Cầu xin linh khí đất võ trời văn Bình Định hãy chặn đứng âm mưu hủy hoại thiên nhiên!

Biển Lộ Diên, Bình Định (Ảnh: Internet)

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý – và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung… 

Tiếp tục đọc “Cầu xin linh khí đất võ trời văn Bình Định hãy chặn đứng âm mưu hủy hoại thiên nhiên!”

Ý kiến của một người làm điện ảnh về việc phục dựng hệ thống thủy văn ‘Thành Cổ Loa’

 

TS. toán học Nguyễn Ngọc Chu vừa có bài viết rất đáng chú ý: KHÔNG NÊN PHỤC DỰNG TOÀN BỘ HỆ THỐNG THUỶ VĂN ‘THÀNH CỔ LOA’ (https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2981018015364942), ông cho biết: “Nghe tin UBND TP. Hà Nội chủ trương lập dự án “Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa” với chi phí 1.480 tỉ đồng mà lo sợ; và ông quả quyết : “Không thể tái tạo lại toàn bộ ‘Thành Cổ Loa’ vì không có đủ dữ liệu lịch sử tường minh. Đến nhà nghiên cứu ‘Thành Cổ Loa’ còn chưa phân biệt được rõ ràng: “ Ở hào rất khó phân biệt giai đoạn, nhưng nó có cả di tích cả hiện vật thời An Dương Vương (đá và ngói), có cả di tích thời Hán và sau Hán…” thì làm sao có thể khẳng định di tích được phục dựng đúng? (https://thanhnien.vn/hon-nghin-ti-dung-lai-he-thong-thuy…). Càng không nên phục dựng toàn bộ hệ thống thuỷ văn ‘Thành Cổ Loa’ vì tốn kém và vô nghĩa. Không nói về mặt chưa chính xác về lịch sử, thì việc tái tạo toàn bộ hệ thống thuỷ văn ‘Cổ Loa Thành’ không tạo nên sự kỳ vỹ của một “đại quốc” trong quá khứ, mà có thể có hiệu ứng ngược lại về “chiến luỹ” của một “tiểu cát cứ”. Thành quách, chiến hào, kênh mương bảo vệ ‘Thành Cổ Loa’có thể lớn cho triều đại cách đây vài ngàn năm, nhưng lại bé nhỏ thô sơ trong con mắt người đương đại. Đã là di tích lịch sử thì không thể phóng đại. Nên không thể phóng tác ‘Thành Cổ Loa’ thành pháo đài hùng vĩ như phim trường”.

Tiếp tục đọc “Ý kiến của một người làm điện ảnh về việc phục dựng hệ thống thủy văn ‘Thành Cổ Loa’”

Nước mắt của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng bên một cơ ngơi hoang tàn

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong dịp Kỷ niệm 70 năm nền Điện ảnh CMVN, bên cơ ngơi hoang tàn của một Hãng phim truyện có thương hiệu từ lâu, khán giả quen thuộc của nền điện ảnh ấy đã được chứng kiến và ngậm ngùi trước những giọt nước mắt của vài diễn viên lớn tuổi – trong đó có nữ NSND nổi danh, người từng được tôn vinh trong vài Festival Film quốc tế hệ thống XHCN (tiêu biểu là LHF Mascơva).

T cận tôi cũng ngậm ngùi như chị. Và trước đó, đã có lần thậm chí muốn chảy máu mắt trước cảnh những vật dụng quý giá đối với người làm nghề phim truyện mà tôi từng phải “thuê chui” để làm phim ngoài Hãng, như mấy bộ quần áo lính Pháp, lính khố đỏ, vài khẩu Muscơtông… bị ném ra sân!

Tiếp tục đọc “Nước mắt của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng bên một cơ ngơi hoang tàn”

Sự “điêu tàn” của một nền điện ảnh

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước – mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc…

Nếu một họa sĩ thiết kế phim truyện đang có ý định xây dựng bối cảnh về một Công ty, hay một Gia tộc từng có thời hoàng kim nay bị phá sản, rồi bị thời gian vùi trong lãng quên – chắc sẽ phải reo lên sung sướng, vì cái bối cảnh tự nhiên đang bày ra kia có giá trị thuyết phục hơn bất kỳ sự tưởng tượng của những họa sĩ điện ảnh tài ba nhất! 

Tiếp tục đọc “Sự “điêu tàn” của một nền điện ảnh”

Tình đồng bào bị tử thương

                           

            Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Chiều tối 29 Tết Canh Tý, tôi tới thăm gia đình nhà văn lão tướng Hoàng Quốc Hải- nhà văn tôi hằng quý mến, và đặc biệt kính phục bởi những bài viết của ông về thế sự suốt hơn chục năm qua… Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng, vợ ông đắp chăn trong ánh đèn ngủ, còn ông về quê chưa ra. Căn nhà vắng lạnh, không có chút gì của không khí đón Tết. Thấy tôi đến, bà vui lên chút, rồi thấy tôi hơi ngỡ ngàng nhìn quanh, bà bảo: “Năm nay anh chị không đào quất gì em ạ… Buồn quá… Cứ nghĩ tới bà con Đồng Tâm năm nay chẳng có Tết, nhà cửa tan hoang, gia đình tan tác, xóm làng bị bao vây, anh chị chỉ muốn ứa nước mắt…” Tiếp tục đọc “Tình đồng bào bị tử thương”

Nhà văn Nguyên Ngọc: Báo động ở Hội An

NĐT  07:15 | Thứ bảy, 07/04/2018

LTS: “Ký ức Hội An” là một chương trình “nghệ thuật thực cảnh” vừa ra mắt tại sân khấu mới được dựng lên ở cồn nổi trên dòng sông Hoài. Ngoài những phản ứng của dư luận về vở diễn thì dự án xây dựng – nơi đặt sân khấu lại gây bức xúc và lo ngại khác- một cồn nổi đẹp của Hội An, Quảng Nam thành những khối bêtông xám xịt. Bài viết dưới đây của nhà văn Nguyên Ngọc, lên tiếng cảnh báo về một thảm họa văn hóa cho thành phố này, và chắc chắn không chỉ dừng lại ở văn hóa.

Toàn cảnh không gian diễn ra“ Ký ức Hội An” tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An (Ảnh cắt từ trailer).

Tôi bắt chước anh Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành ủy Hội An. Anh Sự được mời đi dự ra mắt chương trình hoành tráng “Ký ức Hội An’’, anh từ chối.

Ở cương vị anh và lại ở ngay Hội An, ai cũng có thể hiểu cử chỉ đó của anh, mặc dầu anh đã về hưu, là một thái độ rõ ràng, dứt khoát. Nhưng mấy hôm sau anh lặng lẽ mua vé, hai vợ chồng cùng đi xem, “để cho biết họ thật sự làm gì ở đấy, rồi mình có nói gì mới có căn cứ mà nói chớ’’, anh bảo. Tiếp tục đọc “Nhà văn Nguyên Ngọc: Báo động ở Hội An”

Biệt phủ và tình bạn

Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Truyện ngắn

Từ trước tới nay, hắn vẫn cho rằng, tình bạn là một thứ tài sản quý giá, thiêng liêng; cho dù, vì điều âý có không ít người đã bĩu môi dè bỉu hắn là ngây thơ, và ngây ngô, song hắn thủ cựu với ý nghĩ: nếu có đem hắn vào cối giã, mọi thứ tan thành bột thì chắc chắn niềm tin đó vẫn nguyên vẹn…

Nhưng đến hôm nay, cái niềm tin gần như là tín điều đó của hắn bị lung lay dữ dội, khi quan hệ của hắn với một người bạn thân thiết nhất, gần như “con chấy cắn đôi”, đã rạn nứt khó có cơ hàn gắn – lạm dụng từ ngữ của giới kinh tế-chính trị, là phá sản! Và sự phá sản đau đớn này có liên quan, theo quy luật quả báo của đạo Phật, tới những biệt phủ ở một tỉnh miền núi đang được coi là một trong những tỉnh nghèo nhất nước… Tiếp tục đọc “Biệt phủ và tình bạn”

Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn

Phạm Đình Ân

Đọc “Một sắc hoa ban”, tập thơ của Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Nxb Hội Nhà văn, quý IV – 2016

 

Nguyễn Anh Tuấn có các bút danh Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Yên Thế. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, anh lên dạy học ở Tây Bắc, gắn bó đời trai trẻ với vùng cao nghèo khó Sơn La ngót chục năm. Trở về quê nhà Hà Nội, anh được biết đến là một đạo diễn điện ảnh & truyền hình có năng lực sáng tạo. Từ tuổi ngoài hai mươi trẻ trung và nhiều phiêu bạt, gian khổ, anh đã làm thơ, viết văn. Anh trước tiên là một nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi đáng được chú ý, ngoài kịch bản phim là tiểu thuyết, truyện ngắn… Và với thơ, tác giả này đang khiến nhiều đồng nghiệp và độc giả nói chung thật sự ngỡ ngàng(1). Tiếp tục đọc “Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn”

GIỌT LỆ MO HỒN

Đọc bài quan trọng “Phân tích pháp lý về đất đai trong vu Đồng Tâm
Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

GIỌT LỆ MO HỒN1

                   Truyện ngắn

Gợi ý giải quyết vụ Đồng Tâm – Mỹ Đức

Hai giờ chiều, để thực thi một nhiệm vụ tối đặc biệt, Cư bỏ xe con công vụ, một mình nhảy xe ôm đi một chặng đường dài, rồi xuống đò tới một trong những bản cuối cùng còn vướng mắc giải tỏa: bản Púng Lầm.

Trên con thuyền đuôi én sứt sẹo vượt sóng, Cư nhìn về phía thượng nguồn. Hàng chục cây số dọc bờ sông, cách đây không lâu từng là những khu dân cư trù phú, giờ đã tiêu điều hoang vắng dành cho lòng hồ thủy điện. Từ ngoài bến vào bản, lối đi trồi sụt, cỏ rậm rì. Vài ba con khỉ rừng thập thò trong các mảnh vườn lút cỏ. Những cối giã gạo bằng nước và bằng chân chỏng trơ đã mốc thếch. Vài túp lều dựng tạm bằng nilông, tôn lợp, tre nứa… Có người quay về chỉ để thu hoạch nốt vườn tược nương rẫy, có người khăn gói quay lại hẳn bản cũ. Và cũng có người quyết không đi đâu cả! Tại đây, theo một nguồn tin, các gia đình cố thủ còn dấu hai khẩu súng kíp, họ tung lên “tai rừng” những tuyên bố đáng sợ! Ba lần cán bộ của Ban đã tới thuyết phục, rồi đều phải quay về, lắc đầu. Một cuộc họp liên tịch căng thẳng. Cưỡng chế! Cư như bị á khẩu. Kinh hoàng. Sao cứ phải gạch vỡ, nhà cháy, máu đổ?!… Nhưng tình hình quá nghiêm trọng, lại trước một tập thể “cây đa cây đề”, Cư tạm bó tay. Trước đó, Cư và một số người trẻ trong Ban đã không chỉ làm “Dân vận” mà còn phải làm “Quan vận” nữa! Chính anh là người kiến nghị để đồng bào được di chuyển ngôi sàn đến nơi tái định cư, phù hợp với nguyện vọng, tập quán. Và không chỉ một lần, Cư xin trực tiếp đến ăn ngủ tại những gia đình chây lỳ, khiến vợ anh phải bồn chồn lo lắng cả đêm. Nhưng lần này… Tiếp tục đọc “GIỌT LỆ MO HỒN”

Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Dự án sách Thơ Bạn Thơ của hai nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy & Lý Phương Liên đã thực hiện được 6 cuốn (dự tính là 8 cuốn) – cùng những ấn phẩm phụ trợ mà nội dung & hình thức cũng “hoành tráng” không kém, như Văn Bạn Văn, Chém Gió Muôn Màu, Vườn Thơ 5 Nhà – cho đến nay, sau gần 5 năm, đã đi tới chặng cuối. Có thể nói, đây là một công trình lớn mà lịch sử văn học Việt Nam sau này sẽ buộc phải ghi nhận và bàn đến như một “hiện tượng Văn học” đáng kể. Tiếp tục đọc “Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ”

Nỗi buồn mẹ bên sông Đà

nguoihoabinh-com-net-dep-nhuom-rang-den-cua-nguoi-muong-3

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Truyện ngắn

Tôi vô tình được gặp mẹ trong một khách sạn.

Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đứng ở ban công tầng hai, mắt nhìn về phía xa xa, vẻ mong đợi bồn chồn…

Có lần, trong một cuộc liên hoan văn nghệ do đội văn công của khách sạn trình diễn, tôi gặp mẹ ngồi ở hàng đầu, giữa các quan khách… Tiếp tục đọc “Nỗi buồn mẹ bên sông Đà”

Bên nồi bánh chưng xanh

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Đêm 30 Tết Âm lịch, trong một ngôi nhà cổ truyền nằm bên ngã ba sông Hồng – sông Đuống…

Đã lâu lắm rồi, chúng tôi mới được ngồi bên một bếp lửa đun nồi bánh chưng. Ở thành phố, một vài cặp bánh chưng cần thiết để cúng gia tiên thường được đi mua, hoặc đặt nấu bánh. Còn ở phần lớn các làng quê châu thổ hiện giờ, vào những ngày cuối năm, gói và đun nồi bánh chưng vẫn được coi là một nghi lễ, một niềm vui thú vô hạn – nhất là đối với bọn trẻ con. Tiếp tục đọc “Bên nồi bánh chưng xanh”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng

Princess - CopyTôi vừa đọc một bài viết sâu sắc, lý thú của GS Trần Đình Sử: “Nghề văn không sang trọng”. Với kiến giải của một bậc thầy, và với sự phẫn nộ của một người cầm bút chân chính trước những gì đang làm hạ thấp văn chương, GS đã thẳng thừng phang vào thói háo danh đồng thời vạch ra thực chất của lao động chữ nghĩa: “kiếp nhà văn ở đâu cũng thế thôi. Họ nhặt rác để kiếm ăn, để bảo lưu giá trị văn hóa, dựng xây xã hội, phản kháng bất công từ một địa vị thấp.” Và ông kết thúc bài viết trên, mở ra nội dung của một vấn đề lớn khác: “Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng.” Tôi, một đàn em của ông, xin làm một kẻ “ăn theo nói leo”, liều mạng phát triển thêm những gì mà GS chưa kịp nói. Tiếp tục đọc “Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng”

Tính dân tộc trong điện ảnh là một thứ xa xỉ phẩm?

Nhân Hội thảo: Tính dân tộc trong điện ảnh

da

Tôi phải xin lỗi trước với một tiêu đề như vậy- đó là một cách để bản thân tôi tránh xa những người thường mang cái gọi là “Tính dân tộc trong Đ/Ả” ra làm khiên che, làm bùa hộ mệnh cho những yếu kém trong tác phẩm của mình, tệ hơn là lấy nó làm “ông ngáo ộp” dọa người khác. Điện ảnh là một ngôn ngữ quốc tế, và nói như nhà điện ảnh học người Pháp Georges Sadoul: “là quan trọng nhất trong các nghệ thuật, đồng thời cũng là phổ cập nhất, tại các nước XHCN cũng như tại các nước tư bản CN” (LSĐA thế giới, NXB Ngoại văn & Trường ĐHSK-ĐA HN- trg 7). Nhưng phổ cập nhất, cũng có nghĩa nó cũng mang ở nội hàm của nó tính dân tộc khi phim nói tiếng của chính cái nơi mà phim được sản xuất-phát hành… Tiếp tục đọc “Tính dân tộc trong điện ảnh là một thứ xa xỉ phẩm?”