Long đong chợ nổi Việt Nam

English: Vietnam floating market struggles to stay above water

Một người đàn ông sống trên thuyền đang ngáp dài khi nằm trên võng trong khoang thuyền ở một nhánh sông Hậu tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, một thành phố nhỏ của đồng bằng châu thổ sông Mê Kông

Sửa chữa các loại cân đĩa từng là công việc kinh doanh khá tốt trên chợ nổi Cái Răng Việt Nam, nhưng người thợ cuối cùng trên sông hiện nay chỉ kiếm được vài đôla (vài trăm nghìn đồng) một tháng vì cuộc sống hiện đại đã khiến những người buôn bán chuyển lên đất liền. Tiếp tục đọc “Long đong chợ nổi Việt Nam”

Tiền ảo Bitcoin: Khung pháp lý hiện tại và tương lai

English: Bitcoin: Current And Future Legal Framework

Bitcoin đã được tạo ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hoạt động ngoài sự kiểm soát của chính phủ, ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các loại tiền ảo và tiền kỹ thuật số khác, còn gọi là tiền điện tử (cryptocurrencies), xuất hiện ngay sau đó. Bởi vì Bitcoin tương đối mới mẻ, các quy định của chính phủ còn rất ít. Tuy nhiên, người dùng có thể hy vọng chính phủ sẽ tăng cường giám sát trong những năm tới.

Bitcoin được phát hành vào năm 2009, bởi một lập trình viên được biết đến với tên gọi Satoshi Nakamoto, như một sự phản ứng cá nhân đối với khủng hoảng tài chính. Nakamoto muốn một loại tiền tệ mà chính phủ và ngân hàng không thể dễ dàng thao túng. Bitcoin được định nghĩa bằng mã code và không có hình dạng hoặc giá trị nội tại. Nó bị phân quyền hoàn toàn và có thể được trao đổi ẩn danh mà không phải chịu bất kỳ khoản phí dịch vụ tài chính nào. Những điểm đặc biệt như vậy đã khiến Bitcoin trở nên hấp dẫn với các hoạt động tội phạm và trở thành một thách thức với các nhà lãnh đạo, cơ quan thực thi và các cơ quan thuế. Tiếp tục đọc “Tiền ảo Bitcoin: Khung pháp lý hiện tại và tương lai”

Lạm dụng thuốc trừ sâu dẫn đến các vấn đề về hô hấp ở trẻ em nông thôn

English: Heavily-used pesticide linked to breathing problems in farmworkers’ children

Ngày 16 tháng 8 năm 2017 Nguồn: Đại học California – Berkeley

Tóm tắt: Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng lưu huỳnh nguyên tố có liên quan đến sự suy giảm chức năng phổi, làm tăng các triệu chứng bệnh hen và phải dùng thuốc hen liều cao ở trẻ em sống trong vòng nửa dặm xung quanh các trang trại sử dụng thuốc trừ sâu.

Lưu huỳnh nguyên tố – Elemental sulfur, loại thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất ở California, có thể gây nguy hại tới sức khỏe hô hấp của trẻ em sống gần các trang trại sử dụng loại thuốc trừ sâu này, theo nghiên cứu mới của Đại học California – Berkeley.
Tiếp tục đọc “Lạm dụng thuốc trừ sâu dẫn đến các vấn đề về hô hấp ở trẻ em nông thôn”

Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017

English: Trafficking in Persons Report 2017 

Chính phủ Việt Nam chưa đạt đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người; tuy nhiên, đã có những nỗ lực đáng kể. So sánh với kỳ báo cáo trước, chính phủ VN đã thể hiện nỗ lực ngày càng tăng; vì vậy, Việt Nam vẫn được duy trì ở nhóm 2.

Chính phủ thể hiện sự tăng thêm nỗ lực thông qua việc xác định các nạn nhân; mở rộng các chương trình đào tạo về chống buôn người và chiến dịch nhận thức cho các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ địa phương, thành viên của các nhóm có nguy cơ bị buôn bán; và ban hành hướng dẫn tới các bộ liên quan, lãnh đạo các tỉnh về kế hoạch hành động quốc gia chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ đã không đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu ở một số lĩnh vực chính. Nỗ lực chống nạn buôn người bị cản trở do thiếu sự hợp tác giữa các ngành, các cán bộ tỉnh chưa nắm rõ luật chống buôn bán người, thủ tục xác định nạn nhân, và thu thập dữ liệu chưa đầy đủ.
Tiếp tục đọc “Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017”

Buôn bán người – Báo cáo về nạn buôn người năm 2017

English_Trafficking in Persons Report 2017 

CÁC LOẠI HÌNH NÔ LỆ THỜI HIỆN ĐẠI

Buôn bán mại dâm

Khi một người trưởng thành tham gia vào một hành vi tình dục mang tính thương mại như mại dâm, vì bị đe dọa bởi bạo lực, lừa gạt, ép buộc hay kết hợp các hình thức trên, thì người đó là nạn nhận của nạn buôn người. Trong những trường hợp như vậy, những người liên quan tới tuyển mộ, chứa chấp, lôi kéo, vận chuyển, cung cấp, sử dụng, bảo kê, gạ gẫm, hoặc nuôi dưỡng một người vì mục đích buôn bán mại dâm là những người phạm tội buôn bán mại dâm. Buôn bán mại dâm cũng có thể xảy ra dưới một hình thức cưỡng ép cụ thể, những cá nhân bị ép buộc tiếp tục bán dâm do phải chịu những khoản nợ trái pháp luật như chi phí vận chuyển, tuyển dụng, hoặc thậm chí việc “bán hàng” của họ – họ bị buộc phải trả hết trước khi được tự do. Ngay cả khi một người lúc đầu đồng ý tham gia mại dâm, vẫn là sai trái nếu sau khi chấp thuận, người đó phải làm việc dưới sự ép buộc bằng tinh thần hoặc vũ lực. Khi đó, họ (bất kể con trai hay con gái) là một nạn nhân của nạn buôn bán mại dâm và nên nhận được sự trợ giúp như đã nêu trong Nghị định thư Palermo và luật pháp hiện hành trong nước.

Buôn bán tình dục trẻ em Tiếp tục đọc “Buôn bán người – Báo cáo về nạn buôn người năm 2017”

Nóng bức và bạo lực

English version: Hot and Violent

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu hiểu được những thiệt hại kinh tế xã hội gây ra bởi biến đổi khí hậu.

David Rotman

22 tháng 12 năm 2015

Không ai biết biến đổi khí hậu sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào. Chúng ta không biết chắc nồng độ carbon dioxit trong khí quyển là bao nhiêu thì sẽ làm tăng nhiệt độ, và ảnh hưởng tới lượng mưa ở những khu vực khác nhau trên trái đất. Chúng ta cũng phải tìm hiểu những sự thay đổi này sẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, ảnh hưởng sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế như thế nào. Ngoài ra một câu hỏi có thể gây nhiều lo lắng hơn: liệu thiệt hại do biến đổi khí hậu, hoặc thậm chí mối đe dọa từ sự biến đổi khí hậu, có dẫn đến một thế giới đầy bạo lực trong tương lai? Tiếp tục đọc “Nóng bức và bạo lực”

Nhân viên hồi sức cấp cứu đối mặt với kiệt sức và căng thẳng cao

English: Emergency department workers face high stress, burnout

(Chuyên mục sức khỏe Reuters)- Nhân viên ở bộ phần cấp cứu luôn phải đối mặt với căng thẳng trong công việc, nhưng hiện có rất ít nỗ lực để cải thiện tình trạng này, các nghiên cứu cho biết.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến stress ở các bác sĩ, y tế và các nhân viên khác làm việc ở bộ phận cấp cứu (ED), nhưng có rất ít nghiên cứu giúp giải quyết những căng thẳng mà họ đang chịu đựng.

Tác giả Subhashis Basu, trường đại học Sheffield, Anh cho biết: “Nhân viên cấp cứu có lượng công việc rất lớn, luôn phải đưa ra các quyết định nhanh dưới áp lực lớn mà mang trách nhiệm nặng nề”

Căng thẳng quá độ có thể dẫn đến giảm sút sức khỏe thể chất và tinh thần; không còn thỏa mãn với công việc và khiến người lao động rời bỏ công việc của mình,” Basu viết cho Reuters Healthy qua email. Những nơi công việc áp lực cao thường ít hiệu quả và có nhiều biến động về nhân sự, ông cho biết thêm. Tiếp tục đọc “Nhân viên hồi sức cấp cứu đối mặt với kiệt sức và căng thẳng cao”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P3)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

CÓ NÊN HAY KHÔNG TIẾN HÀNH ĐỘT PHÁ?

Phần lớn thông tin cho thấy các công ty lớn đang phạm sai lầm: họ quá tự mãn, chậm thay đổi, hoặc quá tập trung vào việc bảo vệ thị trường truyền thống. Rất nhiều ví dụ minh họa đã được cung cấp trong báo cáo này. Nhưng cũng có những công ty không đi theo xu thế đó –những công ty giữ vững vị trí đứng đầu hoặc phản ứng nhanh trước những xu thế và động lực mới.

Cuộc khảo sát chỉ ra một số chiến lược các công ty đang sử dụng để giải quyết (hoặc tạo lợi thế) các nguồn lực đột phá. 1/4 các công ty được khảo sát, trong năm vừa qua, đã sát nhập hoặc mua lại công ty đối thủ, và 1/5 các công ty đã mua lại các công ty khởi nghiệp sáng tạo có cùng mục đích.

Hợp tác ngành đang giúp giải quyết các chiến lược đột phá. Nhận ra ranh giới giữa các ngành ngày càng thu hẹp, các công ty đang hình thành mối quan hệ hợp tác hoặc tham gia các mạng lưới với các tổ chức khác. Điều này là tất yếu trong lĩnh vực công nghệ, nơi mà các công ty lớn tìm kiếm đối tác cho nền tảng của mình, nơi họ có thể chia sẻ ý tưởng và giúp công ty khác phát triển sản phẩm. Trong các công ty được khảo sát, gần 1/3 thành lập liên minh chiến lược với một công ty trong ngành, và 1/4 hợp tác với một công ty ngoài ngành. 1/5 các công ty đã liên kết với các công ty khởi nghiệp sáng tạo trong các dự án của tập đoàn. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P3)”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P2)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

THỬ THÁCH HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Lĩnh vực y tế đang có rất nhiều nguồn lực đột phá. Ở một số nước, chính phủ đang thay đổi mô hình chăm sóc sức khỏe truyền thống, khiến cho các tổ chức phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình. Trong thời kỳ của “y tế thông minh”, người tiêu dùng (ở đây là bệnh nhân) nhận được nhiều thông tin sức khỏe, lời khuyên và sự chăm sóc hơn trước đây, nhờ vào những tiến bộ của công nghệ, gồm viễn thông y tế và y tế di động.

Họ có thể dễ dàng truy cập tới mọi dữ liệu từ thời gian chờ ở bệnh viện đến “nhận xét” của bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia. Công nghệ đồng thời cũng mang đến khả năng thay đổi to lớn trong cách các tổ chức chăm sóc sức khỏe, từ các công ty khoa học đời sống đến bệnh viện và các trung tâm phục hồi sức khỏe ban đầu, phân phối dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Sự hợp tác giữa y tế và công nghệ là kết quả và hiệu quả của những nguồn lực này, tạo ra hệ sinh thái đổi mới với nhiều vai trò khác nhau. Những công ty đột phá tận dụng dữ liệu lớn và công nghệ chăm sóc sức khỏe, là thách thức với cách chăm sóc sức khỏe truyền thống và các tổ chức khoa học đời sống. Mặc dù chậm trễ hơn, nhưng một số công ty đã bắt đầu sử dụng những công nghệ tương tự để đáp ứng thị trường. Điều này có thể coi là cơ hội cho sự phát triển hơn là một mối đe dọa, nhưng các tổ chức chăm sóc sức khỏe cần hợp tác với các công ty đột phá trong những ngành khác, đặc biệt là công nghệ, bên cạnh đó còn có các ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm và thậm chí cả ngành sản xuất để tận dụng đầy đủ lợi thế. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P2)”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P1)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

GIỚI THIỆU

Khái niệm cổ điển của sự sang tạo đột phá – disruptive innovation – do giáo sư Clayton Christensen, trường Kinh doanh Harvard, đưa ra là các công ty mới thành lập sử dụng công nghệ để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thay thế rẻ hơn. Đột phá có thể cũng xảy ra khi xuất hiện những phương tiện thuận tiện hơn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Dù là ngành kinh doanh nào, vẫn luôn có những công ty đột phá và công ty bị ảnh hưởng bởi sự đột phá. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P1)”

Dược phẩm kém chất lượng, sai nhãn mác, thuốc nhái và thuốc giả (SSFFC)

English:  Substandard, spurious, falsely labelled, falsified and counterfeit (SSFFC) medical products

  • Dược phẩm kém chất lượng, sai nhãn mác, thuốc nhái, thuốc giả – SSFFC – có thể gây nguy hiểm đến bệnh nhân và khiến việc điều trị không đạt hiệu quả.
  • SSFFC là nguyên nhân chính gây mất lòng tin vào dược phẩm, nhà cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
  • SSFFC ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới
  • Dược phẩm SSFFC thuộc danh mục thuốc điều trị chính được báo cáo đến WHO gồm thuốc, vac xin, chẩn đoán in vitro.
  • Thuốc điều trị sốt rét và thuốc kháng sinh là hai loại thuốc bị làm giả nhiều nhất
  • Cả thuốc phổ thông và thuốc đặc trị cao cấp đều bị làm giả, từ những thuốc đắt tiền như thuốc điều trị ung thư đến những loại thuốc không quá đắt tiền như thuốc giảm đau.
  • Những loại thuốc này có thể tìm thấy ở những chợ vỉa hè bất hợp pháp, trên những website không được kiểm soát, các hiệu thuốc, phòng khám, bệnh viện

Tiếp tục đọc “Dược phẩm kém chất lượng, sai nhãn mác, thuốc nhái và thuốc giả (SSFFC)”

Chính sách công nghiệp: Chỉ dẫn cho một vấn đề phức tạp (P2)

English: Industrial Policy: A Guide for the Perplexed

>> Chính sách công nghiệp: Chỉ dẫn cho một vấn đề phức tạp (P1)

Đừng bị ám ảnh bởi sản xuất

Sản xuất xứng đáng nhận được sự chú ý. Sản xuất tạo ra phần lớn doanh thu xuất khẩu ở các nước giàu và có lịch sử phát triển nhanh về năng suất. Mặc dù vậy, sản xuất chỉ tạo ra khoảng 10-15% việc làm ở các nước đang phát triển (và thậm chí ít hơn ở Hoa Kỳ và một vài nước phát triển nhất thế giới), và sản xuất cũng không còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị thặng dư và việc làm (Dadush, 2015). Nói cách khác, sản xuất là ngành nhỏ và tương đối chậm phát triển, trong khi cạnh tranh quốc tế rất khốc liệt. Bởi vì xuất khẩu sản xuất phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu, tính trong giá trị gia tăng, nên sản xuất đóng góp ít hơn trong nguồn thu ngoại tệ, không nhiều như mọi người thường nghĩ. Không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển, thu nhập ngoại tệ ròng phần lớn không có liên quan đến sản xuất. Bởi vì sản xuất tạo ra doanh thu thấp và ngày càng đi xuống và nhất là từ khi sản xuất đặc biệt thiên về tự động hóa, giá trị thặng dư dài hạn và xu thế việc làm đang trở nên tương đương với nông nghiệp dù ít nghiêm trọng hơn.
Tiếp tục đọc “Chính sách công nghiệp: Chỉ dẫn cho một vấn đề phức tạp (P2)”

Chính sách công nghiệp: Chỉ dẫn cho một vấn đề phức tạp (P1)

English: Industrial Policy: A Guide for the Perplexed

>> Chính sách công nghiệp: Chỉ dẫn cho một vấn đề phức tạp (P2)

Với mục đích của bài viết ngắn này, chính sách công nghiệp được định nghĩa là sự can thiệp của chính phủ vào một lĩnh vực nhất định, để thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực đó và từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Định nghĩa này không bao gồm các chính sách theo chiều ngang, như sự đầu tư vào giáo dục, củng cố qui định về luật và quyền sở hữu, …, mặc dù những chính sách ngang này có thể ảnh hưởng đến nhiều ngành khác nhau theo cách khác nhau và vì vậy có thể là một phần của chính sách công nghiệp. Tôi làm như vậy nhằm tăng tính khúc chiết, ngắn gọn và bởi vì sự ảnh hưởng của chính sách ngang rất rộng, và có ít nhiều gây tranh cãi xung quanh chính sách này hơn là sự ảnh hưởng của nó tới các ngành kinh tế. Để tập trung hơn nữa, tôi cũng loại trừ những sự can thiệp nhằm đạt được mục tiêu khác mục tiêu tăng trưởng, việc làm, như cải thiện môi trường và tiêu chuẩn an toàn, biện pháp can thiệp để sửa chữa thất bại của thị trường và cũng để không gây các tranh cãi liên quan. Tiếp tục đọc “Chính sách công nghiệp: Chỉ dẫn cho một vấn đề phức tạp (P1)”

Liệu Việt Nam sẽ đối mặt với một trận hạn hán trầm trọng lần nữa

English: Is Vietnam in for Another Devastating Drought?

Bài học từ thảm họa năm ngoái có thể định hình cách tiếp cận đối phó với biến đổi  khí hậu ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Is Vietnam in for Another Devastating Drought?
Một người nông dân đang đốt những cây lúa khô, toàn bộ lúa đã bị chết khô do bị ảnh hưởng nặng nề của nạn hạn hán ở huyện Sóc Trăng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Việt Nam (ngày 30, tháng 3, năm 2016). Hình ảnh:Reuters/Kham

Kì nghỉ Tết âm lịch của Việt Nam đã kết thúc, đánh dấu sự bắt đầu của mùa khô ở vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Kông, Việt Nam. Ngay tại lúc này, ở các huyện ven biển đồng bằng châu thổ, hàng ngàn người nông dân, đặc biệt là những người đã chịu ảnh hưởng thảm hại của trận hạn hán lịch sử năm ngoái, đang được huy động để chuẩn bị đối phó với một trận hạn hán nghiêm trọng khác, được dự đoán sẽ diễn ra trong vài tuần tới.

Trong suốt mùa khô năm ngoái, trận hạn hán kỷ lục, theo sau là sự xâm nhập mặn, gây thiệt hại 15 nghìn tỷ VND (669 triệu $) đến sản xuất nông nghiệp. Trận hạn hán cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nhân đạo và tác động kinh tế khác: gần nửa triệu hộ gia đình thiếu nước sạch và lương thực, hàng ngàn người phải di chuyển đến các khu vực thành thị để tìm kiếm việc làm. Hạn hán gây ra bởi nguyên nhân chính là các đập thủy điện Trung Quốc xây dựng ở khu vực thượng nguồn sông Mê Kông, kết hợp với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Tiếp tục đọc “Liệu Việt Nam sẽ đối mặt với một trận hạn hán trầm trọng lần nữa”

6 câu chuyện về môi trường và phát triển cần để mắt trong năm 2017

 English: 6 Environment and Development Stories to Watch in 2017

Năm vừa rồi 2016 đã mang lại những cú shock chính trị lớn cho thế giới: Donald Trump đắc cử; sự lên ngôi của “tin giả mạo”; sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, làn sóng  chống lại toàn cầu hoá ở Anh, sự kiện ở Philipin và các nơi khác. Rất nhiều sự kiện này được châm ngòi bởi một số nhóm người cảm thấy rằng họ bị cướp mất các cơ hội về kinh tế.

Một câu hỏi lớn cho năm 2017 là: Tiếp tục đọc “6 câu chuyện về môi trường và phát triển cần để mắt trong năm 2017”