4 tháng từ khi những bê bối trong đăng kiểm bị phát hiện, toàn ngành chao đảo trước khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử gần 30 năm.
Tham khảo ý tưởng từ Reuters
Đi hai trạm đăng kiểm đều đóng cửa, anh Nguyễn Hữu Trung vượt 30 km từ nhà ở huyện Ứng Hoà tới trung tâm 29-06V tại Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước mặt anh, ôtô xếp hàng dài gần hai km trên đường 70 dẫn vào nơi kiểm định. Chiếc xe 5 chỗ – “cần câu cơm” duy nhất nuôi sống cả gia đình, sẽ hết hạn đăng kiểm trong 4 ngày tới. Không có lựa chọn, anh đành nhập vào hàng xe, chờ đợi.
Công tác xoá mù chữ được xác định là một trong những công tác quan trọng của ngành giáo dục. Tuy nhiên, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, công tác xoá mù chữ vẫn còn nhiều hạn chế và số người mù chữ vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.
Tỉ lệ mù chữ còn cao
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhìn chung trong cả giai đoạn 2010-2020, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-60 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn thấp hơn so với tỉ lệ biết chữ trung bình của cả nước tại cùng thời điểm. Tỉ lệ người mù chữ của cả vùng cao hơn các vùng khác.
Kết quả Xoá mù chữ giai đoạn 2010-2020 và 2022 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nguồn: Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo thống kê, số người mù chữ trong độ tuổi 15-60 của khu vực ĐBSCL còn khoảng hơn 441.000 người, chiếm 38,26% số người mù chữ của toàn quốc. Trong đó, Trà Vinh và Cà Mau là 2 tỉnh có tỉ lệ người mù chữ cao.
Đồng thời, tỉ lệ huy động người tham gia học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ của khu vực chỉ đạt 0,46%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ huy động của toàn quốc là 2,34%.
Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, tỉ lệ lao động qua đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở lên của khu vực ĐBSCL là 13,6%, thấp hơn 10% so với toàn quốc và thấp nhất so với các khu vực khác. Còn theo báo cáo kinh tế thường niên năm 2022, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỉ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) của vùng thấp nhất cả nước.
Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực khu vực ĐBSCL chưa đáp ứng yêu cầu. Đây là rào cản trong phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong vùng.
NN – Kỳ thị vùng miền là sản phẩm tồi tệ của bất cứ xã hội nào, nó bị gây ra bởi định kiến, bởi lỗi tư duy; và, nó – kỳ thị – là một ứng xử vi phạm pháp luật.
LTS: Tính cách địa phương và kỳ thị vùng miền luôn là một vấn đề hệ trọng nhưng lại ít khi được thảo luận công khai, vì sự nhạy cảm của nó. Điềm tĩnh nêu ra và thẳng thắn bàn bạc, để hướng đến cùng xây dựng những tình cảm cao đẹp cho cộng đồng, đó là một sự chân thành nên được tiếp tục. Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt xin trân trọng giới thiệu một cuộc trao đổi như thế của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công và Thái Hạo, với mong muốn sẽ kích thích và nhận về được nhiều hơn những ý kiến của đông đảo bạn đọc và các nhà khoa học trên cả nước về chủ đề này.
Up to half a million British teachers, civil servants, train drivers and university lecturers have walked off their jobs to demand better pay and working conditions in the largest coordinated strike action in a generation as wages fail to keep pace with soaring inflation.
About 300,000 people on strike on Wednesday are teachers, according to the Trades Union Congress.
Teachers at schools across England and Wales formed picket lines as they called for higher salaries in demonstrations that have divided public opinion.
Al Jazeera’s Nadim Baba reports from the British capital, London.
Ngay giữa thủ đô Hà Nội, thật khó tin khi hàng nghìn người làm công tác thủy lợi phải trầy trật phấn đấu có một… mức sống tối thiểu.
Xoay xở với đồng lương tối thiểu…
Phải hít thật sâu rồi thở từ từ để kìm nén cảm xúc, những giọt nước mắt mới không trào ra khoé mắt đỏ hoe của chị Vũ Thị Vinh – công nhân thủy nông có thâm niên 10 năm làm việc tại Xí nghiệp Thuỷ lợi Phúc Thọ (Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích).
Chị tiếp chuyện chúng tôi với tâm thế bất lực trước cuộc sống đầy rẫy lo toan nhưng thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng. Nợ chồng nợ. Nợ năm này qua năm khác, chẳng biết đến khi nào mới thoát ra được cảnh sống này.
10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.
TTCT – Liệu những “hàng rào kỹ thuật” như quy định về đăng ký thường trú (và trước đây là hộ khẩu) có tác dụng ngăn cản dòng di cư vào đô thị lớn?
Mới đây, việc lập dự thảo quy định công dân làm thủ tục đăng ký thường trú phải có chỗ ở hợp pháp tối thiểu 8m2 đối nhà ở có nguồn gốc sở hữu nhà nước và 20m2 đối với nhà ở còn lại tiếp tục cho thấy chính sách thường trú ở Hà Nội khác biệt với các khu vực khác, cũng như nỗ lực cố gắng hạn chế dân số đăng ký thường trú vào đây.
Bức tranh Những ký ức của người nhập cư (Memories of immigrant) của Cristina Bernazzani, Ý.
Những biến đổi về môi trường, khí hậu đã đẩy người lớn tuổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phải rời quê tìm đường mưu sinh.
Bà Nguyễn Thị Áp (63 tuổi) tại chỗ ngủ của mình – một tầng hầm để xe ở chung cư nơi bà làm nhân viên vệ sinh. Ảnh: Thành Nguyễn
Chuyến rời quê đầu tiên trong đời bà Nguyễn Thị Áp* là khi bà đã bước qua tuổi 63. Sáng sớm một ngày tháng Bảy, người phụ nữ tóc bạc trắng xách giỏ quần áo, một mình ra lộ bắt xe đi khỏi quê nhà Chợ Mới, An Giang, tỉnh thượng nguồn ĐBSCL đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Không chỉ mưu sinh, với bà, đó còn là một cuộc chạy trốn.
Khoản nợ hơn 100 triệu đồng tích tụ “từ ngày còn mần lúa”, lãi chồng lãi, cùng bệnh tim của người chồng đã đẩy bà Áp – gần như cả đời chỉ quen ruộng vườn – đến đô thị xa lạ tìm kiếm việc làm. Đích đến ban đầu trong kế hoạch của bà là Bình Dương, khu công nghiệp lớn nhất nước, nhưng những hàng xóm đi trước rỉ tai rằng nơi ấy chỉ có việc cho người trẻ. Cuối cùng, theo lời họ hàng chỉ, bà đặt cược vào TPHCM, nơi sẵn công việc làm thuê qua ngày.
“Ruộng đã bán. Con cái có gia đình riêng, và cũng khổ. Dì ở lại [quê] hết đời cũng không thể trả hết nợ”, bà Áp nói, không quên dặn người phỏng vấn giấu danh tính vì sợ chủ nợ nhận ra.
“Em cũng không dám chắc sang năm mình có Tết không” – Hạnh nói với tôi. Tháng Giêng này cô 25 tuổi, một người mẹ đơn thân đang tìm nơi xin làm công nhân may.
Hạnh mất việc trước Tết. Cô cùng với gần 600 công nhân của Công ty TNHH Phương Nam bị quỵt lương do ông chủ Hàn Quốc bỏ trốn.
Tôi gặp Hạnh những ngày giáp Tết 2018, ở Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Hạnh cùng đồng nghiệp đốt lửa ngồi “canh me” ông chủ trước xưởng may. Cô ôm đứa con 10 tháng tuổi: “Kiểu này mất Tết rồi chị ơi”.
Suốt nửa tháng, ban ngày họ ngồi dưới gốc cây, tối đốt lửa thức trắng đêm. Trẻ con vô tư chạy đùa giữa vài tiếng chửi thề, tiếng khóc. Ông giám đốc người Hàn Quốc biến mất cùng tiền lương tháng 12 của họ tất nhiên đã không sủi tăm. Không ai đứng ra giải quyết. Không lương, không thưởng, Hạnh và nhiều người ở lại Sài Gòn Tết này. Kể cả anh chị em dâu rể, gia đình cô có 6 người đều là công nhân cùng nhà máy.
VNE – By Bao Uyen November 26, 2019 | 08:58 am GMT+7
Xuan is a worker at a Taiwanese shoe factory. After 15 years of working there she understands the rights the Labor Code gives her.
Bao Uyen
But during her pregnancy, when her managers ask her to do jobs that may not be good for her unborn child, she obliges.
She used to work in the sole glueing division where, every day, she was exposed to industrial glues containing hazardous chemicals. When she became pregnant, she was transferred to the assembling division, where exposure to the glue is limited.
So far so good, but then her managers ask Xuan to return to her old work every time they are short of hands. Though she understands the risks for her baby, she complies.
TTCT –Tình trạng cắt giảm lao động năm nay khiến nhiều người nhận định còn tệ hơn cả năm ngoái, khi đại dịch Covid hoành hành. Không còn hình ảnh thường thấy dịp cuối năm – thời điểm công nhân tăng ca liên tục để doanh nghiệp kịp giao hàng cho đối tác. Hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm lao động, giảm
Nhiều nhà máy da giày đang cho công nhân làm việc cầm chừng do đơn hàng khan hiếm. Ảnh: TIẾN THẮNG
VNE – By Le Tuyet November 18, 2022 | 10:47 am GMT+7
“Have you found a new job?” For the last 10 days, this has invariably been the question on every worker’s lips at a residential block in HCMC’s District 12.
Located on Le Van Khuong Street, the block has over 40 rooms and the majority of tenants are workers of garment factory Sun Kyoung Vietnam, which is 100% South Korean-owned.
Early November this month, the company declared that it will cease operations because partners had suddenly canceled all orders. This meant the dismissal of around 830 employees. Ten days after it made the closure announcement, the company made its final payments to the workers.
“I received a total of VND12 million ($484.26) as October salary and financial support,” said Chau Thi Ha, a 32-year-old Tra Vinh native who worked at the factory for more than two years.
Chau Thi Ha cooks dinner, her family’s one meal of the day, at a rented room in HCMC’s District 12. Photo by VnExpress/Le Tuyet
Cities like Haiphong in northern Vietnam have seen a recent boom in tech manufacturing.
The coastal port of Haiphong, Vietnam, used to be famous for aromatic noodle dishes and organized crime. Nowadays, it’s better known as a burgeoning industrial region, where electronics makers set up shop to escape the crowded south. Optimism abounds in a place like this. “We don’t just sell land, we sell the future,” Hoang Vinh Tuan, a manager at real estate developer Deep C Industrial Zones, told Rest of World.
VNE – By Kim Ngan October 3, 2022 | 08:02 am GMT+7
Vietnamese laborers attend a meeting in Hanoi where they are prepared for working in South Korea, July 21, 2022. Photo by VnExpress/Hong ChieuBoth Hai in the northern-central Ha Tinh Province and Thang in Hanoi have the same dream: to go to South Korea to work.
But Thang is trying to achieve what he wants at Hai’s expense.
Hai is waiting anxiously for the South Korean government to lift its ban on workers from his home district, Cam Xuyen.
Cam Xuyen is one of eight districts in Vietnam whose residents cannot enter South Korea until the end of 2022.
Seoul slapped the bans after discovering many people from these districts are working illegally in South Korea.
(KTSG) – Năm 2016 tôi đi 10 ngày thăm Trường Sa trên con tàu hiện đại KN490. Rỗi việc tôi hay lê la nói chuyện với mấy anh kỹ thuật trên tàu. Biết tôi thạo tiếng Anh và IT, các anh hỏi có thể giúp đọc menu của máy lạnh to đùng trên tàu, chứa rau và thịt cho 200 người ăn cả chục ngày, hay không. Chả hiểu sao ai động vào phím điều khiển nào đó làm cho máy lạnh tạo đá và tuyết đọng trong khi rau ở giữa khoang không có khí lạnh… Từ đó, tôi nghĩ mãi về lao động trình độ cao của xứ mình.
Hàng triệu người bôn ba khắp nơi, dù chịu khó làm ăn nhưng ngoại ngữ yếu, giao tiếp và khả năng suy luận còn hạn chế do khi học trong trường ít được tranh luận… nên thường chỉ làm công việc làng nhàng. Đó là chưa kể những khu công nghiệp với những nhà máy hiện đại mọc lên ngày càng nhiều, nhưng công nhân chẳng học được bao nhiêu, chỉ biết lắp ráp như robot.
ILO – Lao động giúp việc gia đình đóng góp quan trọng cho xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết yếu cho gia đình và hộ gia đình, nhưng họ vẫn chưa được đánh giá đúng mức.
GENEVA ‒ Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chỉ có 6% lao động giúp việc gia đình trên toàn thế giới được tiếp cận an sinh xã hội toàn diện.
Điều này đồng nghĩa với việc hơn 94% trong số họ không được tiếp cận đầy đủ các cơ chế bảo vệ, bao gồm chế độ liên quan đến chăm sóc y tế, ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn nghề nghiệp, gia đình, thai sản, thương tật và tử tuất.