Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.
THỬ THÁCH HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Lĩnh vực y tế đang có rất nhiều nguồn lực đột phá. Ở một số nước, chính phủ đang thay đổi mô hình chăm sóc sức khỏe truyền thống, khiến cho các tổ chức phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình. Trong thời kỳ của “y tế thông minh”, người tiêu dùng (ở đây là bệnh nhân) nhận được nhiều thông tin sức khỏe, lời khuyên và sự chăm sóc hơn trước đây, nhờ vào những tiến bộ của công nghệ, gồm viễn thông y tế và y tế di động.
Họ có thể dễ dàng truy cập tới mọi dữ liệu từ thời gian chờ ở bệnh viện đến “nhận xét” của bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia. Công nghệ đồng thời cũng mang đến khả năng thay đổi to lớn trong cách các tổ chức chăm sóc sức khỏe, từ các công ty khoa học đời sống đến bệnh viện và các trung tâm phục hồi sức khỏe ban đầu, phân phối dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.
Sự hợp tác giữa y tế và công nghệ là kết quả và hiệu quả của những nguồn lực này, tạo ra hệ sinh thái đổi mới với nhiều vai trò khác nhau. Những công ty đột phá tận dụng dữ liệu lớn và công nghệ chăm sóc sức khỏe, là thách thức với cách chăm sóc sức khỏe truyền thống và các tổ chức khoa học đời sống. Mặc dù chậm trễ hơn, nhưng một số công ty đã bắt đầu sử dụng những công nghệ tương tự để đáp ứng thị trường. Điều này có thể coi là cơ hội cho sự phát triển hơn là một mối đe dọa, nhưng các tổ chức chăm sóc sức khỏe cần hợp tác với các công ty đột phá trong những ngành khác, đặc biệt là công nghệ, bên cạnh đó còn có các ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm và thậm chí cả ngành sản xuất để tận dụng đầy đủ lợi thế.
TẠI SAO BẠC LẠI LÀ VÀNG
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng những người trên 60 tuổi là nguồn lực quan trọng để đột phá ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thế hệ “baby-boomer”(thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh) là một thị trường lớn, dẫn đầu việc sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe hiện đại: 87% người trong lĩnh vực này cho biết những người trên 60 tuổi là những người đầu tiên sử dụng một hay nhiều sản phẩm của họ.
Điều này hoàn toàn khác với nhận thức thông thường khi cho rằng thế hệ già thường không biết đến công nghệ. Những người trong độ tuổi 40, 50, 60 ngày nay có thể dễ dàng sử dụng công nghệ, điều này có nghĩa là những thế hệ trên 60 tiếp theo sẽ quen thuộc với công nghệ hơn các thế hệ trước.
Chi phí và hiệu quả đang thúc đẩy nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình. Nếu tình trạng sức khỏe của một người cao tuổi có thể kiểm soát tại nhà mà không cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm chăm sóc, sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe và công ty bảo hiểm, đồng thời đối với từng cá nhân, điều này có tính nhân văn hơn. Một số dịch vụ kiểm soát sử dụng các thiết bị mang cơ bản có thể xác định người đeo bị ngã ở đâu và khi nào; mặc dù vậy, những thiết bị đó không thể xác định nguyên nhân xảy ra. Các thiết bị mang đặc biệt, được thiết kế riêng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc tim mạch, có thể cho biết thông tin về tình trạng bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm và có thể can thiệp kịp thời.
GSK, một công ty dược của Anh, đang sử dụng các thiết bị đính kèm và các công nghệ người sử dụng trong suốt quá trình thử nghiệm lâm sàng để hiểu rõ hơn tình trạng bệnh ở cấp độ cá nhân. “Sự xuất hiện của y học từ xa, trung tâm chăm sóc khẩn cấp đã biến chiếc điện thoại trở thành một thiết bị chăm sóc sức khỏe, và là thiết bị mang rất thích hợp, ngày càng trở nên phổ biến – hình thức chăm sóc sức khỏe này đang được đẩy mạnh dựa trên những nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi,” Julian Jenkins, phó chủ tịch kiêm người đứng đầu bộ phận cải tiến, năng suất và công nghệ trong nền tảng lâm sàng của GSK. “Chúng tôi đang cố gắng tìm ra những phương pháp sử dụng điện thoại có thể giúp tương tác với bệnh nhân một cách dễ dàng và chúng tôi đang áp dụng nó trong các nghiên cứu lâm sàng.”
Ông Jenkins mô tả trong một nghiên cứu gần đây, trong những bệnh nhân đột quỵ đeo một máy đo gia tốc trên cột sống hơn 2-3 ngày thay vì phải thực hiện bài kiểm tra đi bộ định kỳ 10m giữa 2 ghế. Điều này, ông cho biết, giúp hiểu rõ hoạt động của phần cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. “Thiết bị mang đã có hiệu quả đáng kinh ngạc và có thể thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta với tác dụng thuốc trong một số bệnh.
Trí tuệ nhân tạo và robot là hai công nghệ gây đột phá trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trí tuệ nhân tạo IBM Watson đã được sử dụng để xác định bệnh nhân có nguy cơ cao bằng cách sử dụng thông tin trong hồ sơ sức khỏe. Ở Nhật bản, robot có thể hỗ trợ các y tá, và ở Belgium chúng được dùng để chào đón bệnh nhân. “Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số”, chương trình trí tuệ nhân tạo, đang được phát triển để có thể giao tiếp cũng như hiểu và có những biểu cảm giống con người. Ngoài tác dụng hiệu quả tới các yêu cầu cấp thiết, những công ty điện tử này sẽ giúp hiểu sâu về nguyên nhân gốc rễ gây ra những hành vi không tốt cho sức khỏe của người bệnh, như không tập thể dục hoặc quên không uống thuốc.
Thiết bị đeo trên người, trí tuệ nhân tạo, robot là những ví dụ tiêu biểu của sự hợp tác giữa các lĩnh vực – trong trường hợp này là sự hợp tác giữa lĩnh vực sức khỏe và công nghệ – đang làm thay đổi những mô hình và thói quen đã hình thành từ lâu. Sự hợp tác như vậy cũng đang thu hút nhiều công ty từ những lĩnh vực khác. Ví dụ như các công ty dịch vụ bảo hiểm, họ sử dụng dữ liệu từ những thiết bị mang để điều chỉnh phí bảo hiểm và chính sách cho khách hàng cá nhân. Sản xuất từ lâu đã liên kết với y tế, nhưng một số nhà cung cấp và sản xuất dịch vụ y tế, dược phẩm đã bắt đầu tự mình làm chủ quy trình sản xuất vật liệu và thiết bị, nhờ vào công nghệ in 3D. Các công ty thiết bị y tế và viễn thông cũng là một ví dụ điển hình.
HỢP TÁC HAY SUY THOÁI
Các công ty trong lĩnh vực y tế theo truyền thống thường không có sự hợp tác với nhau. Điều này đang dần thay đổi, một phần là do ảnh hưởng của sự đột phá như đã mô tả ở trên. Gần 1/4 (24%) giám đốc điều hành trong lĩnh vực y tế trả lời rằng trong năm vừa qua, công ty của họ đã hình thành liên minh với các đối tác bên ngoài lĩnh vực. Khoảng 28% liên minh với các tổ chức trong cùng lĩnh vực. “Chúng tôi không thể tự giải quyết mọi vấn đề, vì vậy chúng tôi tìm kiếm giải pháp từ các công ty dược phẩm khác, và có thể cả những công ty ở lĩnh vực khác,” ông Jenkins từ GSK khẳng định. “4 hay 5 năm về trước, hợp tác là điều chúng tôi không thường làm, nhưng hiện nay chúng tôi đang hướng đến sự hợp tác nhiều hơn. Tôi nói chuyện với các đồng nghiệp ở Pfizer, Bristol-Myers Squibb, Merck và Janssen một cách thường xuyên,” ông cho biết.
Từ năm 2014 sự hợp tác của GSK với các đối thủ cạnh tranh khá đa dạng, như hợp đồng cấp phép với Janssen về kháng thể để điều trị bệnh hen nặng, tham gia nghiên cứu điều trị ung thư với Merck, liên doanh với Pfizer trong điều trị HIV, và liên doanh chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng với Novartis (là một phần của hợp đồng lớn hơn gồm có sự trao đổi các tài sản kinh doanh khác). Sự hợp tác này cho phép GSK và các đối tác thay đổi hiện trạng điều trị bệnh thông thường nhờ vào phát triển hợp tác, thử nghiệm và phân phối các loại thuốc mới hiệu quả hơn.
Các công ty dược phẩm cũng đang liên kết với công ty viễn thông để sử dụng tốt hơn dữ liệu từ thiết bị kết nối. Ví dụ, Qualcomm, một công ty thiết bị viễn thông Mỹ, đang làm việc với Novartis, một công ty dược phẩm Thụy Điển, trong dự án máy thở cho bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), và với Roche, một công ty y tế Thụy Điện, trong “liệu pháp kết nối” để cải tiến sự kiểm soát và quản lý của người bệnh với các bệnh mãn tính. Ranh giới phân chia giữa lĩnh vực sức khỏe và các lĩnh vực khác đang ngày càng mờ nhạt.
NGÀNH NĂNG LƯỢNG VẬT LỘN VỚI ĐỘT PHÁ
Ngành năng lượng, đặc biệt các công ty sản xuất dầu khí lớn, công ty năng lượng, đã thường chứng minh rằng ít có sự thay đổi đột phá so với các lĩnh vực khác, do ngành này yêu cầu vốn đầu tư cao và có nhiều quy định ngặt nghèo. Mặc dù vậy, cấu trúc ngành và một số mô hình kinh doanh đang bắt đầu thay đổi, trong vai trò nguồn lực đột phá. Ví dụ, việc sử dụng công nghệ thủy lực cắt phá cho phép công ty dầu khí nhỏ có khả năng thiết lập vị trí trong thị trường năng lượng Hoa Kỳ. Giảm giá thành sản xuất của công nghệ tái tạo, trong vài thập kỉ phát triển, đang gây được sự chú ý của các công ty dầu khí. 2Việc lưu trữ và sản xuất điện năng lượng mặt trời ở khu dân cư đang bắt đầu ảnh hưởng tới thị trường ở một số quốc gia. Tương tự, sự phát triển của các khách hàng doanh nghiệp trong việc trao đổi năng lượng ngang hàng (P2P) để thu được điện năng, và triển vọng của công nghệ chuỗi khối (nền tảng của đồng tiền ảo Bitcoin) sẽ sớm được sử dụng cho những mục đích tương tự. Ba điều cuối đang dần thay đổi mô hình phân phối năng lượng đang tồn tại hiện nay.
2. Một số công ty cung cấo tiện ích ở châu Âu phản ứng với thị trường bằng cách phân chia ngành năng lượng tái tạo và kinh doanh truyền thống của mình, với quan điểm bên ngoài là ưu tiên mô hình năng lượng. Xem “Thế hệ năng lượng mới”, Disrupters, Economist.
Ở những lĩnh vực khác, hợp tác trong công nghiệp đang được thực hiện với nhiều tiến bộ. Trong khi lĩnh vực công nghệ và tài chính đang giúp phát triển trao đổi năng lượng ngang hàng (P2P) và hệ thống lưới điện vi được hỗ trợ bởi công nghệ chuỗi khối – blockchain, ngành hàng không vũ trụ và sản xuất ô tô đang đứng sau các tiến bộ khác, như mái ngói năng lượng mặt trời vừa được Tesla giới thiệu.
Dữ liệu từ cuộc khảo sát cho thấy lĩnh vực năng lượng ít có các đáp ứng với xu hướng khách hàng hơn ngành dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe, ngay cả khi nó đang dần hưởng ứng rộng rãi tới sự đột phá. Ví dụ, 20% giám đốc lĩnh vực năng lượng cho biết sự thay đổi hành vi khách hàng là nguồn lực đột phá, đây là một con số thấp hơn nhiều so với những lĩnh vực khác.Tương tự, các phòng ban và giới quản lý cấp cao trong lĩnh vực năng lượng thảo luận về đột phá ít hơn những người đồng cấp ở các ngành khác, như chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính. Đây là trường hợp đặc biệt khi hướng tới hành vi khách hàng hoặc tiềm năng tự đột phá – tạo ra sự thay đổi hoàn toàn đến kinh doanh. Nhiều hơn một chút so với những người đồng cấp ở các lĩnh vực khác, những người được khảo sát trong lĩnh vực năng lượng thừa nhận “sự tự mãn của những người đương chức” để trở thành người có khả năng đột phá.
Sự tự mãn không chỉ hạn chế đột phá, nó còn khiến họ không nhận ra được các cơ hội cung cấp năng lượng mới xuất hiện ở những nơi không ngờ tới. Châu Phi là một trong số ví dụ điển hình.
MÔ HÌNH MỚI CHO NĂNG LƯỢNG Ở CHÂU PHI
Gần một thập kỷ trước, rất ít công ty viễn thông nghĩ rằng vùng châu Phi hạ Sahara là một thị trường tiềm năng –ngoài một số ít khu vực có kinh tế phát triển. Họ đã mắc sai lầm, và thất bại của họ làm thay đổi sâu sắc quan điểm của những công ty đương nhiệm vẫn đang tập trung vào bảo vệ thị trường hàng ngày và không nhận thấy những sự thay đổi lớn. Khi chi phí của điện thoại cầm tay giảm và các mô hình định giá thông minh và thanh toán thông minh hơn trở nên thịnh hành, bao gồm việc thanh toán qua điện thoại, châu Phi đã phát triển thành thị trường viễn thông có lợi nhuận vô cùng lớn.
Điều trùng hợp tương tự cũng đang xảy ra với ngành năng lượng. Giống như hệ thống điện thoại trong những năm trước, cơ sở hạ tầng năng lượng khá nghèo nàn ở hầu hết các khu vực của châu lục. Việc cung cấp điện bị giới hạn ở các khu vực thành phố lớn. Phần lớn mọi người ở vùng châu Phi hạ Sahara không được tiếp cận đến nguồn điện đáng tin cậy. Thiếu hụt của hệ thống lưới điện cũng tương tự thiếu hụt cơ sở hạ tầng ngành viễn thông truyền thống, cả hai trường hợp đều tạo ra cơ hội cụ thể, hơn là thua lỗ. Ở châu Phi, phần lớn những người dùng điện thoại di động sẽ không dùngđiện thoại cố định, và những người đã sở hữu điện thoại cố định hầu như sẽ chuyển sang di động bởi vì chúng tiện dụng hơn. Cơ sở hạ tầng di động đang cho phép kết nối và điều khiển từ xa hệ thống điện năng lượng mặt trời, có thể thanh toán qua thiết bị di động. Các doanh nghiệp tư nhân đã có thể cung cấp năng lượng, điều chưa từng có trước đây.
M-KOPA, công ty năng lượng mặt trời Kenya, và đối thủ cạnh tranh, Mobisol đều ở Berlin đang cung cấp hệ thống điện mặt trời gia đình với chi phí cạnh tranh với việc sử dụng dầu lửa, vốn không tốt cho sức khỏe và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Họ bán các loại thiết bị điện năng lượng mặt trời và thiết bị điện tử dùng điện mặt trời, vì vậy người tiêu dùng có thể hưởng thụ nhiều tiện ích như những người dân ở các nước phát triển, như bàn là, bếp hiệu năng cao, TV. Các thiết bị năng lượng mặt trời được kết nối trong mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT) cho phép người dùng có thể điều kiển, bật, tắt bằng bộ cấp.
“Cơ sở hạ tầng của hệ thống lưới điện truyền thống không thể đáp ứng nhu cầu của 50% dân số, chứ chưa nói đến 100%, vì vậy chúng tôi tìm cách giải quyết vấn đề bằng mô hình này bởi vì chúng ta có hệ thống mạng di động,” Nick Hghes đồng sáng lập M-KOPA. “Điều đó thật tuyệt vời, bởi nó cho phép mọi người tự đổi mới một số dịch vụ.”
Việc phân phối sản phẩm cần một chiến dịch truyền thông rộng để khuyến khích mọi người về giá trị sản phẩm, từ đó mọi người mới tin tưởng để chi trả cho các dịch vụ và sản phẩm đáng tin cậy. Như Thomas Deveau, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh tại Mobisol, giải thích: “Ở Swahili, trong ngôn ngữ địa phương Tanzania, không có từ nào mô tả về bảo hành. Khi chúng tôi đến 3 năm trước đây và nói, “Các bạn biết đấy, chúng tôi đang bán sản phẩm này và nó được bảo hành trong 3 năm”, họ hỏi, “Bảo hành là gì?” Khoảng khắc đó để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nếu các bạn không có từ đó trong ngôn ngữ của mình, chứng tỏ các bạn chưa bao giờ được trải nghiệm dịch vụ đó.”
Hình thức thanh toán cũng đang có nhiều đổi mới. Rất nhiều người dân không có tài khoản ngân hàng chính thức, nhưng nếu họ có điện thoại di động, nghĩa là họ có thể thanh toán M-KOPA và Mobisol qua các dịch vụ thanh toán bằng điện thoại di động. Cả hai công ty đều cung cấp hình thức mua bántrực tiếp, vì phần lớn khách hàng không thể mua hàng ngay cả khi sử dụng hệ thống cơ bản.
Gói cơ bản của M-KOPA có thể trả trong vòng 1 năm hoặc sớm hơn; ngoài ra họ còn đưa ra phương án trả góp trong vòng 36 tháng. Hình thức thanh toán của M-KOPA có điểm đặc biệt: khi bạn đã thanh toán đầy đủ khi mua một hệ thống, nó có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho lần mua hàng trong tương lai.Về cơ bản, đó là một khoản tín dụng bảo đảm cho những người không được tiếp cận với hệ thống tín dụng truyền thống
“Khi họ mua tài sản đầu tiên, chúng tôi có thể giúp họ mua rất nhiều thứ – từ bếp lò đến điện thoại thông minh hay bộ kít kiểm tra đất,” ông Hughes nói. “Đó không phải là tài chính vi mô, nó được vay từ giá trị của bộ kit, nhưng nếu họ không trả tiền, bộ kit đó sẽ không hoạt động.”
Mô hình kinh doanh của M-KOPA và Mobisol có thể phát triển hơn. M-KOPA có thể mở rộng khái niệm tín dụng đảm bảo cho bất kỳ sản phẩm dành cho hộ gia đình hay các nhà kinh doanh nhỏ. Bằng cách này, những người nông dân có thể mua hạt giống hoặc phân bón bằng cách sử dụng bộ kit năng lượng mặt trời làm vật thế chấp. Mobisol có thể mở rộng mối quan hệ khách hàng tới các lĩnh vực khác, như giáo dục và bảo hiểm y tế, Mobisol có thể đàm phán tỷ lệ nhóm và đưa ra mức phí bảo hiểm như các sản phẩm khác tới khách hàng của mình.
Cám ơn Lệ Mỹ dịch bài này.
Chúc Mỹ một ngày tốt lành nhé.
C Hương
ThíchThích