Cột mốc chủ quyền đặc biệt:
Lai Châu – Cuối trời Tây Bắc: Nóc nhà biên cương
Mai Thanh Hải – 06/02/2023 08:25 GMT+7
TN – Gần 80 năm sau ngày lập nước, Lai Châu vẫn là tỉnh khó khăn, đi lại xa xôi vất vả và có mật độ dân số thấp nhất toàn quốc. Trong 7 tỉnh biên giới phía bắc, Lai Châu có chiều dài đường biên thứ 3, nhưng sự khó khăn trong quản lý, bảo vệ biên giới thì vẫn… đứng đầu cả nước.
Qua một đêm, tôi tới TP.Lai Châu (tỉnh Lai Châu), thêm nửa ngày nữa mới tới huyện lỵ Mường Tè và lên Đồn biên phòng Pa Vệ Sử (đóng ở xã Pa Vệ Sử, H.Mường Tè, Lai Châu), nghỉ qua đêm để sáng hôm sau lên mốc 42 – nóc nhà biên cương, đi lại khó khăn vất vả nhất toàn quốc.
Mốc “3 ngày 2 đêm”
Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính ủy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Lai Châu, bảo: Ở Lai Châu, có 2 cột mốc cao nhất nhì VN là mốc 79 và 42. Mốc 79 tuy cao nhất (2.880,69 m) nhưng đi lại vẫn dễ hơn so với mốc 42 (2.856,5 m); bộ đội đi tuần tra, thường là đi bộ 3 ngày 2 đêm…

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Đồn Pa Vệ Sử tặng lương thực, thực phẩm cho gia đình ông Vàng Và Sừ (người La Hủ) dọc đường lên mốc 42 Tiếp tục đọc “Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Lai Châu – Cuối trời Tây Bắc (4 bài)”