Tiền xu “mất tích” trong tiêu dùng, vì sao?

laodong.vn

Thứ năm, 05/12/2013 11:52 (GMT+7)

Đến nay, không ít gia đình ở Việt Nam chắc vẫn còn vài đồng tiền kim loại (phát hành năm 2003) vương vãi đâu đó trong nhà. Nhưng ngoài lưu thông, đồng tiền kim loại đã vắng bóng hoàn toàn trong các giao dịch tiền mặt. Ứng xử với tiền kim loại thế nào vẫn là câu chuyện còn bỏ ngỏ.

Tiền xu “mất tích” trong tiêu dùng, vì sao?

Bài 1: Tại sao tiền xu không được ưa chuộng? 

Tuy vẫn còn nguyên giá trị lưu hành như những đồng tiền giấy, nhưng hiện nay, tiền xu đang bị “phân biệt đối xử” một cách thậm tệ trong lưu thông. Trong vai những người đi mua hàng, PV Báo Lao Động đã nhận được phản ứng của các hộ kinh doanh, các siêu thị, các trung tâm thương mại về chuyện phân biệt đối xử với loại đồng tiền này.

Không còn chấp nhận tiền xu
Dư luận về việc phân biệt đối xử với tiền xu thì đã nhiều, để chứng minh đó là sự thật, trong vai người cần đổi một ít tiền giấy sang tiền kim loại mệnh giá 2.000đ và 5.000đ, PV Báo Lao Động vào siêu thị Maxximart trên đường 3 Tháng 2 (quận 10, TPHCM) để đổi.

Tiếp tục đọc “Tiền xu “mất tích” trong tiêu dùng, vì sao?”

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Nền kinh tế đang rất khó khăn

vnexpress.net

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, nhận xét tình hình đang khó khăn và quý II khó có đột phá về tăng trưởng.

Nhận định này được Ủy ban Kinh tế nêu khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ kết quả bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2022; thực hiện các tháng đầu năm 2023, tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 22/5.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho biết kinh tế có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2022, kéo dài sang đầu năm 2023, kết quả là tăng trưởng GDP quý I chỉ tăng 3,32%. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay, bình quân mỗi quý còn lại năm nay phải tăng khoảng 7,5%.

Những khó khăn trên thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp khiến doanh nghiệp khó tiếp cận và hầu như không huy động được vốn, dẫn tới bất động sản “đóng băng”. Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp giảm, trên đà suy yếu.

“Nền kinh tế thực sự rất khó khăn”, ông nói.

Tiếp tục đọc “Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Nền kinh tế đang rất khó khăn”

Nền kinh tế chia sẻ hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ

English:  The Sharing Economy Isn’t About Sharing at All

Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) đang được ca ngợi rộng rãi là ngành tăng trưởng chủ yếu, theo đánh giá của nhiều nơi, từ tạp chí Fortune đến tổng thống Obama. Ngành này đã làm thay đổi các ngành kinh doanh lâu đời như khách sạn và phương tiện đường bộ, bằng cách cho phép người dùng tiếp cận các nguồn lực này (nhà hay xe) theo cách thuận tiện và hiệu quả về chi phí, đồng thời không tạo ra gánh nặng về tài chính, xúc cảm và xã hội so với cách thức trực tiếp sở hữu. Tuy nhiên, nền kinh tế chia sẻ thật sự không có nghĩa là “chia sẻ”; mà có nghĩa là tiếp cận, nền kinh tế của sự tiếp cận những nguồn lực có sẵn.

Chia sẻ (tiếp cận) là một hành vi đã có từ lâu, và xuất hiện chủ yếu trong một số mảng nhất định của cuộc sống của chúng ta, ví dụ như trong một gia đình. Bằng cách chia sẻ và sử dụng chung không gian nhà ở, các thành viên trong gia đình tạo ra một nhận diện chung. Khi việc chia sẻ được diễn ra trên thị trường – nghĩa là khi một công ty làm trung gian giữa những người dùng không biết nhau – thì đó không còn là chia sẻ nữa. Hơn thế, người dùng đang trả tiền để tiếp cận được hàng hóa và dịch vụ của người khác trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một sự trao đổi mang tính chất kinh tế, và người dùng hành động vì lợi ích chứ không phải vì các giá trị xã hội. Tiếp tục đọc “Nền kinh tế chia sẻ hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P3)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

CÓ NÊN HAY KHÔNG TIẾN HÀNH ĐỘT PHÁ?

Phần lớn thông tin cho thấy các công ty lớn đang phạm sai lầm: họ quá tự mãn, chậm thay đổi, hoặc quá tập trung vào việc bảo vệ thị trường truyền thống. Rất nhiều ví dụ minh họa đã được cung cấp trong báo cáo này. Nhưng cũng có những công ty không đi theo xu thế đó –những công ty giữ vững vị trí đứng đầu hoặc phản ứng nhanh trước những xu thế và động lực mới.

Cuộc khảo sát chỉ ra một số chiến lược các công ty đang sử dụng để giải quyết (hoặc tạo lợi thế) các nguồn lực đột phá. 1/4 các công ty được khảo sát, trong năm vừa qua, đã sát nhập hoặc mua lại công ty đối thủ, và 1/5 các công ty đã mua lại các công ty khởi nghiệp sáng tạo có cùng mục đích.

Hợp tác ngành đang giúp giải quyết các chiến lược đột phá. Nhận ra ranh giới giữa các ngành ngày càng thu hẹp, các công ty đang hình thành mối quan hệ hợp tác hoặc tham gia các mạng lưới với các tổ chức khác. Điều này là tất yếu trong lĩnh vực công nghệ, nơi mà các công ty lớn tìm kiếm đối tác cho nền tảng của mình, nơi họ có thể chia sẻ ý tưởng và giúp công ty khác phát triển sản phẩm. Trong các công ty được khảo sát, gần 1/3 thành lập liên minh chiến lược với một công ty trong ngành, và 1/4 hợp tác với một công ty ngoài ngành. 1/5 các công ty đã liên kết với các công ty khởi nghiệp sáng tạo trong các dự án của tập đoàn. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P3)”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P2)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

THỬ THÁCH HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Lĩnh vực y tế đang có rất nhiều nguồn lực đột phá. Ở một số nước, chính phủ đang thay đổi mô hình chăm sóc sức khỏe truyền thống, khiến cho các tổ chức phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình. Trong thời kỳ của “y tế thông minh”, người tiêu dùng (ở đây là bệnh nhân) nhận được nhiều thông tin sức khỏe, lời khuyên và sự chăm sóc hơn trước đây, nhờ vào những tiến bộ của công nghệ, gồm viễn thông y tế và y tế di động.

Họ có thể dễ dàng truy cập tới mọi dữ liệu từ thời gian chờ ở bệnh viện đến “nhận xét” của bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia. Công nghệ đồng thời cũng mang đến khả năng thay đổi to lớn trong cách các tổ chức chăm sóc sức khỏe, từ các công ty khoa học đời sống đến bệnh viện và các trung tâm phục hồi sức khỏe ban đầu, phân phối dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Sự hợp tác giữa y tế và công nghệ là kết quả và hiệu quả của những nguồn lực này, tạo ra hệ sinh thái đổi mới với nhiều vai trò khác nhau. Những công ty đột phá tận dụng dữ liệu lớn và công nghệ chăm sóc sức khỏe, là thách thức với cách chăm sóc sức khỏe truyền thống và các tổ chức khoa học đời sống. Mặc dù chậm trễ hơn, nhưng một số công ty đã bắt đầu sử dụng những công nghệ tương tự để đáp ứng thị trường. Điều này có thể coi là cơ hội cho sự phát triển hơn là một mối đe dọa, nhưng các tổ chức chăm sóc sức khỏe cần hợp tác với các công ty đột phá trong những ngành khác, đặc biệt là công nghệ, bên cạnh đó còn có các ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm và thậm chí cả ngành sản xuất để tận dụng đầy đủ lợi thế. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P2)”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P1)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

GIỚI THIỆU

Khái niệm cổ điển của sự sang tạo đột phá – disruptive innovation – do giáo sư Clayton Christensen, trường Kinh doanh Harvard, đưa ra là các công ty mới thành lập sử dụng công nghệ để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thay thế rẻ hơn. Đột phá có thể cũng xảy ra khi xuất hiện những phương tiện thuận tiện hơn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Dù là ngành kinh doanh nào, vẫn luôn có những công ty đột phá và công ty bị ảnh hưởng bởi sự đột phá. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P1)”