Tại sao nhà khoa học công nghệ và kỹ thuật cần học về nhân văn nghệ thuật: STEAM thay vì STEM

English: STEAM not STEM: Why scientists need arts training

Hệ thống giáo dục của chúng ta cần kết nối sinh viên với các vấn đề đạo đức và trách nhiệm trong khoa học và công nghệ. Chúng ta không nên coi các môn học đại cương nhân văn nghệ thuật (VD: các môn nhân văn, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa…) chỉ là để thử “mở rộng đầu óc” một cách hời hợt mà hơn thế, phải coi đó như là nội dung học tập cần thiết về đạo lý, các giá trị, các vấn đề đạo đức và trách nhiệm.

Vào năm 1959, nhà vật lý kiêm tiểu thuyết gia C.P.Snow đã giảng một bài giảng gây tranh cãi nổi tiểng ở đại học Cambridge. Ông mô tả một sự chia tách thành hai nhóm người thời hậu chiến — nhóm các nhà khoa học và nhóm theo đuổi các lĩnh vực nhân văn nghệ thuật nghệ thuật (VD: lịch sử, văn học, ngôn ngữ…).

Snow chỉ ra rằng sự chia tách này chỉ mới xuất hiện, trong đó, mỗi bên không ngừng chế giễu lẫn nhau: Nhóm khoa học gia đầy tự hào không thể trích nổi một câu của Shakespeare, còn nhóm nhân văn nghệ thuật thì lúng túng với định luật thứ hai của nhiệt động lực học. (về sự mất nhiệt và hỗn độn)

Hiện nay sự chia rẽ này trong các trường đại học dường như đã bám rễ sâu sắc hơn bao giờ hết. Và những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và nhân văn nghệ thuật đang phải đối diện với nhóm đối lập thứ ba trong xã hội: Nhóm chủ nghĩa dân túy[1], cùng với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với những nhà trí thức.
Tiếp tục đọc “Tại sao nhà khoa học công nghệ và kỹ thuật cần học về nhân văn nghệ thuật: STEAM thay vì STEM”

Nền kinh tế chia sẻ hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ

English:  The Sharing Economy Isn’t About Sharing at All

Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) đang được ca ngợi rộng rãi là ngành tăng trưởng chủ yếu, theo đánh giá của nhiều nơi, từ tạp chí Fortune đến tổng thống Obama. Ngành này đã làm thay đổi các ngành kinh doanh lâu đời như khách sạn và phương tiện đường bộ, bằng cách cho phép người dùng tiếp cận các nguồn lực này (nhà hay xe) theo cách thuận tiện và hiệu quả về chi phí, đồng thời không tạo ra gánh nặng về tài chính, xúc cảm và xã hội so với cách thức trực tiếp sở hữu. Tuy nhiên, nền kinh tế chia sẻ thật sự không có nghĩa là “chia sẻ”; mà có nghĩa là tiếp cận, nền kinh tế của sự tiếp cận những nguồn lực có sẵn.

Chia sẻ (tiếp cận) là một hành vi đã có từ lâu, và xuất hiện chủ yếu trong một số mảng nhất định của cuộc sống của chúng ta, ví dụ như trong một gia đình. Bằng cách chia sẻ và sử dụng chung không gian nhà ở, các thành viên trong gia đình tạo ra một nhận diện chung. Khi việc chia sẻ được diễn ra trên thị trường – nghĩa là khi một công ty làm trung gian giữa những người dùng không biết nhau – thì đó không còn là chia sẻ nữa. Hơn thế, người dùng đang trả tiền để tiếp cận được hàng hóa và dịch vụ của người khác trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một sự trao đổi mang tính chất kinh tế, và người dùng hành động vì lợi ích chứ không phải vì các giá trị xã hội. Tiếp tục đọc “Nền kinh tế chia sẻ hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ”

Diễn biến mới về bạo lực ở Đông Nam Á, dữ liệu từ địa phương

English: Local Data Sheds New Light on Violence in Southeast Asia

Tác giả Adrian Morel

Trong vài tháng vừa qua, một loạt các cuộc đánh bom phối hợp diễn ra tại Thái Lan nhiều ngày sau một cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp, vụ giết chóc đẫm máu ở Bang Rakhine của Myanmar, và các biểu tình bạo lực trong giai đoạn tiến đến bầu cử thị trưởng ở Jakarta, đã cho thấy dấu hiệu u ám về tình trạng bạo lực âm ỉ dưới vẻ ngoài tương đối ổn định và phát triển của Đông Nam Á.

Mindanao

Ảnh: Karl Grobl. Trong 20 năm qua, một nửa số quốc gia Đông Nam Á trải qua xung đột vũ trang giữa nhà nước với các nhóm nổi dậy vì vấn đề lãnh thổ.

Trong 20 năm qua, một nửa số quốc gia Đông Nam Á trải qua xung đột vũ trang giữa nhà nước với các nhóm nổi dậy vì vấn đề lãnh thổ. Ước tính có 131 triệu người sống trong các khu vực xung đột phải hứng chịu bất ổn, tỉ lệ tăng trưởng chậm và mức thu nhập thấp hơn mức trung bình quốc gia. Bên cạnh những cuộc nổi dậy có vũ trang, dễ thấy còn có những dạng bạo lực khác trong khu vực này như các cuộc bạo động địa phương, xung đột đất đai, tài nguyên, bạo lực bầu cử, tội phạm đô thị, và bạo lực giới tính. Tiếp tục đọc “Diễn biến mới về bạo lực ở Đông Nam Á, dữ liệu từ địa phương”

Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục

English: Motives unclear in Vietnamese companies’ new gig as educators

Bên cạnh việc được hưởng ưu đãi thuế, liệu chính trị có phải là yếu tố thúc đẩy hàng loạt công ty đua nhau mở trường học?

Ảnh: Khoảng 13.000 học sinh đang theo học tại các trường do tập đoàn bất động sản khổng lồ Vingroup mở.

Có nhiều đồn đoán về mục tiêu thật sự của các công ty lớn Việt Nam đang lấn sân kinh doanh giáo dục. Các công ty này vốn không hoạt động trong các ngành liên quan đến đào tạo hay giáo dục, vì thế, nhiều người cho rằng động cơ của các công ty khi kinh doanh giáo dục phải chăng có liên quan đến chính trị?

Khoảng 1 tá tòa tháp trắng nằm trong tổ hợp nhà ở Vinhomes Times City ở trung tâm Hà Nội là nơi tập trung của một khu thương mại, một sân chơi lớn và thậm chí cả một bệnh viện, cũng như một trường học Vinschool trải dài trên khuôn viên 2 héc ta đã đi vào hoạt động từ năm 2013. Ba trường học của thương hiệu Vinschool tại Hà Nội đã đón 13.000 học sinh vào học từ cấp mầm non tới trung học phổ thông. Tập đoàn Vingroup sẽ mở một trường nữa ở Thành phố Hồ Chí Minh và cũng đang đề xuất mở một trường cao đẳng y khoa quanh Hà Nội.
Tiếp tục đọc “Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục”

Phim: Trời và đất, Đạo diễn Oliver Stone

Trời và đất  là một bộ phim điện ảnh về số phận cuộc đời con người trong chiến tranh Việt Nam do Oliver Stone viết kịch bản và đạo diễn năm 1993. Các diễn viên chính bao gồm: Tommy Lee Jones, Haing S. Ngor, Joan Chen và Hiep Thi Le. Đây là bộ phim thứ ba và cũng là cuối cùng trong chùm ba phim Chiến tranh Việt Nam của Stone. Hai tập trước là Tiểu đội (năm 1996) và Sinh vào ngày 4/7 (1989).

Tiếp tục đọc “Phim: Trời và đất, Đạo diễn Oliver Stone”

Điểm phim: “Bước cùng tôi”, một lời mời từ Thích Nhất Hạnh

English: Review: ‘Walk With Me,’ an Invitation From Thich Nhat Hanh

Bước cùng tôi là một phim tư liệu dài 1h28 phút của đạo diễn Marc J. Francis và Max Pugh

Một cảnh trong phim “Bước cùng tôi” mô tả cộng đồng phật tử Thiền tông ở làng quê Pháp Ảnh: Speakit Productions Ltd/GathrFilms

Bộ phim tài liệu “Bước cùng tôi” đem đến một nốt lặng bình yên cho bất kỳ ai đang trĩu nặng tâm trí bởi cuộc sống hiện tại. Bộ phim làm thư giãn đầu óc và xoa dịu tâm hồn. Nội dung chậm rãi và hướng nội của bộ phim dường như là một ý tưởng không tồi dành cho những ai cảm thấy âu lo, mệt mỏi.

Đoạn xem thử

Tiếp tục đọc “Điểm phim: “Bước cùng tôi”, một lời mời từ Thích Nhất Hạnh”

Quan chức tham nhũng Việt Nam kiếm tiền từ gỗ buôn lậu ở Campuchia

English:  Corrupt Vietnam officials & Cambodia timber theft

Cơ quan Điều tra Môi trường Ngày 08/5/2017

Một báo cáo gần đây tiết lộ quan chức tham nhũng trong chính phủ và quân đội Việt Nam có dính líu đến việc buôn lậu gỗ bất hợp pháp khối lượng lớn từ Campuchia.

Những người này nhận hối lộ hàng triệu đô la từ những kẻ buôn lậu gỗ để hợp pháp hóa cho hàng trăm nghìn mét khối gỗ tròn chặt trộm từ Vườn quốc gia Campuchia được chuyển vào Việt Nam, môt nền kinh tế chuộng sử dụng gỗ.
Tiếp tục đọc “Quan chức tham nhũng Việt Nam kiếm tiền từ gỗ buôn lậu ở Campuchia”

5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch

English: 5 of the Fastest Growing Jobs in Clean Energy

Tìm được một công việc mới có thể rất khó. Một cách để tối đa hóa cơ hội của bạn là tìm kiếm các cơ hội trong ngành năng lượng sạch. Đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đổi mới nhất trong nền kinh tế.

Một báo cáo mới đây của Cơ quan năng lượng Mỹ (DOE) về các nghề nghiệp trong nền kinh tế cho biết có 6,4 triệu người Mỹ làm việc trong ngành năng lượng, với 300,000 công việc được tao ra mỗi năm. Một phần lớn trong số các công việc mới này thuộc về lĩnh vực năng lượng  hiệu quả và năng lượng tái tạo

Hãy cùng xem một số nghề phát triển nhanh nhất trong ngành này.

Kỹ thuật viên tua-bin gió – Wind Turbine Technician

Với 25,000 công việc tăng thêm trong năm ngoài, ngành điện gió Mỹ giờ có 102,000 lao động. Kỹ thuật viên tua-bin gió không chỉ là một trong những công việc phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch – nó còn là nghề phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Theo Cục thống kê lao động, nhân sự của nghề này tăng 108% đến năm 2024..

Xem một kỹ thuật viên điện gió đang làm việc!

Để tìm hiểu thêm về các cơ hội trong ngành điện gió, xin mời xem Bản đồ Nghề điện gió của DOE.

Nhân viên lắp pin năng lượng mặt trời – Solar Installer Tiếp tục đọc “5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch”

Sự thật cay đắng phía sau những bọc hành lý dán băng dính chuyển về Việt Nam

English: The bitter truth behind sticky-tape wrapped luggage headed for Vietnam

Nếu bạn bắt gặp những túi hành lý được dán băng dính chằng chịt trên băng chuyền tại sân bay, rất có khả năng các vali hành lý đó đang được chuyển về Việt Nam.

Kim Van, một bạn đọc của báo Tuổi trẻ, nhớ lại việc cô đã cố gắng bảo vệ hành lý của mình khỏi bị lục lọi bởi các nhân viên kiểm tra hành lý khi về Việt Nam như thế nào – một tiết lộ cho thấy người Việt Nam đã mất niềm tin vào dịch vụ ở sân bay. Tiếp tục đọc “Sự thật cay đắng phía sau những bọc hành lý dán băng dính chuyển về Việt Nam”

“Một vành đai, Một con đường:” Có gì trong đó cho ta?

English: “One Belt, One Road:” What’s in It For Us?

Ý kiến tại hội thảo của Viện nghiên cứu biển Trung Quốc

Cầu cao tốc Beipanjiang tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc (Ảnh: Glabb / trên trang Wikimedia Commons)

Alexander Đại đế là người được cho là đã tuyên bố: “người lo hậu cần là những kẻ không hề hài hước…họ hiểu rằng nếu chiến dịch của ta thất bại, chúng là những kẻ đầu tiên ta xử tử.” Alexander Đại đế là một trong những chiến lược gia đầu tiên hiểu được tầm quan trọng của việc kết nối và cũng là người đầu tiên chỉ ra rằng chẳng có gì đáng cười về điều này. Tốc độ và độ tin cậy của việc vận chuyển và các dạng liên lạc khác có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh tế cũng như đối với chiến tranh. Tiếp tục đọc ““Một vành đai, Một con đường:” Có gì trong đó cho ta?”

10 bài học về đế chế

English: 10 lessons on empire

Như tôi đề cập trước đây, tôi đã dùng phần lớn thời gian trong kỳ nghỉ của mình ở miền tây để đọc cuốn Sự suy thoái và sự đổ của Đế chế Anh, 1781-1997 của Breandon. Như bạn có thể mường tượng, tôi đã dành nhiều thời gian nghiền ngẫm về những điểm tương đồng và những bài học cho vị thế toàn cầu hiện tại của Mỹ, giống như một người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh nghiệm của La Mã (được ghi lại tài tình bởi Edward Gibbon). Giữa một chuỗi các sự kiện phức tạp, ngồn ngộn và đa dạng, người ta rất dễ hấp dẫn về bất kỳ “bài học” nào được rút ra. Lưu ý đến điều đó, tôi đã rút ra 10 bài học hàng đầu về đế chế từ cuốn sách của Brendon như dưới đây. Ngay cả khi bạn không đồng ý với tôi về những bài học này, bạn vẫn nên tìm đọc cuốn sách.

1. Không tồn tại kiểu đế chế “nhân đức”. Tiếp tục đọc “10 bài học về đế chế”

Cạnh tranh tầm nhìn (toàn cầu)

English: Competing Visions

Một cuộc đua địa kinh tế đang diễn ra để định hình tương lai Châu Á. Các cường quốc khu vực đang thúc đẩy các kế hoạch tham vọng về xây dựng các tuyến đường bộ, đường tàu, đường ống dẫn và các cơ sở hạ tầng cứng khác trên khắp khu vực. Dựa các nguồn tin chính thức, các chuyên gia CSIS đã xây dựng các bản đồ dưới đây để minh hoạ cho một số các tầm nhìn cạnh tranh này. Mỗi bản đồ tóm lược một cách chung nhất những ưu tiên chính về cơ sở hạ tầng của các nước lớn trong cuộc đua. Tổng thể, các bản đồ này cho thấy trước một cuộc cạnh tranh rộng khắp như chính khu vực này. Và khi cuộc cạnh tranh diễn ra, các bản đồ dưới đây sẽ được mở rộng và cập nhập.

chinas_vision_10212016

(Bản đồ tầm nhìn Trung Quốc-ảnh) Tiếp tục đọc “Cạnh tranh tầm nhìn (toàn cầu)”

Những lời thất hứa của cây trồng biến đổi gien GMO

English: Broken Promises of Genetically Modified Crops

Khoảng 20 năm trước, Mỹ và Canada bắt đầu đưa ra các loại cây trồng biến đổi gien trong nông nghiệp.

Châu Âu không sử dụng công nghệ này, tuy nhiên năng suất vẫn gia tăng và việc sử dụng thuốc trừ sâu vẫn giảm ở mức ngang bằng, thậm chí là ở mức lớn hơn so với Mỹ, nơi các cây trồng biến đổi gien được phát triển rộng rãi.

Cây trồng biến đổi gien (GMOs) được cho là sẽ gia tăng năng suất cây trồng

Canada và các nước Tây Âu trồng các loại cải (canola) khác nhau, nhưng nông dân Canada sử dụng hạt giống biến đổi gien trong khi nông dân châu Âu thì không. Dù vậy, xu hướng năng suất lâu dài của cả hai khu vực đều tăng.

screen-shot-2016-11-05-at-22-06-48

(biểu đồ) Tiếp tục đọc “Những lời thất hứa của cây trồng biến đổi gien GMO”

Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

English: Senators Call For Global Super Court To Be Renegotiated

Cuộc điều tra của BuzzFeed News về toà án giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và các quốc gia đã dấy lên lời kêu gọi đòi hỏi sự thay đổi ở Quốc hội Mỹ.

Chris Hamby Phóng viên của BuzzFeed News

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, Bernie Sanders và Elizabeth Warren, những người đang tìm cách giới hạn phạm vi của ISDS. BuzzFeed News; Getty

    Bài cùng chuỗi:
    1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
    1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
    2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
    2.1, 2.2, 2.3, 2.4
    3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
    3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5
    4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
    4.1, 4.2, 4.3, 4.4
     
    Bài liên hệ:
    – Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
    – Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.
    – Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

Viện dẫn cuộc điều tra của BuzzFeed News, một tá các thượng nghị sĩ đã thúc giục tổng thống Obama gỡ bỏ các điểm gây tranh cãi trong Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại lớn nhất mà chính quyền đang thúc đẩy Quốc hội thông qua trong những tháng tới. Tiếp tục đọc “Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu”

Cách mạng dưới lòng đất: vấn đề mai táng và chôn cất ở châu Á

English:  Underground revolution: Asia’s grave problem

Để giải quyết vấn đề thiếu đất, nhiều quốc gia châu Á đã khuyến khích “mai táng sinh thái” bao gồm quá trình hoả thiêu. Nhưng xét đến các tác động môi trường của việc hoả thiêu, lợi ích đạt được nhiều nhất có lẽ cũng chỉ là tạm thời

Các ngôi mộ lớn, công phu nhưu thế này ở Trung Quốc là một biểu tượng của lòng hiếu thảo và kính trọng tổ tiên, nhưng cái giá phải trả cho vấn đề môi trường là bao nhiêu? Tiếp tục đọc “Cách mạng dưới lòng đất: vấn đề mai táng và chôn cất ở châu Á”