Tách rời Quyền Sở Hữu trong Thị Trường Năng Lượng: Khái Quát về các điểm tranh luận nảy lửa ở Châu Âu

English: Ownership Unbundling in Energy Markets. An Overview of a Heated Debate in Europe

*Bài báo dưới bàn luận về vấn đề tách rời quyền sở hữu, hay tách sở hữu độc quyền trong ngành năng lượng tại châu Âu, dược khởi sướng  từ đầu những năm 1990s cho đến những năm 2000s. Đây là một bước tiến giúp châu Âu có thị trường năng lượng tự do (liberal energy market) .

Tương tự, với Việt Nam, đây là một vấn đề phức tạp, và đã đến lúc đòi hỏi cần phải đầu tư cho các thảo thuận, nghiên cứu về phương tiện chính sách và hỗ trợ thực tiễn để tách rời quyền sở hữu trong thị trường năng lượng độc quyền nói chung và thị trường điện nói riêng. Đây là bước đưa Việt Nam đến một thị trường năng lượng minh bạch tự do và bền vững dưới sự quản lý tốt của nhà nước.

(Lời giới thiệu bởi T.S Đào Thu Hằng,)

Quá trình thúc đẩy tự do hóa thị trường điện thúc đẩy bởi Ủy ban châu Âu từ hai thập kỷ đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc tranh luận về quyền sở hữu và điều tiết cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng. Vấn đề trọng tâm của quá trình là loại bỏ các nhà vô địch quốc gia kết nối theo chiều dọc, tạo ra một thị trường sản xuất điện cạnh tranh và có các cơ quan quản lý mạnh và độc lập để giám sát các nhà độc quyền tự nhiên (natural monopolies) như các lưới điện cao áp. Ủy ban châu Âu, nói về cái gọi là gói thứ 3, nhìn nhận việc tách quyền sở hữu là yếu tố chính để hạn chế khả năng của các nhà sản xuất điện Châu Âu sử dụng quyền lực thị trường trong những tương tác kỹ thuật phức tạp giữa sản xuất, truyền tải và phân phối.

Cùng với nhau, các sắp xếp mới về quyền sở hữu, luật lệ đáng tin cậy về cơ sở hạ tầng (ERGEG +…) và một đơn vị giám sát thị trường có trình độ kỹ thuật cao (ACER…), là thành phần của gói biện pháp mới hiện đang được tranh luận giữa các bên có quyền lợi liên quan. Thị trường Điện 2008 của châu Âu sẽ là năm của “gói thứ ba”, gọi tắt trong nhiều báo cáo bằng thành phần chính của gói: Tách rời quyền sở hữu – Unbundling

“Unbundling – Tách rời”, một khái niệm kỹ thuật từ lúc đầu, đã đi vào từ vựng của công chúng rộng rãi hơn. Có vẻ là kỹ thuật, nhưng cuộc tranh luận trên thực tế là một tranh luận mang tính triết học cao. Đang được áp dụng và hiện thực hóa cho viễn thông và đường sắt, ngày nay Unbundling là đối tượng của các cuộc luận chiến quan trọng trong nội bộ châu Âu cho thị trường năng lượng. Sau khi trình bày tình trạng hiện tại của “dự án, cũng như các quyết định sẽ được thực hiện vào năm 2008 về cái gọi là ‘gói lập pháp thứ ba’ (xem thêm tại đây) “, các lập luận ủng hộ và phản đối sẽ là trọng tâm chính của bài báo này; một bài báo nỗ lực để tăng tính minh bạch, thay vì đưa ra quan điểm ủng hộ hoặc chống lại.
Tiếp tục đọc “Tách rời Quyền Sở Hữu trong Thị Trường Năng Lượng: Khái Quát về các điểm tranh luận nảy lửa ở Châu Âu”

Phục hồi sau Covid-19: Thiết kế cho một Thế Giới an toàn và kiên cường hơn

English: Designing the COVID-19 Recovery for a Safer and More Resilient World

Bài báo bình luận thực hiện bởi Viện Tài Nguyên Thế Giới – World Resources Institute (WRI), là một đối tác quản lý của Ủy ban toàn cầu về thích ứng – Global Commission on Adaptation.

Khi chúng ta phản ứng với thách thức chưa từng có do đại dịch hiện nay, Bộ Tài Chính của các quốc gia có thể đưa ra những ưu tiên cấp bách về kinh tế và xã hội trong khi giải quyết một rủi ro lớn khác trên toàn cầu – biến đổi khí hậu.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ không giống như trước sau cú sốc đại dịch Covid-19. Giữa lúc ca bệnh tật và tử vong lan rộng, cung và cầu hàng hóa giảm mạnh, thất nghiệp tăng vọt. Trong vài ngày hoặc vài tuần, các ngành công nghiệp như du lịch và lữ hành bị gián đoạn ở quy mô khó có thể nghĩ tới. Ngành bán lẻ bị biến đổi bởi dãn cách xã hội, và các công ty trên thế giới tăng cường đáng kể việc điều chỉnh làm việc từ xa. Sự mong manh và những lỗ hổng trong hệ thống y tế, hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống thông tin và mạng lưới an toàn xã hội đã bị phơi bày.
Tiếp tục đọc “Phục hồi sau Covid-19: Thiết kế cho một Thế Giới an toàn và kiên cường hơn”

Bài học cho tương lai thịnh vượng của Việt Nam

English: Learning lessons for Vietnam’s future prosperity

Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công kinh tế trong năm 2019 và đang mong đợi một mùa bội thu trong năm nay 2020. Raymond Mallon, cố vấn kinh tế cấp cao đến từ Chương trình cải cách kinh tế Úc – Việt, phân tích những thành tựu và thảo luận về hành động ưu tiên cần thiết cho Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong những thập kỷ tới.

Sự tăng trưởng của Việt Nam là 7% trong năm 2019 dẫn đầu là sự tăng trưởng trong ngành sản suất11,3%. Tổng sản lượng ngành công nghiệp tăng 8,9%, dịch vụ là 7,3% và nông nghiệp là 2%. Tăng trưởng đã đạt được ổn định trong kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát dưới 3% và dự trữ ngoại hối tăng. Tỷ lệ thương mại và đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong số cao nhất thế giới và tiếp tục tăng Tiếp tục đọc “Bài học cho tương lai thịnh vượng của Việt Nam”

Những sáng tạo thông minh tăng tốc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á

English: 7 smart innovations from Southeast Asia to speed up the energy transition

Từ bóng đèn mặt trời bằng chai cho đến lưới điện mặt trời quy mô nhỏ, báo Eco-Busiess khám phá những công nghệ sáng tạo ở Đông Nam Á mà có thể đem đến nguồn năng lượng sạch tương lai cho khu vực có nguy cơ tổn thương bởi biến đổi khí hậu

Đông Nam Á là khu vực đang phát triển rất nhanh trong giai đoạn đáng buồn của lịch sử nhân loại
Khi biến đổi khí hậu xảy ra không ngừng , khu vực Đông Nam Á với 641 triệu người cần phải vạch ra một con đường phát triển tách rời mô hình kinh tế quá khứ phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch trong khi nhiệt độ toàn cầu tương lai đang tăng lên khoảng 3 độ C với tốc độ phát thải hiện nay

Tiếp tục đọc “Những sáng tạo thông minh tăng tốc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á”