English: 10 lessons on empire
Như tôi đề cập trước đây, tôi đã dùng phần lớn thời gian trong kỳ nghỉ của mình ở miền tây để đọc cuốn Sự suy thoái và sự đổ của Đế chế Anh, 1781-1997 của Breandon. Như bạn có thể mường tượng, tôi đã dành nhiều thời gian nghiền ngẫm về những điểm tương đồng và những bài học cho vị thế toàn cầu hiện tại của Mỹ, giống như một người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh nghiệm của La Mã (được ghi lại tài tình bởi Edward Gibbon). Giữa một chuỗi các sự kiện phức tạp, ngồn ngộn và đa dạng, người ta rất dễ hấp dẫn về bất kỳ “bài học” nào được rút ra. Lưu ý đến điều đó, tôi đã rút ra 10 bài học hàng đầu về đế chế từ cuốn sách của Brendon như dưới đây. Ngay cả khi bạn không đồng ý với tôi về những bài học này, bạn vẫn nên tìm đọc cuốn sách.
1. Không tồn tại kiểu đế chế “nhân đức”.
Trong lịch sử cổ điển của Roma cổ đại, Gibbon đã lưu ý rằng “Không có gì đi ngược lại bản chất và lẽ phải hơn việc bắt các quốc gia khác phải phục tùng, đối nghịch với mong muốn và lợi ích của họ”. Người Anh nghĩ đến đế chế như một biểu tượng tích cực cho chính họ cũng như thần dân của họ, mặc dù họ phải giết hàng nghìn người trong đế chế của mình để duy trì sự thống trị. Người Mỹ có lẽ cũng nên hiểu rằng: nếu anh duy trì lực lượng đóng quân ở khắp thế giới và cứ tiếp tục can thiệp vào nội chính của các nước khác, anh sau cùng sẽ không tránh khỏi cảnh đầu rơi máu chảy.
2. Tất cả các đế chế đều dựa vào tư tưởng tự bào chữa và những lời thuyết giáo khác xa với thực tế
Những người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh cứ mô tả lặp đi lặp lại vai trò của họ như là “trách nhiệm của người da trắng” và khăng khăng rằng sự thống trị của đế chế mang lại nhiều lợi ích cho thần dân của họ. (Đây là một câu chuyện cũ: Pháp tự xưng mình có nhiệm vụ khai hoá văn minh (mission civilizatrice), còn Liên xô tự cho là mình đang phân phát lợi ích của chủ nghĩa cộng sản. Còn hôm nay, người Mỹ nói rằng chúng ta đang đem lại độc lập, tự do cho mọi người). Ghi chép của Brendon mô tả nhiều lợi ích khác nhau của sự thống trị đế quốc, nhưng cũng nhấn mạnh sự đứt gãy xã hội sâu sắc mà các sự thống trị đó gây ra ở các nước Ấn Độ, Châu Phi và nhiều nơi khác. Hơn nữa, bởi vì sự thống trị của đế chế Anh thường dựa vào chiến lược “chia để trị”, điều đó dẫn đến các thuộc địa của Anh thường bị phân chia sâu sắc và không sẵn sàng cho độc lập. Nhưng đó không phải là những gì mà công chúng Anh được nói cho biết ở thời điểm đó.
3. Các đế chế thành công cần có “sức mạnh cứng” dồi dào
Mặc dù người Anh rất lo tiếng tăm và uy tín của mình (những điều mà bây giờ có thể gọi là “sức mạnh mềm” của họ) bị suy giảm, nhưng điều thật sự giết chết đế chế này chính là do vị thế kinh tế suy giảm của nó. Một khi người Anh không còn là cường quốc công nghiệp và kinh tế lớn của thế giới, thời kỳ quyền lực của đế chế này sẽ không còn kéo dài lâu nữa. Anh đơn giản là không thể duy trì đội tàu, nhân lực, đội máy bay và đòn bẩy kinh tế cần thiết để cai trị hàng triệu người bên ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới còn có các siêu cường tham lam khác cũng săn mồi. Đâu là bài học rút ra cho người Mỹ? Đó là duy trì một nền kinh tế năng suất và mạnh mẽ tại nước mình quan trọng hơn rất nhiều việc lãng phí hàng tỉ đô la cố gắng quyết định vận mệnh chính trị của những quốc gia xa xôi ngàn dặm. Các điều kiện bên ngoài có thể tác động đến quyền lực của Mỹ, nhưng những yếu tố bên trong thì tạo ra quyền lực đó.
4. Khi các đế chế suy tàn, họ trở nên giàu có hơn, và họ bị ám ảnh bởi vinh quang.
Mô tả của Brendon về cuộc trưng bày về Đế chế Anh tại Wembley vào năm 1924-1925 có chút ít vừa khôi hài, vừa ngọt ngào lẫn cay đắng. Trong khi những rạn nứt bên ngoài của chủ nghĩa đế quốc ngày càng thấy rõ, Anh đã tổ chức một buổi trưng bày tốn kém nhằm liên kết các thuộc địa của mình lại với nhau và làm nổi bật hào quang vẫn còn tiếp diễn của mình. Bài học: Khi bạn nghe thấy các nhà chính trị Mỹ ca ngợi vai trò thế giới lịch sử của Mỹ, hãy bắt đầu lo lắng.
5. Các đế chế lớn không đồng nhất.
Đế chế Anh không phải là một thực thể đồng nhất, những mảnh, phần khác nhau được dành lấy ở những thời điểm khác nhau, theo những cách khác nhau, và mối liên hệ giữa Luân Đôn với các thành phần khác đó không hề đồng nhất. Có thể nói điều tương tự đối với “đế chế” toàn cầu ít chính thức hơn của Mỹ: mối quan hệ của Mỹ với NATO khác hơn so với liên minh với Nhật Bản, hay với các quốc gia khách hàng ở Trung Đông, hay các căn cứ ở Diego Garcie hay Guantanamo. Một đế chế không phải chỉ gồm một thứ duy nhất.
6. Khi xây dựng một đế chế, khó để biết nơi nào là điểm dừng.
Sự mở rộng của đế chế Anh sau năm 1781 cho thấy rất khó để có thể đánh giá một cách thích hợp các lợi ích và chi phí chiến lược. Ví dụ, một khi đã đạt được cam kết với Ấn Độ thì Anh rất dễ đạt được thêm các cam kết với Ai cập, Yemen, Kenya, Nam Phi, Afghanistan, Myanma và Singapore. Điều này một phần là vì những người xây dựng đế chế tham vọng như Cecil Rhodes liên tục thúc đẩy những chế độ cai trị mới, nhưng cũng bởi vì mỗi bước đi thêm có thể được lý giải bởi nhu cầu bảo vệ bước đi cuối. Lịch sử được mô tả là “điều tồi tệ sau một điều tồi tệ khác”, và quá trình bành trướng đế quốc cũng diễn như vậy.
7. Phải cần đến rất nhiều người không có năng lực điều hành một đế chế.
Một chủ đề tái lặp đi lặp lại trong sách của Brendon là mức độ đáng kể của sự thiếu năng lực và ngu dốt trong việc điều hành đế chế Anh. Mặc dù có những cá nhân rất có năng lực tham gia điều hành, nhưng những nỗ lực cai trị thuộc địa của Anh dường như đã thu hút một lượng ngang bằng hoặc nhiều hơn những kẻ ngạo mạn, tham nhũng và tên hề phân biệt chủng tộc. So với Anh, sự cẩu thả trong việc xâm chiếm I-rắc của Mỹ có vẻ cũng tương tự.
8. Các siêu quyền lực bảo vệ những lợi ích thấy được bằng mọi cách có thể.
Các quốc gia siêu quyền lực thích phác hoạ mình là những xã hội “văn minh” với tiêu chuẩn đạo đức và luân lý vượt trội, nhưng những người theo chủ nghĩa duy thực thì hiểu rõ. Giống như các đế chế khác, Anh sử dụng sự vượt trội về công nghệ không giới hạn của mình, dù dưới dạng sức mạnh hải quân, súng đại liên Maxim, phi cơ, chất nổ có sức công phá mạnh hay khí độc…, cùng với sự quan tâm ít ỏi đến các tác động của những công nghệ tối tân này cho các mục tiêu “chưa văn minh” của mình. Hôm nay, nước Mỹ sử dụng Thần chết và Thú ăn mồi và bom thông minh. Chẳng có gì thay đổi cả.
9. Chủ nghĩ quốc gia và các dạng khác của bản sắc riêng vẫn là rào cản lớn đối với sự thống trị của đế chế trong dài hạn.
Đế chế được cho là “cởi mở” của Anh chứa đựng một mâu thuẫn sâu sắc: một xã hội nhấn mạnh tự do cá nhân không thể duy trì toàn xã hội trong sự câu thúc và chối bỏ sự độc lập của các cá thể. Một khi chủ nghĩa quốc gia bắt rễ tại các thuộc địa (được pha trộn với các chủng tộc và/hoặc bản sắc tín ngưỡng khác), kháng lực đối với sự thống trị của đế chế sẽ tăng lên nhanh chóng. Giống như Mỹ hiện nay đang ngó nghiêng I-rắc và Trung Đông, hầu hết mọi người không thích phải tuân thủ những người ngoại quốc vũ trang đầy đủ, ngay cả khi những người ngoại quốc này tiếp tục nói rằng vũ khí của họ là nhân đức.
10. “Thanh thế đế chế” vừa là tài sản vừa là cái bẫy.
Các lãnh đạo Anh thường xuyên phiền muộn về việc hình tượng siêu việt của mình có thể bị xói mòn, lo sợ rằng một hay hai sa sút có thể khiến các thần dân của họ nổi dậy hoặc thúc đẩy các siêu cường khác chiếm đoạt những gì thuộc về Anh. Kết quả là, người Anh phải tự chiến đấu để bảo vệ những gì thuộc về mình, nhằm duy trì địa vị của mình ở các nơi mà họ tin rằng quan trọng. Trớ trêu là việc không chấm dứt sớm các ràng buộc trải rộng khắp nơi để tập trung nguồn lực cho các lợi ích quan trọng hơn có thể đẩy nhanh sự suy thoái của đế chế Anh.
Chắc chắn là còn có nhiều bài học khác mà ai cũng có thể rút ra từ cuốn sách của Brendon, và những luận bàn lịch sử khác chắc chắn sẽ đưa ra những bài học có thể phần nào khác với những gì đề cập ở đây. Tôi không muốn cường điệu sự tương đồng giữa Anh và Mỹ, nếu chỉ vì đế chế Mỹ nhìn chung là khá đặc biệt và không bao gồm một mạng lưới các thuộc địa chính thức. Tuy nhiên, vẫn còn một bài học cuối cùng có thể rút ra từ công trình tuyệt vời của Brendan là: cuộc sống vẫn tiếp diễn sau Đế chế. Nước Anh có thể đã trôi qua mất những vinh quang của thời hoàng kim đế chế, nhưng trình độ giáo dục, y tế, mức tuổi thọ, GDP đầu người, v..v.. tất cả đều cao hơn thời kỳ Victoria. Những người bảo vệ cho đế chế đã dự đoán được những điều bi quan, thất vọng nếu đế chế tan biến hết – và đã hy sinh nhiều người để ngăn chặn điều đó khỏi diễn ra – nhưng cuối cùng sự kết thúc của đế chế không tạo ra thảm hoạ trong nước như nhiều người từng lo sợ. Anh quốc vẫn duy trì ảnh hưởng của mình đối với các sự vụ của thế giới, nếu có bất kỳ điều gì ảnh hưởng hơn tầm quan trọng của mình, và nước Anh lúc này an toàn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử hiện đại. Đối với những người trong số chúng ta cho rằng Mỹ không nên trở thành một đế chế, đây là một suy nghĩ trấn an.
Geoff Caddick/AFP/Getty Image