Quả bom hẹn giờ: tình trạng người già nghèo đói ở Việt Nam

English: Vietnam’s ticking time-bomb of elderly poverty

Nhiều người đang làm việc ở tuổi già để mưu sinh, ở quốc gia có tỷ lệ người già đi nhanh nhất thế giới. Liệu các giải pháp có quá ít và quá trễ cho số người già đang tăng lên ở Việt Nam? Phần 1 của loạt bài về  tình trạng đói nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ đi sâu vào các vấn đề này.

Cụ Tran Thi Huong, 82 tuổi làm việc để mưu sinh bằng việc bán vé số dạo trên đường phố

Thành phố Hồ Chí Minh: làm quần quật trong căn bếp nhỏ tin hin, dưới ánh đèn lờ mờ từ 4 giờ sáng, chị em bà Chau cuối cùng đã xong việc pha trộn, xào nấu, hấp đồ trong khoảng 7 tiếng sau đó.

Nhưng, khi mặt trời gần đứng bóng, ngày làm việc của họ mới chỉ xong một nửa. Bấy giờ tới  phần việc khó khăn hơn: đi bán đồ ăn vặt – thực đơn gồm súp đậu đỏ, bánh bao đậu xanh, và đồ uống đậu phộng lạnh – dưới nắng nóng.

Dù đã hơi còng, nhưng bà Chau Chung Muoi 70 tuổi di chuyển nhanh nhẹn, em của bà cũng vậy bà Dao Muoi 61 tuổi, bà đẩy chiếc xe đẩy nặng nề với tốc độ đáng ngạc nhiên xuống con phố đông đúc.

Nếu họ bán hết đồ ăn vào cuối ngày – bất kể lúc nào từ 6 đến 9 giờ tối – họ sẽ mang về 100 đến 200 ngàn tiền Việt (6 đến 12 đô la Singapore).

Đó là cách họ chật vật kiếm sống từ nhiều chục năm qua – và có thể sẽ tiếp tục, cho đến hết đời. “Tôi nghĩ đến chuyện nghỉ hưu”, bà Dao Muoi cho biết. “Nhưng nếu tôi không làm việc, sao tôi có tiền để sống?”

Nhu cầu làm việc nhiều hơn khi về già

Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh từ những năm 1990 đã đẩy Việt Nam từ trong những nước nghèo nhất  đến nước có thu nhập trung bình, không phải ai cũng được chung phần trong sự giàu có đang gia tăng này. Chẳng hạn như những người nghèo cao tuổi.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, hơn bao giờ hết nhiều người già Việt Nam đang phải làm việc vào những năm cuối đời. Khoảng 40% trong số họ tuổi từ 70 đến 74 vẫn còn phải làm việc theo cách nào đó.

Khoảng 7 trong 10 người cao tuổi làm việc ở các khu đô thị của Việt Nam trong khu vực kinh tế không chính thức – như làm bán hàng, lái taxi, lượm rác,  bán phế liệu, bán hàng rong như chị em bà Chau. Đó là công việc khó khăn với thu nhập thấp.

Thu nhập thấp và không ổn định từ những việc như vậy có nghĩa là, cuộc sống thường lâm cảnh đói nghèo, và hầu như không có cơ hội tiết kiệm cho tuổi già. “Khi chân bị đau, tôi không làm việc được” bà Đao Muoi nói. “Khi tôi kiếm ra tiền, tôi cất đi để tôi vẫn có cái ăn khi không thể làm việc.”

Trông họ có vẻ vui vẻ, nhưng chị em bà bị bệnh tim, cao huyết áp, và đau khớp, trong nhiều chứng khác nữa. Họ đối mặt với thực tại với cùng quan điểm về cái chết, họ đã hỗ trợ cha mẹ và 2 người em trai mù loà bẩm sinh nhiều năm trước khi qua đời.

Điều đó có nghĩa họ từ bỏ cơ hội lấy chồng sinh con. “Khi chúng tôi đau yếu, không có ai chăm sóc chúng tôi.”

Quả bom hẹn giờ Dân số

Dân số Việt Nam vẫn còn tương đối trẻ –  chỉ hơn 10% là trên 60 tuổi – nhưng dân số Việt nam đang già đi nhanh chóng. Thực tế, theo tính toán của ngân hàng thế giới, có thể là nước đang già đi nhanh nhất hiện nay.

Đến năm 2030, gần 1/5 dân số nằm trong tuổi già. Và năm 2050, con số đó là 30%, hay gần 1/3 dân số. Tuổi thọ hiện nay là 73, có thể lên tới 80.

“Tốc độ già đi ở Việt Nam nằm trong số nước nhanh nhất thế giới hiện nay, và đang diễn ra ở mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nước đang già đi khác,” Ngân hàng Thế giới cảnh báo trong một báo cáo năm 2016.

Không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia nhận thấy sự cấp thiết phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng nghèo đói ở người già, ở một nước có mạng lưới an sinh cho người già khá mong manh.

Chính thức khoảng 11% dân số Việt Nam sống trong nghèo đói. Ở khu vực thành thị, chuẩn nghèo chính thức được xác định ở mức thu nhập cá nhân là 900 ngàn đồng (56 đô la Singapore).

Nhưng các nhà phân tích cho thấy phạm vi đói nghèo thực sự có thể tệ  hơn nhiều, bởi vì nhiều người sống ngay trên ngưỡng này. “Nếu chúng ta nâng chuẩn nghèo lên 20% (đến 1 triệu 80 ngàn đồng), thì tỷ lệ nghèo sẽ tăng gấp đôi lên 22%”, bà Nguyen Ngoc Quynh, nhà phân tích bảo trợ xã hội  của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho biết.

Hỗ trợ  từ nhà nước rất hạn chế

Có một số hỗ trợ của nhà nước dành cho người nghèo cao tuổi.

CHính quyền trung ương cung cấp một chương trình trợ cấp xã hội trợ cấp cho những người cao tuổi không có hưu bổng. Nhưng các nhà phân tích chỉ ra nó rất hạn chế, chỉ có khoảng 1/5 thoả mãn điều kiện chương trình này.

Để hội đủ điều kiện, ông/bà phải trên 80 tuổi (tuổi thọ của cả 2 giới tính, đặc biệt lưu ý điều này); hoặc, nếu ông/bà tuổi từ 60 đến 79, cần phải được xác định chính thức là nghèo.

Chị em bà Chau rơi vào nhóm thứ 2, và do đó nhận được khoảng trợ cấp 14 đô la Mỹ. Nhưng khoản này không đủ để sống.

“Phó Giáo sư Giang Thanh Long thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, “Khoản trợ cấp là khá nhỏ so với mức sống tối thiểu”. Ông là người tư vấn cho chính phủ Việt Nam về chính sách lão hoá dân số.

XEM: Một ngày trong đời của chị em bà Châu (3:10)

Sống bằng nghề bán vé số

Tuy nhiên, chị em bà Châu là trong số những người may mắn hơn. Ngoài khoản trợ cấp nhỏ từ chính phủ, họ còn thừa hưởng nhà cha mẹ và không phải lo lắng về tiền thuê nhà. Và như những người nghèo được chứng nhận ở thành phố Hồ Chí Minh, họ được chăm sóc y tế miễn phí tại các phòng khám và bệnh viện nhà nước.

Nhưng trên khắp thành phố, trong một khu của tầng lớp lao động khác, 38 người già chen chúc trong một ngôi nhà nhỏ hơn của chị em bà Chau.

Ở đó đông đến mức những người già, một số bị tàn tật, thay phiên nhau ngủ  ở tầng trên chỉ bằng căn hộ tập thể với một phòng.

Tất cả đều đến từ Phú Yên, một tỉnh duyên hải cách đó 600 cây, họ nằm trong số hàng ngàn người nhập cư từ các vùng nông thôn nơi nghèo đói cao hơn rất nhiều và công việc thì khan hiếm – đặc biệt đối với người già không còn sức làm ruộng hoặc đi biển.

Ông Ngo Van Tieng, người mù một bên mắt nói, “Con chúng tôi sống khó khăn, phải tự trồng trọt đánh bắt. Tụi nó không kiếm đủ nuôi con, nên không đủ sức giúp chúng tôi.”

Và như thế, giống như hàng chục người già khác ở Phú Yên, ông rời vợ và bốn người con để đi làm ở thành phố Hồ Chí Minh.

XEM: Nhóm người già này giúp nhau thế nào (5:59)

 

Họ tự tổ chức thành một tập thể. Mỗi buổi tối, ông Tieng và các thành viên khác của gia đình này tản ra bán vé số trên đường phố. Họ giúp đỡ nhau – một số người hoặc mù hoặc yếu quá dựa vào một người khác để đi.

Mỗi vé bán được họ nhận hoa hồng 1,000 đồng. Vào cuối đêm, họ gộp cả thu nhập và chia đều số tiền lời. Ông Tieng cho biết sau khi trừ đi tiền ăn và tiền thuê nhà, mọi người có thể tiết kiệm được 1.5 triệu mỗi quý.

Nhưng tiền tiết kiệm có thể hết sạch do bị cướp, bệnh tật hoặc tai nạn.

Tháng 5 năm ngoái, trong khi ông đang phụ giúp cho một bà bán vé số 82 tuổi, bà ấy bị ngã từ xe máy của ông và phải điều trị tại bệnh viện hết 1.3 triệu đồng. Những người không có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, họ thậm chí không được hưởng trợ cấp y tế.

Khi gia đình là không đủ

Tại Việt Nam, cũng giống như những nước hiện đại hoá khác, mô hình hỗ trợ từ gia đình không giống như truyền thống trước đây.

Theo khảo sát, nhiều người già Việt Nam đang sống một mình. Ở khu vực thành thị, hơn 11% số người từ 80 tuổi trở lên sống một mình (phần nhiều là phụ nữ do sống thọ hơn chồng).

Với tỷ lệ sinh giảm, như thời đại thế hệ trẻ hiện nay, có thể có ít hỗ trợ cho cha mẹ già.

Bà Nguyen Ngoc Quynh, chuyên gia của UNFPA , nói : “Một vấn đề mới là người trẻ không muốn sống trong gia đình nhiều thế hệ nữa. Họ coi người già là gánh nặng, và nghĩ rằng người già cũng coi họ là gánh nặng”

Bà trích dẫn ví dụ về một gia đình trong khu phố của mình. “Họ luôn cãi nhau về việc ai đang chăm sóc bố mẹ. Vì vậy, ông cụ nhà đó, cách đây 2 năm đã bỏ nhà ra đi. Họ vẫn chưa tìm thấy ông. Ông khoảng 73 tuổi.”

Các chuyên gia lưu ý, tất cả điều này có nghĩa là mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn cho người cao tuổi sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi việc dân số già đi là không thể tránh khỏi. Nhưng có thể làm được gì?

Tái phân bổ từ “người già khá hơn” cho “người già nghèo”?

Quay lại với vấn đề thực tại là hơn một nửa số lao động Việt Nam làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Ở Việt Nam, những người làm việc cho khu vực công và các công ty được hưởng lương hưu sau khi nghỉ hưu theo chương trình bảo hiểm xã hội (tương tự như quỹ quản lý trung ương Singapore trong đó có cả chủ lao động và nhân viên đóng góp). Nhưng họ chỉ chiếm khoảng 29% số người già, là những người được lợi hơn.

Chính phủ đã cố khuyến khích người lao động trong khu vực phi chính thức đóng góp tự nguyện vào quý hưu trí – nhưng đến nay ít có thành công, một phần là do tỷ lệ đóng góp cao từ người lao động.

Về việc cải thiện hệ thống bảo trợ xã hội để nhiều người được bảo hiểm (và được bảo hiểm tốt hơn) với trợ cấp cho tuổi già, giáo sư Giang thừa nhận những hạn chế của một ngân sách hạn hẹp của chính phủ. “Vì vậy, chúng ta cần phải mở rộng phạm vi bảo hiểm dần dần, và tăng mức hưởng lợi dần dần.”

Các chuyên gia lưu ý với quan ngại rằng núi nợ công đang tăng lên của chính phủ sẽ làm khó việc tăng nguồn tài chính xã hội, ngay cả khi nhu cầu tăng lên.

Nhưng bà Quynh không nghĩ rằng việc thiếu nguồn ngân sách là vấn đề.

Trích một nghiên cứu khẳng định rằng chỉ cần 0.03% GDP của Việt Nam để đạt được mức bảo hiểm xã hội chung cho người cao tuổi, bà chỉ ra: “Nền dân số già hơn được lợi hơn, họ nhận gần 3%GDP (thông qua trợ cấp chính phủ về trả lương hưu)…chính phủ nên tái phân bổ ngân sách cho bảo trợ xã hội dành cho người già nghèo đói.”

Tuy nhiên, đối với chị em bà Chau, bất kỳ cải tiến nào cũng có thể là quá muộn. “Cuộc sống cay đắng. Tôi không hạnh phúc. Nhưng đây là cuộc sống của tôi.” Bà Dao Muoi, một Phật tử nói. Tương tự, ông Tieng cũng nói: “Chúng tôi đã ở dưới đáy xã hội. Không gì có thể nghèo hơn.”

 

1 bình luận về “Quả bom hẹn giờ: tình trạng người già nghèo đói ở Việt Nam

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s