cảnh giác hơn về các cơ sở mà họ đến. “Công chúng đang thắc mắc về vấn đề này, họ cho rằng nếu việc này là bất hợp pháp, những tiệm làm móng này sẽ bị đóng cửa bởi các nhà chức trách”, ông nói thêm rằng trong thực tế nhiều cửa hàng được quản lý rất lỏng lẻo.

Ông nói: “Công chúng cần phải nhận ra rằng có vấn đề ở các tiệm làm móng, để từ đó nhận thức được những tín hiệu cảnh báo. Các tín hiệu này có thể bao gồm các nhân viên rất trẻ, giá rẻ, việc thay đổi nhân viên nhanh chóng, hành vi kiểm soát của nhân viên cao cấp hoặc họ hoàn toàn bất đồng ngôn ngữ với nhân viên làm móng.

“Nhìn vào địa điểm, nhìn vào điều kiện làm việc của nhân viên, nhìn vào chi phí. Hỏi: Có khả thi để điều hành các cơ sở với các nhân viên và mức giá đó? Khi những câu hỏi này được đặt ra; nên liên lạc với cảnh sát, hoặc chính quyền địa phương, đơn vị chống tội phạm hoặc đường dây trợ giúp về nô lệ hiện đại.”

Nhận thấy rằng không có thông tin nào cho thấy tỷ lệ của nô lệ hiện đại trong các tiệm làm móng, ông Hyland cho biết: “Việc hợp pháp hóa các tiệm làm móng cần được thông qua. Những nơi có người làm việc trong điều kiện giống như nô lệ không nên được phép hoạt động ở Anh. ”

Các tổ chức từ thiện chống buôn bán người ngày càng quan tâm đến việc buôn lậu người nhập cư – nhóm người dễ bị tổn thương – từ Việt Nam sang Anh. David Cameron đã viếng thăm Việt Nam vào năm 2015 để thảo luận về vấn đề này, mặc dù đã có nhiều cuộc đột kích vào các trang trại cần sa sử dụng người Việt Nam và ngày càng có nhiều bằng chứng về sự bóc lột trong ngành công nghiệp làm móng, nhưng chưa từng có vụ truy tố nào về tội buôn người.

Báo cáo đề xuất Bộ Nội vụ nên xem xét tài trợ cho một dịch vụ tư vấn điện thoại khẩn cấp cho các nạn nhân Việt Nam để giúp đỡ họ ngay sau khi được xác định danh tính tại Anh. Báo cáo cũng khuyến nghị việc đào tạo thêm các chuyên gia về buôn bán trẻ em để làm việc với các trẻ vị thành niên Việt Nam.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s