Kinh tế Biến đổi Khí hậu: Nổi trên dòng nước

English: Climate Change Economics: Treading the water

Một cái hoá đơn tại bang Floria đang dần đến hồi kết, cái giá của Biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng trên toàn cầu. Thích ứng với BĐKH sẽ cần thời, nhưng liệu có cứu được Miami?Frank Behrens, một nhà phân phối hàng đầu cho công ty phát triển Hà Lan mà đang thấy lợi nhuận, không bị thua lỗ trong biến đổi khí hậu, vừa tắt động cơ trên chiếc ca nô 22-foot Hurricane. Chúng tôi trôi qua vùng nước lợ về phía giữa hồ Maule thuộc sở hữu tư nhân ở North Miami Beach.

Nơi đây không hoàn toàn là thiên đường.

Hồ này, giống như nhiều hồ khác ở Florida, bắt đầu là một mỏ đá. Từ đó trong nhiều năm, nó được dùng như một địa điểm để đua thuyền, một chỗ bơi lội cho hải cẩu, và một loạt chương trình truyền hình Flipper năm 1960. Mới đây, như thể nhấn mạnh tính không bền vững về địa chất của South Florida, các công ty phát triển đã chơi trò lấp đầy một phần của hồ để xây các căn hộ. Behrens đang quảng bá một ngôi làng nổi với 29 hòn đảo nhân tạo riêng biệt, mỗi đảo đều có biệt thự kiểu dáng đẹp, 4 phòng ngủ, bãi cát, hồ bơi, cây cọ, và một bến tàu đủ dài để neo đậu một du thuyền 80 feet. Giá bán là 12.5 triệu đô la mỗi hòn đảo.

Dutch Docklands, công ty của Behrens, đã chọn hồ  này và quảng cáo các hòn đảo như liều thuốc giải độc biến đổi khí hậu cho người giàu. Đối với những rủi ro nước biển dâng cao, thì đó là vẻ đẹp của ngôi nhà nổi. Các hòn đảo sẽ được neo vào đáy của hồ bằng sợi dây viễn vọng giống những sợi dây làm cho các giếng dầu nổi lái ra khỏi các cơn bão khủng khiếp nhất. Tiếp tục đọc “Kinh tế Biến đổi Khí hậu: Nổi trên dòng nước”

Sau 55 năm, Monsanto nhà sản xuất chất độc da cam lại phát triển thịnh vượng tại Việt Nam.

English:  55 Years After Agent Orange Was Used In Vietnam, One Of Its Creators Is Thriving Here

Monsanto đang bành chướng ở Việt Nam nơi họ đã góp phần tàn phá.

Hình 1: Một người lính Việt Nam bảo vệ khu vực bị nhiễm độc ở rìa sân bay Đà Nẵng ngày 1 tháng 7  năm 2009 tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã tàng trữ hơn 4 triệu gallon thuốc diệt cỏ, trong đó có chất độc da cam tại căn cứ quân sự mà hiện nay là căn cứ không quân nội địa và quân sự.

Cách đây 50 năm, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu phun hàng triệu gallon chất độc được biết với tên chất da cam trên cácvùng rộng lớn phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, thay vì oán giận và cô lập với Hoa Kỳ, Việt Nam lại tràn ngập hội chứng sính Mỹ – Americanophilia. Tiếp tục đọc “Sau 55 năm, Monsanto nhà sản xuất chất độc da cam lại phát triển thịnh vượng tại Việt Nam.”

Tại sao thế giới cần các cộng đồng dân tộc bản địa quản lý đất đai của chính họ?

English: One Earth: Why the World Needs Indigenous Communities to Steward Their Lands

Chỉ vào hình con quạ trong cuốn truyện tranh, tôi đọc “kaak” bằng tiếng Bengali, tiếng nói của vùng này. Trong khi những người khác đồng thanh lặp lại tiếng đó thì các em học sinh lớp một người dân tộc trả lời với cái nhìn trống rỗng. Các em chỉ biết con quạ là “koyo”. Các em sẽ vui vẻ lôi những viên bi thuỷ tinh ra đếm nhưng hỏi đếm được mấy viên, các em sẽ im lặng bởi trong ngôn ngữ mẹ đẻ của các em, một nghĩa là “mit”, hai là “bariah” – rất khác tiếng Bengali là “ek” và “du”.


Một bà mẹ đứng đầu gia đình người dân tộc ở tỉnh Sikkim, giàu có về đa dạng sinh học, ngọn đồi dưới chân núi Himalayan. Bà là một kho kiến thức về cây thuốc và cây thực phẩm truyền thống . Tiếp tục đọc “Tại sao thế giới cần các cộng đồng dân tộc bản địa quản lý đất đai của chính họ?”

Tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên trái đất đang diễn ra, các nhà khoa học cảnh báo

English: Earth’s sixth mass extinction event under way, scientists warn

Các nhà nghiên cứu nói về “sự huỷ diệt sinh học” khi nghiên cứu chỉ ra hàng tỉ loài vật đã biến mất trong những thập kỷ gần đây.

Theo nghiên cứu, “sự huỷ diệt sinh học” ở động vật hoang dã trong những thập kỷ này chính là sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trong lịch sử trái đất và nó đang tiếp tục diễn ra nghiêm trọng hơn nhiều so với lo sợ trước đây.

Các nhà khoa học phân tích cả 2 loại loài vật phổ biến và quý hiếm và tìm thấy hàng tỷ quần thể địa phương và khu vực đã biến mất. Điều này là hệ luỵ của sự phát triển dân số và tiêu dùng quá mức con người. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng sự tuyệt chủng này đe doạ sự sống còn của nền văn minh con người, và chúng ta chỉ còn một khoảng thời gian ít ỏi để hành động.
Tiếp tục đọc “Tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên trái đất đang diễn ra, các nhà khoa học cảnh báo”

Báo cáo về thiệt hại đối với Di sản Thiên nhiên Thế giới thắng giải quốc tế

English: Paper showing damage to natural World Heritage wins international award

Một nghiên cứu tiết lộ mức độ của các hoạt động tàn phá và mất rừng trong các Di sản Thiên nhiên Thế giới, do trường Đại học Queensland dẫn đầu với một nhóm các chuyên gia quốc tế, đã thắng một trong những giải thưởng uy tín nhất về xuất bản quốc tế.

Báo cáo “Sự gia tăng gần đây về áp lực của con người và mất rừng đe doạ nhiều Di sản Thiên nhiên Thế giới” đã được lựa chọn trong hàng ngàn bài báo mới được xuất bản và được công nhận với giải thưởng Elsevier Atlas. Elsevier là nhà xuất bản hàng đầu thế giới  và là nhà cung cấp giải pháp thông tin cho các chuyên gia về khoa học, y tế và công nghệ. Tiếp tục đọc “Báo cáo về thiệt hại đối với Di sản Thiên nhiên Thế giới thắng giải quốc tế”

3 lý do tại sao Quyền sở hữu tài sản là tối cần thiết cho hệ sinh thái môi trường lành mạnh.

English: 3 Reasons Property Rights Are Essential for Healthy Ecosystems

Chúng ta đều nghe đến những con số thống kê về sự sụp đổ hệ sinh thái. Hơn một tỉ người sống ở vùng khan hiếm nước. 30% rừng trên thế giới đã bị phá huỷ, và 20% bị suy thoái. Và gần 500 triệu người sống ở những vùng đất khô cằn ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đọc “3 lý do tại sao Quyền sở hữu tài sản là tối cần thiết cho hệ sinh thái môi trường lành mạnh.”

5 lý do hàng đầu cho công ty nhiên liệu hoá thạch chuyển sang năng lượng tái tạo ngay bây giờ

English: Top Five Reasons Fossil Fuel Companies Should Diversify into Renewables Now

Jennifer Runyon tổng biên tập Renewableenergyworld

Theo Amory Lovins, chuyên gia tư vấn của Shell Oil trong 45 năm qua, nhà khoa học hàng đầu và đồng sáng lập viện Rocky Mountain, người ta ít chú ý đến công việc mà các công ty năng lượng truyền thống đang làm về năng lượng tái tạo.

Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại diễn đàn Powering Progress Together của Shell tại Detroit, Michigan vào cuối tháng 4: “Tôi nghĩ rằng nhiều nhóm thúc đẩy hiệu quả và năng lượng tái tạo quá bận rộn với những đổi mới và trỗi dậy trong thế giới kinh doanh mà không để ý đến những công ty đang làm về năng lượng.”

“Nó giống như sự cân bằng âm dương”, ông nói tếu thêm rằng nếu bạn không là một phần của vấn đề, sao bạn có thể là một phần của giải pháp?

Tuy nhiên, các công ty nhiên liệu hoá thạch được trang bị đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn để chuyển đổi sang các ngành kinh doanh mới của năng lượng tái tạo, ông nói. Tiếp tục đọc “5 lý do hàng đầu cho công ty nhiên liệu hoá thạch chuyển sang năng lượng tái tạo ngay bây giờ”

Chuyên mục buôn lậu: “Tiêu chuẩn kép” ở Việt Nam về buôn lậu ngà voi

English: Exclusive: Vietnam’s ‘double standards’ in ivory trade

Báo cáo của đơn vị điều tra kênh truyền thông Al Jazeer đặt ra câu hỏi về cam kết của Việt nam trong việc ngăn chặn nạn buôn lậu động vật hoang dã

Xem Video

http://players.brightcove.net/665003303001/4k5gFJHRe_default/index.html?videoId=5208754730001

Đơn vị điều tra Al Jazeera có bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục là thị trường lớn cho các sản phẩm bất hợp pháp từ động vật hoang dã, mặc dù Hà Nội đã tuyên bố cam kết giải quyết vấn đề này.

Kết quả điều tra được đưa ra ít ngày trước khi các quốc gia Đông Nam Á tổ chức hội thảo quốc tế về việc ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp.
Tiếp tục đọc “Chuyên mục buôn lậu: “Tiêu chuẩn kép” ở Việt Nam về buôn lậu ngà voi”

Quả bom hẹn giờ: tình trạng người già nghèo đói ở Việt Nam

English: Vietnam’s ticking time-bomb of elderly poverty

Nhiều người đang làm việc ở tuổi già để mưu sinh, ở quốc gia có tỷ lệ người già đi nhanh nhất thế giới. Liệu các giải pháp có quá ít và quá trễ cho số người già đang tăng lên ở Việt Nam? Phần 1 của loạt bài về  tình trạng đói nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ đi sâu vào các vấn đề này.

Cụ Tran Thi Huong, 82 tuổi làm việc để mưu sinh bằng việc bán vé số dạo trên đường phố

Thành phố Hồ Chí Minh: làm quần quật trong căn bếp nhỏ tin hin, dưới ánh đèn lờ mờ từ 4 giờ sáng, chị em bà Chau cuối cùng đã xong việc pha trộn, xào nấu, hấp đồ trong khoảng 7 tiếng sau đó.

Nhưng, khi mặt trời gần đứng bóng, ngày làm việc của họ mới chỉ xong một nửa. Bấy giờ tới  phần việc khó khăn hơn: đi bán đồ ăn vặt – thực đơn gồm súp đậu đỏ, bánh bao đậu xanh, và đồ uống đậu phộng lạnh – dưới nắng nóng. Tiếp tục đọc “Quả bom hẹn giờ: tình trạng người già nghèo đói ở Việt Nam”

Cuộc chiến chống ma tuý ở Đông Nam Á không hiệu quả – Có giải pháp tốt hơn

English: Southeast Asia’s war on drugs doesn’t work – here’s what does

Cuộc chiến đẫm máu đối với ma tuý của Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ là một vấn đề mới nhất trong khu vực mà việc sử dụng ma tuý thường đối mặt với các biện pháp khắc nghiệt. 13 năm trước Thái Lan tiến hành một cuộc chiến chống ma tuý đã gây nên tình cảnh tương tự như Philippines

Ngày nay, các nhà làm luật ở Philippines đang lên kế hoạch khôi phục án tử hình để thúc đẩy chiến dịch chống ma tuý. Nhưng việc này, cũng vậy, không hiệu quả ở khu vực này.

Vào tháng 7 năm 2016, Indonesia đã xử tử 4 tội phạm hình sự về ma tuý. Ngày 17 tháng 11, Singapore cũng hành hình 2 người đàn ông – một người Nigeria và một người Mã Lai – về tội phạm tương tự. Tiếp tục đọc “Cuộc chiến chống ma tuý ở Đông Nam Á không hiệu quả – Có giải pháp tốt hơn”

Hy vọng cho Hà Nội? Hệ thống xe buýt mới có thể giảm ô nhiễm…nếu có đủ người sử dụng

English: Hope for Hanoi? New bus system could cut pollution … if enough people use it

Từ toà nhà cao ốc văn phòng tại Hà Nội, anh Trần Dũng hầu như không thể nhìn thấy đường chân trời của thành phố đằng sau lớp khói bụi dày đặc. Trước khi rời công sở, anh chuyên viên trợ lý này kiểm tra phần ứng dụng AirVisual để đọc mức ô nhiễm không khí, ứng dụng cung cấp số đo chỉ số PM2.5 tại thời gian thực – PM2.5 là các hạt bụi nhỏ li ti có trong khói bụi mà có thể huỷ hoại cổ họng và phổi của con người.

Traffic jam in Hanoi

Những hàng dài xe máy và ô tô là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Chỉ số PM2.5 thường dao động từ 100 đến 200 microgram mỗi mét khối – mức độ này thường được xếp vào loại “không tốt cho sức khoẻ” mà được toàn cầu đã công nghận. Nhưng vào ngày 19/12 năm rồi, nó đạt đến “mức độ  nguy hiểm” ở mức 343 microgram/m3, cao hơn cả ở Bắc Kinh.

Bị sốc khi đọc được con số này, anh Dũng đã chia sẻ ảnh chụp màn hình với bạn bè trên Facebook, anh viết: “Tôi không thể tin vào mắt mình. Các bạn bảo trọng!” Tiếp tục đọc “Hy vọng cho Hà Nội? Hệ thống xe buýt mới có thể giảm ô nhiễm…nếu có đủ người sử dụng”

CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ BOM CÓ ÍCH CHO CHIẾN TRANH TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Lieutenant Colonel Jenns Robertson’s project is aiding efforts to spot unexploded bombs that still endanger civilians.

MEG MCKINNEY FOR THE BOSTON GLOBE

Dự án của Trung tá Colonel Jenns Robertson đang hỗ trợ các nỗ lực định vị các quả bom chưa phát nổ vẫn đang gây nguy hiểm cho người dân.

Cách đây 6 năm, dường như là một ý tưởng ngây thơ khi Trung tá Colonel Jenns Robertson, 45 tuổi, một người bản xứ ở Minnesota đeo kính hạng ngoại hạng thậm chí hơn cả các tiêu chuẩn của quân đội, đã bắt đầu một sở thích khá bất thường: ghi lại dữ liệu về bom của không lực Mỹ trong một thế kỷ – từng quả bom một Tiếp tục đọc “CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ BOM CÓ ÍCH CHO CHIẾN TRANH TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI”

Ai chịu trách nhiệm? Câu hỏi then chốt trong đánh giá tác động nhân quyền

ENGLISH: Who is in charge? A key question for human rights impact assessments

https://i0.wp.com/images.huffingtonpost.com/2016-02-24-1456332056-5228871-ExcavatorOpenPitMining.jpg

huffingtonpost – Hàng loạt các công ty, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các nhà hoạt động nhân quyền đã tiến hành đánh giá tác động về nhân quyền trong những năm qua. Chẳng hạn, năm 2012 Kuoni kết hợp với Twenty Fifty và Tourism Concern nhằm đánh giá những ảnh hưởng về nhân quyền ở Kenya. Mới đây, NomoGaia đã thí điểm một công cụ để đánh giá tác động nhân quyền của Dự án Vận chuyển Nước Disi ở Jordan – Disi Water Conveyance Project.

Đánh giá Tác động Nhân quyền (Human Rights Impact Assessment – HRIA) là một quá trình xác định các tác động nhân quyền thực tế và tiềm ẩn của một dự án bởi công ty, và đề nghị làm thế nào để ngăn chặn, giảm thiểu và/hoặc giải quyết những tác động này.

HRIAs khác với Đánh giá Tác động Môi trường nhờ vào cách tiếp cận toàn diện của đánh giá. Dựa trên tính liên quan chặt chẽ và không thể tách rời của nhân quyền, các đánh giá này bao gồm cả những vấn đề về môi trường và xã hội. HRIAs cũng khác với Đánh giá Tác động Xã hội do các tiêu chuẩn của HRIAs gắn liền với các khung pháp lý quốc tế và quốc gia có tính ràng buộc. Điều này quan trọng bởi vì các khung pháp lý chỉ rõ những người có nghĩa vụ và những người hưởng quyền lợi. Tiếp tục đọc “Ai chịu trách nhiệm? Câu hỏi then chốt trong đánh giá tác động nhân quyền”

Thổi năng lượng mới cho năng suất nông nghiệp vùng hạ lưu Mekong

English: Reinvigorating agricultural productivity in the Lower Mekong

Aladdin D. Rillo and Mercedita A. Sombilla

asia.nikke

Cuộc cách mạng xanh đã làm nên những kỳ tích ở châu Á. Sản lượng từ những mùa vụ, cụ thể là sản lượng gạo là lương thực chính của khu vực này, đã tăng gấp đôi trong những thập kỷ qua. Vùng hạ lưu đồng bằng sông Mekong, được xem như là vựa gạo của châu Á, kỹ thuật mới và giống cây trồng mới mà cuộc cách mạng xanh mang lại là một thành công lớn.

Sản xuất lúa gạo ở các nước hạ lưu sông Mekong như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam tăng vọt 68% từ năm 1980 đên năm 1995. Trong cùng thời gian này, trung bình sản lượng tăng hơn gấp đôi từ mức sản lượng những năm 1960 lên khoảng 3.5 tấn/ha. Tổng diện tích đất canh tác lúa cũng tăng khoảng 25% đạt 16.3 triệu ha từ năm 1996 đến năm 2005.

Cuối năm 2013, tuy nhiên, thành tựu đạt được như bị khựng lại. Giữa năm 2006 và năm 2013, tăng trưởng sản lượng trung bình chậm lại còn 22% trên tất cả các nước hạ lưu sông Mekong trừ Campuchia, trong khi tăng trưởng sản lượng gạo trượt xuống còn 36%.
Tiếp tục đọc “Thổi năng lượng mới cho năng suất nông nghiệp vùng hạ lưu Mekong”

Tại sao chúng ta biết quá ít về vi phạm nhân quyền của các tập đoàn lớn?

ENGLISH: Why do we know so little about corporate human rights abuses?

Người ta gọi đó là “chiếc máy bay trở thành một chiếc xe mui trần”. Vào năm 1988, trên chuyến bay quen thuộc từ Hilo đến Honolulu, chuyến bay 243 của hãng hàng không Aloha đã bị xì áp suất, cuốn đi phần trên của máy bay. Một tiếp viên hàng không, người duy nhất không được thắt dây an toàn, bị hút ra khỏi máy bay cùng với phần trên máy bay.

Tai nạn xảy ra là tiếng gọi thức tỉnh ngành công nghiệp hàng không. Trong nhiều năm, việc bãi bỏ nhiều quy định đã thu hút nhiều công ty vào lãnh vực này, làm gia tăng áp lực lên các hãng hàng không để mở rộng vòng đời của các máy bay và bỏ qua việc bảo trì để duy trì hoạt động của máy bay trên không.

Sau tai nạn này, các hãng hàng không và các nhà làm luật quyết định giải quyết vấn đề an toàn trực tiếp. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ yêu cầu mọi hãng hàng không báo cáo dữ liệu về việc bảo trì, kiểm tra và tai nạn, và lập ra những giới hạn theo luật định về số lần mỗi phương tiện được sử dụng trước khi ngưng hoạt động. Tiếp tục đọc “Tại sao chúng ta biết quá ít về vi phạm nhân quyền của các tập đoàn lớn?”