Thấy gì từ các công trình nước sinh hoạt tập trung ở Tây Nguyên? (2 bài)

Bài 1 – Hàng trăm công trình không hiệu quả

Báo dân tộc – Lê Hường – 12:08, 08/06/2021

Những năm qua, vùng nông thôn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư, xây dựng; nhưng, hiện nay số công trình hoạt động hiệu quả, chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Thực trạng này, gây lãng phí ngân sách nhà nước, đồng thời đời sống sinh hoạt của người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

Công trình nước sạch ở xã Ea Pô bỏ hoang

Nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã ngưng hoạt động, nhiều công trình khác hư hỏng không được sử chữa dẫn đến bỏ hoang gây lãng phí… Trong khi đó, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo để ăn uống, sinh hoạt. Đó là thực tế tồn tại lâu nay tại nhiều vùng nông thôn, miền núi của khu vực Tây Nguyên.

Tiếp tục đọc “Thấy gì từ các công trình nước sinh hoạt tập trung ở Tây Nguyên? (2 bài)”

Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

tạp chí ngân hàng – 01/06/2021

Trải qua 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 – 2021), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn, sự đổi mới, phát triển của hoạt động ngân hàng đều gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống phát triển của Ngành. Đáng chú ý là, bước tiến quan trọng được ghi nhận từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế trước những khó khăn chồng chất của đất nước và diễn biến ngày càng phức tạp trên chính trường quốc tế.

Tiếp tục đọc “Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam”

Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác

HUỲNH THẾ DU 19/03/2023 08:44 GMT+7

TTCT Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu.

Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu. Nguyên nhân là những sai lầm cơ bản do lòng tham chạy theo lợi ích trước mắt của doanh nghiệp và sự đồng lõa của cơ quan quản lý, một thứ đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần.

Ảnh: The New Yorker

Cuộc đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và sự sụp đổ của một số ngân hàng hiện giờ ở Mỹ có nguyên nhân khá giống nhau: thiếu tách bạch giữa hoạt động của các loại hình tài chính, nhất là hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT) – vốn luôn chứa đựng xung đột và rủi ro hệ thống tiềm ẩn, khi vốn huy động ngắn hạn được đầu tư vào những tài sản có tính dài hạn, rủi ro cao.

Tiếp tục đọc “Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác”

‘Margin call’ bất động sản

Hải Lý – Thứ Bảy, 4/03/2023

(KTSG) – Quy mô thị trường bất động sản đã tăng rất mạnh trong mấy chục năm qua và điều này có sự góp mặt của yếu tố đầu tư và đầu cơ. Đầu tư hay đầu cơ về bản chất không mang hàm ý tiêu cực. Nó chỉ trở thành gánh nặng cho xã hội, cho nền kinh tế khi đầu cơ gắn với dòng tiền đòn bẩy từ ngân hàng.

Bất động sản là tài sản hữu hình, nhìn thấy được, sờ mó được nhưng đang “mong manh”. Ảnh: H.P

Tiếp tục đọc “‘Margin call’ bất động sản”

Vàng đã nhạt màu

Hải Lý

Thứ Sáu, 22/07/2022

(KTSG) – Nếu giữ làm của để dành, nhà đầu tư thông minh sẽ mua vàng nhẫn bốn số chín thay vì vàng miếng SJC vì chất lượng như nhau trong khi vàng miếng SJC đắt hơn trên 10 triệu đồng/lượng tùy thời điểm. Vàng bốn số chín nào cũng là vàng – một doanh nhân đã từng lăn lộn hàng chục năm trong ngành vàng nhận xét.

Nhu cầu về vàng giảm mạnh đến mức nó trở thành kênh đầu tư lép vế so với tiền đồng, chứng khoán và đặc biệt là bất động sản. Ảnh: LÊ VŨ

Tiếp tục đọc “Vàng đã nhạt màu”

USRT: 2022 Notorious Markets for Counterfeiting and Piracy

Vietnam has two online markets and two phyiscal markets entering the honor list of “2022 Notorious Markets for Counterfeiting and Piracy,” by the Office of the US Trade Representative.

Excerpt from the report:

ONLINE MARKETS

BESTBUYIPTV (page 24)

Nominated as bestbuyIPTV.store. Related sites include biptv.best. Utilizes reverse proxy services to mask the
location of its hosting servers.

An increasingly popular form of online piracy is IPTV services that provide pirated audiovisual content, including movies and television series, through subscription services. BestBuyIPTV offers illicit IPTV channels from broadcasters globally, and it is compatible with most platforms and operating systems. BestBuyIPTV reportedly offers over 10,000 unauthorized channels from 38 countries, and also provides reseller and re-streamer services, with over 900,000 users, 12,000 resellers, and 2,000 re-streamers globally. Several right holders have connected the site to Vietnam, but the site uses reverse proxy services to mask the location of its hosting servers.

SHOPEE (page 33)

Nominated as shopee.com. Also available as a mobile app. Headquartered in Singapore.

Shopee is an online and mobile e-commerce market based in Singapore with individual country-focused platforms primarily serving Southeast Asia, Europe, and Brazil. Right holders report overall high volumes of counterfeits across some of Shopee’s platforms, with complaints about cumbersome and duplicative processes among the individual country-focused platforms, differing requirements for takedown requests, and slow response times. Shopee’s Taiwan and Vietnam platforms appear to be positive examples of better engagement with right holders and improved anticounterfeiting efforts, but some right holders indicate counterfeits are also present on those country platforms. In 2022, Shopee launched a pilot program for its new brand protection portal and, with a newly hired global brand protection director, increased its engagement with right holders. Right holders urge Shopee to improve its procedures for vetting sellers, enhance deterrence against counterfeit goods through increased penalties, and cooperate with right holders in investigations of the supply chain for counterfeit goods purchased on the platform.

PHYSICAL MARKETS

Tan Thanh Market, Lang Son Province (page 51)

Tan Thanh Market, located in Lang Son province on the border with China, is a wellknown venue for the sale and distribution of Chinese-made counterfeit consumer goods,including clothing, toys, and electronics. Right holders note their appreciation for enforcement efforts by Vietnam, but also report that the widespread sale of counterfeits appears to have continued in this market.

Saigon Square Shopping Mall, Ho Chi Minh City (page 52)

Saigon Square Shopping Mall, located in Ho Chi Minh City, was nominated by right holders as a reported venue for the sale of a large volume and variety of counterfeit luxury products, including handbags, wallets, jewelry, and watches. Right holders again acknowledge the regular and repeated enforcement efforts by Vietnam, but note that the fine for violations is low and has little deterrent effect.

Read and download the full report >>

Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười

TT – 04/03/2023 13:47 GMT+7

TIẾN TRÌNH – SƠN LÂM

Mấy năm nay, đi dọc các tuyến đường về các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường (Long An) thường xuyên bắt gặp những chiếc quạt tạo oxy tung trắng nước dưới nhiều ao nuôi tôm mọc lên giữa đất lúa.

Dân xã Tân Lập (Mộc Hóa, Long An) rải vôi bột cải tạo nước nuôi tôm – Ảnh TIẾN TRÌNH

Những ao nuôi tôm này loang lổ như các “đám da beo” ngày càng lan rộng trên đồng lúa Đồng Tháp Mười.

Nghỉ làm trưởng ấp để… nuôi tôm

“Những “đám da beo” này lan rộng nhanh, đất trồng lúa bị thu hẹp lại… Tới giờ thì nhiều nơi diện tích nuôi tôm muốn lấn át diện tích trồng lúa rồi” – ông Bảy Nhâm, một nông dân ở Mộc Hóa, nói.

Không chỉ lo nước mặn từ các ao nuôi tôm ảnh hưởng trồng lúa, ông Bảy Nhâm và những nông dân trong vùng còn “sốt ruột” khi thấy các hộ dân lân cận nuôi tôm có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. “Gần nhà tôi có nhiều người đào ao thả tôm. Chính quyền địa phương không cho, nhưng họ làm lén, làm đại tới đâu hay tới đó. Chứ trồng lúa không khá nổi”, ông Bảy Nhâm nói thêm.

Tiếp tục đọc “Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười”

Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non

VNE – Thứ sáu, 10/3/2023, 06:00 (GMT+7)

HÀ NỘI – Sắp phải đi làm sau 6 tháng nghỉ thai sản, Nhung, 31 tuổi, tìm chỗ gửi con, nhưng với đồng lương phụ bếp eo hẹp, gửi tư không thể, trường công không nhận.

Giữa những cánh cửa im lìm trong một dãy trọ cấp bốn ở thôn Nhuế, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội trưa 8/3, duy nhất cửa phòng của Vũ Thị Nhung mở, nơi cô đang cho con ăn bột. Bé Bơ, hơn 5 tháng tuổi, ăn loáng hết đĩa bột. Nết ăn, nết ngủ của con khiến Nhung bớt phần nào nỗi lo đi gửi trẻ những ngày sắp tới. Nhưng người mẹ quê Ba Vì, Hà Nội còn nhiều trăn trở khác.

Nhung là phụ bếp trong khu công nghiệp, lương 4,2 triệu đồng một tháng. Chồng cô là đầu bếp chính, tổng lương cả hai vợ chồng được hơn chục triệu. “Đi gửi trường tư có mà hết lương nhỉ?”, Nhung nhắc không dưới ba lần trong cuộc nói chuyện với phóng viên.

Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương
Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương

Tiếp tục đọc “Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non”

Người Mỹ không còn thích ăn cá tra Việt Nam?

Chí Nhân – 21/02/2023 07:54 GMT+7

TN – Mỹ, thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây và hiện đã rớt xuống hạng 3 sau Trung Quốc và EU.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Tất cả các thông số chính của xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 1.2023 đều ở mức âm sâu. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu giảm 76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với tháng trước.

Giảm 81% Mỹ xếp sau Trung Quốc và EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam - Ảnh 1.
Thị trường Mỹ giảm mạnh

Giá trị xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1 chỉ đạt 9,84 triệu USD, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước và 40% so với tháng trước. Giá trung bình xuất khẩu chỉ đạt 2,97 USD/kg, giảm 34% so với cùng kỳ 2022.

Tiếp tục đọc “Người Mỹ không còn thích ăn cá tra Việt Nam?”

Doanh nghiệp xoay xở kiếm đơn hàng

Mai Phương – Nguyên Nga

12/01/2023 06:35 GMT+7

Giảm nhân viên, giãn giờ làm khi đơn hàng sụt giảm vẫn đang là câu chuyện diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương trên cả nước khi bước sang năm mới.

Đơn hàng giảm hơn 50%

Lượng đơn hàng sản xuất tại Công ty giày Pousung VN (Đồng Nai) đã sụt giảm từ quý 4/2022 và kéo dài đến nay. Theo ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pousung, ước tính tỷ lệ giảm khoảng 30 – 35% so với trước. Tình hình này có thể kéo dài đến hết quý 1/2023 và kéo sang cả quý 2/2023. Tuy nhiên, với đặc thù là một doanh nghiệp (DN) lớn nên công ty vẫn sắp xếp đảm bảo hoạt động sản xuất cho công nhân như không tăng ca, cho nghỉ luân phiên một ngày trong tuần và không tuyển dụng thêm lao động mới. Tổng cộng đến hiện tại, công ty vẫn có 22.300 lao động, giảm khoảng 5% so với một năm trước. Dù vậy, tính chung cả năm 2022, công ty vẫn đạt kết quả cao hơn năm 2021, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên công nhân được nhận lương thưởng đón Tết Quý Mão tăng cao hơn 30%.

Dù vẫn còn khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp nỗ lực tìm ra phương hướng để duy trì sản xuất
ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiếp tục đọc “Doanh nghiệp xoay xở kiếm đơn hàng”

Mapped: Asia’s Biggest Sources of Electricity by Country

element.visualcapitalist.com

Mapped: Asia’s Biggest Sources of Electricity by Country

Mapped: Asia’s Biggest Sources of Electricity by Country

The International Energy Agency (IEA) predicts that Asia will account for half of the world’s electricity consumption by 2025, with one-third of global electricity being consumed in China.

To explore how this growing electricity demand is currently being met, the above graphic maps out Asia’s main sources of electricity by country, using data from the BP Statistical Review of World Energy and the IEA.

A Coal-Heavy Electricity Mix

Although clean energy has been picking up pace in Asia, coal currently makes up more than half of the continent’s electricity generation.

No Asian countries rely on wind, solar, or nuclear energy as their primary source of electricity, despite the combined share of these sources doubling over the last decade.

 % of total electricity mix, 2011% of total electricity mix, 2021 
Coal55%52% 
Natural Gas19%17%
Hydro12%14%
Nuclear5%5%
Wind1%4%
Solar0%4%
Oil6%2%
Biomass1%2%
Total Electricity Generated9,780 terawatt-hours15,370 terawatt-hours

The above comparison shows that the slight drops in the continent’s reliance on coal, natural gas, and oil in the last decade have been absorbed by wind, solar, and hydropower. The vast growth in total electricity generated, however, means that a lot more fossil fuels are being burned now (in absolute terms) than at the start of the last decade, despite their shares dropping.

Following coal, natural gas comes in second place as Asia’s most used electricity source, with most of this demand coming from the Middle East and Russia.

Zooming in: China’s Big Electricity Demand

Tiếp tục đọc “Mapped: Asia’s Biggest Sources of Electricity by Country”

Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài

  • 3 bài do admin (PTH) sưu tầm từ 3 nơi, không phải là 1 chuỗi bài của 1 tờ báo.
  • Admin đặt tiêu đề: “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài“.

***

NA – 07/03/2022

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại

Có một thời nghề đan lát ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã suy tàn. Vậy mà hiện nay nghề truyền thống ấy đã hồi sinh, không chỉ giúp bà con bản Diềm có thêm thu nhập, mà những sản phẩm từ mây tre đan đã vượt ra khỏi “luỹ tre làng”, vươn ra xuất ngoại.

Mây tre đan ra nước ngoài

Bản Diềm xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt – Lào. Nơi đây có hơn 153 hộ đồng bào dân tộc Thái và người Đan Lai sinh sống. Theo lời người dân trong bản, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng…và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh.

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại
Bà Hoa (áo xanh) – được xem là người tiên phong đưa sản phẩm bản Diềm ra nước ngoài

Tiếp tục đọc “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài”

Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL

HƯƠNG MAI  –  Thứ ba, 02/08/2022 17:54 (GMT+7)

laodong.vn

Sự khác nhau về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến việc người dân từ ĐBSCL di cư lên các đô thị và khu công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ.

Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL

Trong công bố báo cáo kinh tế thường niên năm 2022 về tình hình kinh tế ĐBSCL và những vấn đề quan trọng của vùng, ở phương diện xã hội, thách thức đầu tiên của ĐBSCL là thiếu việc làm ở nông thôn.

Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của ĐBSCL năm 2020 là 3,47%, cao thứ 2 toàn quốc, chỉ sau Tây Nguyên; tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn ĐBSCL cao gấp đôi so với khu vực thành thị (3,97% so với 1,87%).

Tiếp tục đọc “Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL”

Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – 2 kỳ

Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – Kỳ 1: Cỏ năn tượng có là giải pháp cho xung đột mặn ngọt?

Trung Chánh – Thứ Tư, 1/03/2023

LTS: Không gian phát triển sinh thái vùng ĐBSCL đã được thể hiện khá rõ trong quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch vùng ĐBSCL, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là cơ sở cho các địa phương tổ chức lại quy hoạch để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, bán đảo Cà Mau cùng với ĐBSCL đã có những thay đổi phù hợp, thích ứng có sự kiểm soát nhằm đã tạo ra những giá trị sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Từ kết quả thực tế cho thấy, vẫn cần có những cơ chế mang tính đặc thù và những ý tưởng sáng tạo, đột phá nhằm thúc đẩy nguồn lực đầu tư mang tính liên kết vùng, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và sinh kế lâu dài của người dân.

Kinh tế Sài Gòn OnlineCỏ năn tượng hay còn gọi là hến biển (có tên khoa học là Scirpus Littoralis Schrab) là hướng đi mới cho vùng Bán đảo Cà Mau. Loại cây này không chỉ “hoá giải” xung đột lợi ích mặn ngọt vốn diễn ra từ nhiều năm qua, mà còn hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế dựa vào lợi thế hiện có của cư dân địa phương.

Mô hình đưa cây Năn tượng xuống ruộng được triển khai đến huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trung Chánh

Tiếp tục đọc “Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – 2 kỳ”

Cảnh tượng chưa từng thấy ở Bệnh viện Chợ Rẫy

VNN Linh Giao – 25/02/2023   07:44

Tuyến bài: Bệnh viện lớn đồng loạt ‘kêu’ thiếu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện hạng đặc biệt chỉ còn 2 máy CT, nhiều thiết bị y tế hư hỏng không được sửa chữa, người bệnh phải sang viện khác chụp chiếu, y bác sĩ làm việc đến rạng sáng.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay bệnh viện thường xuyên trong trạng thái thiếu trang thiết bị y tế, thiết bị hư hỏng không sửa chữa được. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nguyên nhân là các thiết bị kỹ thuật cao không đủ 3 báo giá để phục vụ công tác đấu thầu, sửa chữa. 

Tiếp tục đọc “Cảnh tượng chưa từng thấy ở Bệnh viện Chợ Rẫy”