Quốc phòng Việt Nam 2019 (Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019)

16:58 | 10/12/2019

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng giữ ổn định bên trong và hòa hiếu, hữu nghị với các quốc gia, dân tộc khác để xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, toàn dân Việt Nam đồng lòng đứng lên đánh bại quân xâm lược, giữ vững núi sông, bờ cõi, độc lập, tự do. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhân dân Việt Nam, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt, đã xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bảo vệ nền hòa bình bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời, duy trì sức mạnh quốc phòng cần thiết, sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược.

Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang được đổi mới về tổ chức, trang bị, nghệ thuật quân sự; sức mạnh tổng hợp tiếp tục được tăng cường; khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng cao; thực sự là quân đội của nhân dân, lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tiếp tục đọc “Quốc phòng Việt Nam 2019 (Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019)”

Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc Triều Hình Luật” – Luật Hồng Đức

phapluatdansu.edu.vn Tạp chí Triết học số 7 (194) năm 2007

NGUYỄN THANH BÌNH – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483  trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này là Luật Hồng Đức(1).

Tất nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh bộ luật này. Trong thiên Hình luật chí (sách Lịch triều hiến chương loại chí), Phan Huy Chú cũng như dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác và theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu thì bộ luật này được xây dựng trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước đây, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh(2). Song, trong Lời nói đầu của cuốn Quốc triều hình luật do Viện Sử học Việt Nam dịch và giới thiệu thì bộ luật trên có thể được soạn thảo ngay năm đầu của triều Lê sơ (Lê Thái Tổ) và “không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh dần, trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ông vua nổi tiếng văn hiến Lê Thánh Tông”(3). Có thể khẳng định rằng, Luật Hồng Đức là bộ luật tiến bộ nhất, hoàn chỉnh nhất trong các bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến; là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam; là một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn hiến nước ta. Bộ luật ấy chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và nội dung tư tưởng rộng lớn, là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng nhà nước phong kiến thịnh trị thời Lê sơ.

Tiếp tục đọc “Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc Triều Hình Luật” – Luật Hồng Đức”

Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê

 danviet.vn Thứ ba, ngày 15/06/2021 22:56 PM (GMT+7)

Với Bộ luật Hồng Đức, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ được pháp luật quy định một loại quyền đặc biệt…

Bộ luật Hồng Đức là 1 trong 4 bộ tổng luật thành văn trong lịch sử lập pháp Việt Nam (cùng với bộ Hình thư thời Lý, bộ Quốc triều thông chế thời Trần và bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn). Bộ luật Hồng Đức là sản phẩm của việc pháp điển hóa pháp luật thời Lê sơ, hiệu lực của nó không chỉ duy trì trong hơn 300 năm thời Hậu Lê; mà kể cả thời Nguyễn sau này hay hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại cũng đã kế thừa nhiều thành tựu lập pháp trong bộ luật Hồng Đức.

Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê - Ảnh 1.
Hai người phụ nữ thời Lê trong Hoàng Thanh chức cống đồ.

Bộ luật Hồng Đức bao gồm 722 điều, chia thành 13 chương; nhưng không phải tất cả các điều luật này đều được ban hành trong thời kì Hồng Đức (1470-1497). Ví dụ, điều 388 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Quang Thuận thứ 2 (1461); điều 389 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), điều 391 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Quang Thiệu thứ 2 (1517)…

Tiếp tục đọc “Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê”

Tuyên bố chung tại nước sở tại về việc sắp thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh ở Việt Nam

*Lê Văn Mạnh đã bị tử hình vào ngày 22.9.2023, sau 19 năm kêu oan*

 Ngày 20.09.2023   Hà Nội Press and information team of the Delegation to VIETNAM

Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao của các Quốc gia Thành viên Liên minh châu Âu tại Việt Nam ra tuyên bố sau đây cùng với các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh: 

Liên minh châu Âu và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh kêu gọi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Lê Văn Mạnh (quyết định số 02/2015/QD-CA). 

Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình.

Ngày nay, hơn hai phần ba các quốc gia trên thế giới đã trở thành những quốc gia bãi bỏ trong luật pháp hoặc trên thực tiễn, điều này khẳng định xu hướng toàn cầu ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình. Không có bằng chứng nào cho thấy hình phạt tử hình có tác dụng răn đe tội phạm hiệu quả hơn hình phạt tù. Hơn nữa, việc cải tạo với vai trò như một mục tiêu của luật hình sự hiện đại không thể thực hiện được bằng việc áp dụng hình phạt tử hình. Không những thế, bất kỳ sai sót nào – điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ hệ thống luật pháp nào – đều không thể đảo ngược. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực nỗ lực để thúc đẩy xu hướng chung hướng tới loại bỏ hình phạt tử hình và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trên con đường tiến tới việc xóa bỏ này.

QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)

quochoi.vn 20/06/2023

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Kết quả cho thấy, có 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành với việc thông qua Luật này (đạt tỷ lệ 93,72%).

PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỚI 03 NỘI DUNG VỀ HOÀN THIỆN CÁC DỰ ÁN LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)

Sau khi Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày về Một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật này. 

Phát biểu tại Hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, kết quả cho thấy, có 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành với việc thông qua Luật này (đạt tỷ lệ 93,72%).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội trường.

Tiếp tục đọc “QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)”

Chính sách thuế, kế toán đối với các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở Việt Nam


07:26 05/02/2022 tạpchitaichanh

Hiện nay, việc hình thành và mở rộng các quỹ xã hội, từ thiện là xu thế tất yếu để giúp Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng và phúc lợi cho các đối tượng yếu thế, góp phần giảm chênh lệch khoảng cách giàu, nghèo. Thông qua phân tích, đánh giá một số chính sách thuế, kế toán hiện đang áp dụng đối với các quỹ xã hội, từ thiện ở Việt Nam, bài viết chỉ ra những hạn chế, khoảng trống trong các quy định này và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế, kế toán đối với các quỹ xã hội, từ thiện, giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ của các quỹ này thuận tiện, minh bạch.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện ở Việt Nam

Hiện nay, các tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện ở Việt Nam hoạt động dựa trên căn cứ pháp lý sau: Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ).

Tiếp tục đọc “Chính sách thuế, kế toán đối với các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở Việt Nam”

Nghị định chính phủ Số 93/2019/NĐ-CP về Tổ chức, Hoạt động của Quỹ xã hội, Qũy từ thiện

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 93/2019/NĐ-CPHà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với công dân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ

Tiếp tục đọc “Nghị định chính phủ Số 93/2019/NĐ-CP về Tổ chức, Hoạt động của Quỹ xã hội, Qũy từ thiện”

Phương án phát triển lưới điện quốc gia thời kỳ 2021 – 2030

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu Chuyên viên pháp lý 

Quỳnh Như Báo điện tử chính phủ

Phương án phát triển lưới điện quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được định hướng như thế nào? – Thùy Trâm (TPHCM)

Mục lục bài viếtMục lục bài viết

Phương án phát triển lưới điện quốc gia thời kỳ 2021 – 2030

Phương án phát triển lưới điện quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 (Hình từ internet)

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

1. Phương án phát triển lưới điện quốc gia thời kỳ 2021 – 2030

Về định hướng phát triển

– Phát triển hệ thống truyền tải điện đồng bộ với tiến độ các nguồn điện, nhu cầu phát triển phụ tải của các địa phương, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng kết nối khu vực. Phát triển lưới điện thông minh để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo ở quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và kinh tế.

– Phát triển lưới điện truyền tải 500 kV và 220 kV bảo đảm khả năng giải tỏa công suất các nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Phát triển lưới điện truyền tải điện có dự phòng lâu dài, tăng cường sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung để giảm diện tích chiếm đất. Khuyến khích xây dựng các trạm biến áp truyền tải kết hợp cung cấp điện cho phụ tải lân cận.

– Lưới điện truyền tải 500 kV giữ vai trò xương sống trong liên kết các hệ thống điện vùng miền và trao đổi điện năng với các nước trong khu vực. Giới hạn truyền tải liên miền ở mức hợp lý, giảm truyền tải điện đi xa, hạn chế tối đa xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền trước năm 2030.

– Xây dựng lưới điện 220 kV bảo đảm độ tin cậy, các trạm biến áp trong khu vực có mật độ phụ tải cao thiết kế theo sơ đồ đảm bảo vận hành linh hoạt. Xây dựng các trạm biến áp 220 kV đủ điều kiện vận hành tự động không người trực. Đẩy mạnh xây dựng các trạm biến áp GIS, trạm biến áp 220/22 kV, trạm ngầm tại các trung tâm phụ tải.

– Nghiên cứu ứng dụng hệ thống Back-to-Back, thiết bị truyền tải điện linh hoạt để nâng cao khả năng truyền tải, giảm thiểu diện tích chiếm đất. Tổ chức nghiên cứu công nghệ truyền tải điện xoay chiều và một chiều điện áp trên 500 kV.

– Định hướng sau năm 2030 sẽ phát triển các đường dây truyền tải siêu cao áp một chiều kết nối khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ để khai thác mạnh tiềm năng điện gió ngoài khơi. Nghiên cứu các kết nối xuyên châu Á – Thái Bình Dương.

Các dự án lưới điện truyền tải trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh chưa đưa vào vận hành được điều chỉnh trong Quy hoạch này.

Về khối lượng xây dựng lưới truyền tải

– Giai đoạn 2021 – 2030: Xây dựng mới 49.350 MVA và cải tạo 38.168 MVA trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới 12.300 km và cải tạo 1.324 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 78.525 MVA và cải tạo 34.997 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới 16.285 km và cải tạo 6.484 km đường dây 220 kV.

– Định hướng giai đoạn 2031 – 2050: Xây dựng mới 40.000 – 60.000 MW dung lượng trạm HVDC và 5.200 – 8.300 km đường dây HVDC; xây dựng mới 90.900 – 105.400 MVA và cải tạo 117.900 -120.150 MVA trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới 9.400 – 11.152 km và cải tạo 801 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 124.875 – 134.125 MVA và cải tạo 105.375 – 106.750 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới 11.395 – 11.703 km, cải tạo 504 – 654 km đường dây 220 kV. Khối lượng lưới điện giai đoạn 2031 – 2050 sẽ chuẩn xác trong các quy hoạch điện thời kỳ tiếp theo.

2. Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực

– Tiếp tục nghiên cứu hợp tác, liên kết lưới điện với các nước tiểu vùng sông Mê Kông và các nước ASEAN ở các cấp điện áp 500 kV và 220 kV để tăng cường khả năng liên kết hệ thống, trao đổi điện năng, tận dụng thế mạnh tài nguyên của các quốc gia.

– Thực hiện liên kết lưới điện với Lào bằng các tuyến đường dây 500 kV, 220 kV để nhập khẩu điện từ các nhà máy điện tại Lào theo biên bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết giữa hai Chính phủ.

– Duy trì liên kết lưới điện với các nước láng giềng qua các cấp điện áp 220 kV, 110 kV, trung thế hiện có; nghiên cứu thực hiện giải pháp hòa không đồng bộ giữa các hệ thống điện bằng trạm chuyển đổi một chiều – xoay chiều ở cấp điện áp 220-500 kV.

– Xây dựng các công trình đấu nối các dự án xuất khẩu điện có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng.

Xem thêm Quyết định 500/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/5/2023.

Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VIII

QUYẾT ĐỊNH 500/QĐ-TTG NGÀY 15/05/2023 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH download >>

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 500/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 2842/TTr-BCT ngày 14 tháng 5 năm 2023 và Công văn số 2851/BCT-ĐL ngày 15 tháng 5 năm 2023; Báo cáo thẩm định số 62/BC-HĐTĐQHĐ ngày 13 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) với những nội dung chủ yếu sau: Tiếp tục đọc “Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VIII”

Một số bất cập của pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước xác định

tapchicongthuong.vn

17/05/2023 lúc 13:30 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên 

TCCT ThS. Nguyễn Đắc Văn (Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt)

Tóm tắt: 

Giá đất là một chế định pháp lý quan trọng trong Luật Đất đai 2013, sau một thời gian áp dụng, những quy phạm về giá đất do cơ quan nhà nước xác định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước xác định tại Việt Nam hiện nay, cũng như chỉ ra một số bất cập của quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giá đất.

Từ khóa: giá đất, pháp luật đất đai, bất cập và phương hướng hoàn thiện.

1. Đặt vấn đề

Giá đất là một chế định pháp lý quan trọng trong Luật Đất đai 2013, sau một thời gian áp dụng, những quy phạm về giá đất do cơ quan nhà nước xác định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung như: giá đất quy định trong khung giá đất, bảng giá đất thường thấp hơn nhiều lần giá đất phổ biến trên thị trường; những nguyên tắc xác định giá đất chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh do sự thiếu rõ ràng của pháp luật; quy định về các phương pháp định giá đất, về Hội đồng thẩm định giá còn nhiều bất cập… Thực trạng pháp luật này đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu để làm rõ những hạn chế trong quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giá đất. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

2. Một số vấn đề pháp lý về giá đất do cơ quan nhà nước xác định theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay

2.1. Về xác định giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng

Tiếp tục đọc “Một số bất cập của pháp luật về giá đất do cơ quan nhà nước xác định”

Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’

VNE – Thứ hai, 20/3/2023, 00:00 (GMT+7)

Rút bảo hiểm một lần

Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Khắc Giang – Tiến sĩ Khoa học Chính trị

Lúc mới ra trường, tôi gửi tiền vào một quỹ lớn. Mức nộp tương đương 22% thu nhập mỗi tháng, tôi đóng 6% còn cơ quan góp 16%. Quỹ có số dư vào khoảng 36 tỷ USD, và số lượng khách hàng lên đến hàng chục triệu.

Tuy nhiên, quỹ lại không công bố báo cáo tài chính, và chỉ cho phép nhận vốn và lãi hàng tháng sau khi tôi bước qua tuổi nghỉ hưu. Nghĩa là tôi sẽ phải chờ khoảng 35 năm mới biết khoản đầu tư của mình hiệu quả ra sao. Quỹ cũng thường than thở về nguy cơ mất thanh khoản, vỡ quỹ, trong khi không có cam kết đáng kể về rủi ro trượt giá đồng tiền do lạm phát.

Nếu có cơ hội, theo bạn, tôi có nên rút khỏi quỹ hay không?

Tiếp tục đọc “Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’”

Baby formula marketing ‘pervasive, misleading and aggressive’ – UN report

news.un.org

A mother carrying her newborn baby.

© UNSPLASH/Holie Santos

A mother carrying her newborn baby.

Facebook Twitter Print Email

Health

Parents and pregnant women globally are exposed to aggressive marketing for baby formula milk, according to a report launched jointly by two UN agencies on Tuesday.

How marketing of formula milk influences our decisions on infant feeding, the first report in a series by the World Health Organization (WHO) and the UN Children’s Fund (UNICEF), draws on interviews with parents, pregnant women, and health workers in eight countries.

More than half of those surveyed acknowledged that they had been targeted by formula milk companies.

Invasive marketing

UNICEF and WHO maintain that the $55 billion formula milk industry uses systematic and unethical marketing strategies to influence parents’ infant feeding decisions and exploitative practices that compromise child nutrition and violate international commitments.

“This report shows very clearly that formula milk marketing remains unacceptably pervasive, misleading and aggressive,” said WHO Director-General Tedros Adhanom Ghebreyesus, calling for regulations on exploitative marketing to be “urgently adopted and enforced to protect children’s health.”

The report found not only that industry marketing techniques include unregulated and invasive online targeting, but also sponsored advice networks and helplines; offered promotions and free gifts; and influenced health workers’ training and recommendations.

Barriers to breastfeeding

The report underlines that the industry often delivers misleading and scientifically unsubstantiated information to parents and health workers and also violates the International Code of Marketing of Breast-milk Substitutes – a landmark public health agreement to protect mothers from aggressive marketing by the baby food industry.

Having surveyed 8,500 parents and pregnant women, and 300 health workers globally, the report found that exposure to formula milk marketing reached 84 per cent of all women surveyed in the United Kingdom; 92 per cent in Viet Nam and 97 per cent in China – increasing their likelihood of choosing formula feeding.

“False and misleading messages about formula feeding are a substantial barrier to breastfeeding, which we know is best for babies and mothers,” said UNICEF Executive Director Catherine Russell.

Formula milk industry spends billions each year to influence your decision about what to feed your baby.

WHO/UNICEF

Tiếp tục đọc “Baby formula marketing ‘pervasive, misleading and aggressive’ – UN report”

Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Lưu Minh Sang (*) – Thứ Ba, 3/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineNgười tiêu dùng tài chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vì phần lớn họ luôn phải đối diện với rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, như là nạn nhân của các vụ lừa đảo phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán, cưỡng ép mua bảo hiểm, cho vay nặng lãi… trong năm nay. Thế nhưng, tấm khiên bảo vệ quyền lợi của họ đang bị thủng nhiều chỗ…

Sơ hở là có thể mất tiền

Tại Việt Nam, người tiêu dùng tài chính đang đối diện đầy đủ những rủi ro trải dài ở hầu hết các lĩnh vực tài chính, từ ngân hàng, chứng khoán đến bảo hiểm và công nghệ tài chính. Nhìn một cách khái quát, người tiêu dùng tài chính đang đối diện với sáu nhóm rủi ro chính như sau:

Tiếp tục đọc “Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính”